Ặt đhị thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang, a noo A Lăng Đợi tr’haanh bhlầng nắc ma nuyh choom bhrợ têng lâng năl bấc rau. Tu a noo cắh muy choom t’taanh, k’cooch, bhrợ têng tr’cọ x’nưl nắc dzợ muy cha nắc năl ghit đăh tân tung. Zập đoo bhiệc bhan âng vel đong, a noo Đợi zêng ting pa căh mặt, pachoom apêê lơơng ra văng zập rau cơnh: ra văng coih, g’hêl, n’dzăl đoọng ha pêê pân juíh… Cơnh lâng đăh k’cooch, a noo Đợi ta luôn pa ghit đhị chơih pay n’loong, cơnh cooch boọc tước pr’họom pa chăm pa liêm… Lâng bh’rợ t’taanh, a noo pa ghit tước bh’nơơn cram cr’đe, c’rêê, cr’chăl trâm coh đác, hấc oih đoọng bhrợ t’vaih a chuuy, zong đoọng đươi dua. A noo A Lăng Đợi xay moon, tu chăp kiêng văn hoá acoon coh nắc tợơ dzợ p’niên a noo ơy ting apêê t’cooh đhị vel mơ chu bhrợ pa dưr đong, bhrợ gươl: “A cu choom bhrợ cung vêy bấc rau pr’đươi âng ma nuyh Cơ Tu, đươi tợơ apêê t’cooh ta ha pa choom đoọng. Lêy apêê t’cooh bhrợ ping, bhrợ Gươl, choh đong nắc đay cung ting pâh bhrợ n’đhơ căh ơy choom. A đay kiêng nắc lêy bhrợ cơnh apêê. A cu cung pa chắp tước cr’chăl apêê lâh t’ha lâh ting a bhô dang nắc ngai pa tệêt bhrợ? Tu cơnh đếêc, c’la cu lêy zư pa dưr lalăm.”
Ha dợ a moo A Lăng Thị Phương, k’điêl a noo Đợi bơơn năl nắc ma nuyh vêy tr’pang têy g’lăng z’hai đăh taanh din Cơ Tu cơnh xoọc đâu. A moó Phương choom taanh a din Cơ Tu tợơ ca căn đoo pa choom đoọng. A moÓ Phương đoọng năl, a moó ma nuyh ma nuyh Cơ Tu dal ặt đhị vel A Rầng 1, chr’val A Xan, chr’hoong Tây Giang. Cung tu ch’ngai tợơ zr’lụ vêy tr’mông tr’méh liêm t’mêê, nắc tr’mông tr’méh âng a moó Phương lâng đhanuôr zr’lụ k’noong k’tiếc đhj A Xan xoọc đếêc nắc ma bhrợ têng. Cơnh lâng j’niêng pân jưih Cơ Tu nắc choom panh bơơn a đhăh dzăm tợơ crâng, choom choh bhrợ đong, t’taanh, k’cooch… ha dợ pân đil nắc zay bh’rợ coh đong, choom I’ih, t’taanh a din, k’rang lêy tr’mông tr’meh coh pr’loọng đong nắc ơy vaih tợơ bấc lang a hay. Đươi tợơ đếêc, bêl chô ooy a noo Đợi ặt đhị vel Gừng, thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang ặt mông, a moó nắc vêy m’bứi c’năl đăh k’rang lêy tr’mông tr’meh pr’loọng đong. Pa bhlầng nắc bh’rợ taanh a din âng a moó Phương vêy bấc ngai năl tước lâng zước câl. Đươi vêy choom bhrợ nắc a moó vêy apêê t’đang tước pa choom đoọng ha lang p’niên Cơ Tu đhị vel đong. K’nặ lâh muy zệt c’moo đâu, a moó Phương lâng bh’rợ nắc cô giáo dzoọng pa choom ha pêê đăh taanh a din Cơ Tu đoọng ha bấc lang p’niên. “Taanh a din căh vêy lớp n’đoo pa choom đoọng ha cu. Bh’rợ nâu nắc cơnh apêê moon “a mế pa choom đoọng a coon”. Lêy apêê t’cooh taanh ih nắc ađay ting pa choom, ha dợ căh ngai bhrợ lớp pa choom đoọng cơnh xoọc đâu. A cu kêy lang p’niên xoọc đâu cung vêy ngai kiêng ting pa choom taanh bhrợ. A cu kiêng bhlầng pa choom đoọng hapêê lang p’niên, tu pa choom apêê ơy zăng t’cooh nắc căh mơ đanh apêê căh dzợ lêy ghit, lang p’niên nắc a pêê choom pa tệêt pa dưr.”
A moó Nguyễn Thị Lan ặt đhị vel Tà Lang, chr’val Hòa Bắc, chr’hoong Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, muy coh pazêng ma nuyh pr’đoọng bhlầng bơơn amoó Phương pa choom đoọng taanh a din Cơ Tu, a đoo moon cơnh đâu: “Xọoc tợơp,a zi căh ngai vêy choom taanh adin nâu, tu a pêê a dích, a mế căh ngai vêy choom taanh. Tu cơnh đếêc, a zi k’er bhlầng a ngăh Phương, a đoo ơy tợơ Đông Giang xiêr ooy đâu đoọng pa choom ha zi.A đoo pa choom liêm ta nih, pa choom đoọng ha 2 vel Cơ Tu ặt đhị Tà Lang, Giàn Bí đhị cr’chăl a hay.”
Bấc c’moo hay, díc điêl a noo A Lăng Đợi lâng A Lăng Thị Phương bơơn UBND chr’hoong Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng tin đươi pa đớp đoọng bhiệc pa choom văn hoá ty đanh âng ma nuyh Cơ Tu đoọng ha lang p’niên Cơ Tu đhị vel đong. Ting cơnh t’cooh Đỗ Thanh Tân, Trưởng phòng Phòng Văn hóa- Thông tin chr’hoong Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, díc điêl a noo Đợi, a moó Phương nắc pazêng ma nuyh lứch loom lâng bh’rợ zư lêy, pa dưr apêê chr’năp văn hoá ty đanh âng acoon coh đay. “Bêl chr’hoong Hoà Vang bhrợ têng lâng pa dưr cớ chr’năp văn hoá Cơ Tu nắc díc điêl a noo A Lăng Đợi lâng a moó Phương zúp zooi đoọng ha Phòng Văn hóa đăh tân tung d dặ, cooch boọc pa chăm đhị Gươl. Ha dợ a moó A Lăng Phương nắc muy cha nắc choom t’taanh. A moo Phương zooi đoọng ha chr’hoong Hoà Vang coh bhiệc bhrợ pa dưr cớ bh’rợ taanh a din Cơ Tu.”
K’nặ k’zệt c’moo đâu, díc điêl a noo A Lăng Đợi lâng A Lăng Thị Phương pa bhrợ đhị zr’lụ du lịch sinh thái Suối Hoa ặt đhị vel Phú Túc, chr’val Hòa Phú, chr’hoong Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng xăl đoọng ha bhiệc tal ha rêê. Bh’rợ âng a noo a moó bhrợ nắc pa tệêt lâng pazêng t’la a din, pa zêng j’ngâr ơy cooch boọc, x’nưl chiing, goong, tân tung da dặ… âng ma nuyh Cơ Tu bhrợ têng đoọng ha t’mooi chếêc lêy năl. Nâu đoo nắc rau bhui har bhlầng, tu bh’rợ nâu căh muy choom tệêm ngăn pr’ặt tr’mông âng pr’loọng đong nắc dzợ bh’rợ đoọng díc điêl a noo zư lêy cớ lâng pa dưr chr’năp văn hoá ty đanh đoọng ha lang p’niên Cơ Tu./.
Đôi vợ chồng Cơ Tu đam mê văn hóa truyền thống
Kim Cương
Vợ chồng anh A Lăng Đợi và chị A Lăng Thị Phương ở thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam được nhiều người biết đến và yêu quý vì có nhiều đóng góp trong việc phục dựng, bảo tồn và gìn giữ văn hóa của người Cơ Tu. Nhiều người ví von vợ chồng anh Đợi, chị Phương là “kho tàng sống” của người Cơ Tu, bởi sự hiểu biết sâu rộng trong nhiều lĩnh vực.
Ở thị trấn Prao, huyện Đông Giang, anh A Lăng Đợi nổi tiếng là người đa tài. Bởi, anh không chỉ giỏi đan lát, điêu khắc, chế tác và chơi nhạc cụ, mà còn là một người có hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực trình diễn múa Tân tung. Hầu như lễ hội truyền thống nào của địa phương, anh Đợi cũng là người chỉ đạo cách múa, sắp xếp đội hình hay vẽ trang trí gươm giáo, tư vấn trang phục.... Hay ở lĩnh vực điêu khắc, anh Đợi luôn cẩn trọng trong việc chọn lựa chất lượng gỗ, kỹ thuật đục đẽo đến màu sắc trang trí.... Với nghề đan lát, anh chú ý từng chi tiết từ chất liệu mây tre, thời gian ngâm, xông khói để tạo ra những chiếc giỏ, chiếc gùi tinh xảo nhất cho người sử dụng. Anh A Lăng Đợi chia sẻ, vì yêu văn hóa dân tộc nên từ nhỏ anh đã theo các cụ bô lão trong làng mỗi khi dựng nhà, làm gươl: “Tôi biết làm nhiều thứ của người Cơ Tu cũng nhờ học tập từ các cụ bô lão, thế hệ cha ông lớp trước. Thấy các cụ làm nhà mồ, làm Gươl, dựng nhà, mình cũng đi làm cùng mặc dù chưa biết làm. Nhưng mình đã thích rồi thì bắt chước làm theo. Mình cũng suy nghĩ, sau này các cụ già “khuất núi” ai sẽ là người làm tiếp đây ? Chính vì thế, bản thân mình cứ cố gắng giữ gìn trước đã.”
Còn chị A Lăng Thị Phương, vợ anh Đợi lại được biết đến là “đôi tay vàng” trong làng dệt thổ cẩm truyền thống Cơ Tu hiện nay. Chị Phương bén duyên với nghề dệt thổ cẩm truyền thống Cơ Tu không phải là sự “ngẫu nhiên”, mà được truyền dạy một cách bài bản từ bà và mẹ. Chị Phương cho hay, chị vốn là người Cơ Tu vùng cao ở tận thôn Arần 1, xã biên giới A Xan, huyện Tây Giang. Cũng vì cách xa nhịp sống hiện đại, cuộc sống của chị Phương và bà con vùng biên giới A Xan lúc bấy giờ đều phải tự “gây dựng” mà nên. Quan niệm đàn ông Cơ Tu phải biết làm những việc lớn như săn bắn, dựng nhà, đan lát, rèn đúc..... phụ nữ phải giỏi bếp núc, thêu thùa, chăm sóc tổ ấm được “định hình” qua nhiều thế hệ. Nhờ đó, khi kết hôn với anh A Lăng Đợi, rồi theo chồng về thôn Gừng, thị trấn Prao, huyện Đông Giang sinh sống, chị đã chút kiến thức trong việc chăm sóc “tổ ấm”. Nhất là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của chị Phương được nhiều người biết đến và tìm đặt mua. Tiếng lành đồn xa, chị còn được mời dạy nghề cho các bạn trẻ từ các dự án phục dựng nghề truyền thống của người Cơ Tu ở địa phương. Thấm thoát đã hơn chục năm, chị Phương đứng lớp với vai trò là cô giáo chỉ dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống Cơ Tu cho nhiều lớp trẻ. “Nghề dệt thổ cẩm này không có lớp dạy mình cả. Đây là nghề học theo kiểu người ta hay nói là “cha truyền con nối” thôi. Nhìn người già họ làm thì bắt chước làm theo thôi chứ cũng chẳng có ai dậy. Tụi trẻ bây chừ cũng thích bắt chước học theo lắm. Nhất là tụi nhỏ nhỏ mới lớn ấy, mình cũng thích dạy thế hệ trẻ vì chúng là tương lai sau này. Bởi vì nếu dạy người lớn tuổi quá thì chỉ vài năm sau mắt đã mờ, tay đã run, không làm được nữa. Bởi thế, dạy cho bọn trẻ con là thích nhất.”
Chị Nguyễn Thị Lan ở thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, một trong những người may mắn được chị Phương dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống Cơ Tu cảm nhận: “Ngay từ đầu, bọn em cũng chưa biết học dệt thổ cẩm này ở đâu cả, bởi ông bà mình cũng không biết dệt. Bởi thế, tụi em rất là thương cô Phương khi cô đi từ Đông Giang xuống đây dạy dệt cho tụi em. Cô rất là nhiệt tình, tận tụy với công việc dạy bà con 2 thôn Cơ Tu ở Tà Lang, Giàn Bí trong thời gian qua.”
Nhiều năm nay, vợ chồng anh A Lăng Đợi và A Lăng Thị Phương được UBND huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng tin tưởng giao cho việc truyền dạy văn hóa truyền thống của người Cơ Tu cho lớp trẻ Cơ Tu trên địa bàn. Theo ông Đỗ Thanh Tân, Trưởng phòng Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, vợ chồng anh Đợi, chị Phương là những người có đam mê, nhiệt huyết trong việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống. “Khi huyện Hòa Vang tổ chức và phục dựng lại văn hóa Cơ Tu thì vợ chồng anh A Lăng Đợi và chị Phương giúp cho Phòng Văn hóa về trình diễn cồng chiêng, phục dựng nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ, trang trí nhà Gươl. Còn chị A Lăng Phương là một nghệ nhân dệt thổ cẩm truyền thống. Chị Phương giúp cho Hòa Vang trong việc phục dựng lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống Cơ Tu.”
Gần chục năm nay, vợ chồng anh A Lăng Đợi và A Lăng Thị Phương làm việc tại Khu du lịch sinh thái Suối Hoa ở thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng thay cho việc phát nương làm rẫy. Công việc anh chị đảm nhận cũng gắn liền với những tấm vải thổ cẩm, những bức tượng điêu khắc, tiếng chiêng, tiếng trống.... của người Cơ Tu phục vụ du khách. Đây chính là niềm vui lớn nhất, bởi công việc không chỉ đảm bảo đời sống tốt cho gia đình mà còn là cơ hội để vợ chồng anh chị tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và truyền lửa văn hóa truyền thống cho các bạn trẻ Cơ Tu./.
Viết bình luận