Đoọng zêl cha’groong cr’ay a ngặt liêm choom
Thứ tư, 00:00, 08/08/2018
Xoọc đâu cr’ay a ngặt xoọc dưr váih bấc k’rơ đhị 2, 3 vel đông tu bh’rợ zêl cha’groong cắh liêm choom. cơnh đêếc, nắc lêy vêy đợ c’lâng bh’rợ zêl cha’groong liêm gít đoọng pr’lúh cr’ay doọ choom dưr váih bấc k’rơ đoọng zư lêy c’rơ tr’mung ha đhanuôr.



Bhiệc trơơi boọ âng cr’ay a ngặt

Choom moon cr’ay a ngặt nắc cr’ay trơơi boọ ting c’lâng pr’hơơm tu crêê hít zâp hạt khí cóh không khí vêy váih vi khuẩn lao. Zâp hạt khí dung vêy váih vi khuẩn a ngặt dưr váih bêl manứih crêê k’ay a ngặt xoóh ooy cr’chăl k’oóh, cr’hạc, chéh pa’glúh cóh ngoai, hạt khí dung nâu nắc dưr păr ooy không khí k’dâng mơ 2, 3 tiếng tước 24 tiếng. đhị lalua lêy, đhr’năng trơơi boọ vêy xiêr xang bêl manứh k’ay ta zư padứah ooy cr’chăl 2-4 tuần, tu cơnh đâu, bhiệc bơơn lêy lâng zư padứah đấh cr’ay a ngặt nắc bhrợ pa’xiêr râu trơơi boọ cóh apêê lơơng.

Đhr’năng lêy váih tơợ nhiễm a ngặt moót cr’ay k’hươn lâng bhiệc trơơi boọ

Ting cơnh zâp đông khoa học, đhr’năng manứih váih tơợ boọ k’hươn tước váih cr’ay a ngặt bấc k’dâng 10% ooy tất lang cóh apêê k’rơ vêy hệ thống miễn dịch boọ váih k’hươn tơợ bêl k’tứi nắc váih k’ay a ngặt. Lâng đợ apêê miễn dịch cơnh manứih HIV nắc đhr’năng lêy xăl tơợ boọ a ngặt tước k’ay a ngặt bấc lấh lâng k’dâng 10% zâp c’moo.

Râu trơơi boọ âng cr’ay a ngặt vêy mưy râu crêê tước cơnh: râu k’rong pazưm âng zâp hạt khí dung cóh không khí nắc pác bhrợ bấc cơnh tu vi khuẩn tơợ bhiệc k’oóh chéh ooy ngoai lâng râu thông khía đhị zr’lụ boọ váih, cr’chăl lêy crêê zâp hạt khí dung vi khuẩn a ngặt, crêê zâp đhị hạt khí dung váih vi khuẩn k’hươn, hệ thống miễn dịch xiêr đhị apêê boọ váih HIV, crêê cr’ay đhọ tháo đường lâng apêê oom oóch... Lâng đợ apêê ôộm hót đhạ, búah bia vêy đhr’năng bhrợ boọ váih a ngặt lâng cr’ay a ngặt bấc lấh. Lấh mơ, zâp râu cắh liêm crêê môi trường cung bhrợ cắh liêm crêê tước bhiệc thông khí căh liêm zâp, không khí lướt glúh váih zấp hạt khí dung đơơng vi khuẩn lao.

Zâp c’lâng bh’rợ zêl cha’groong a ngặt

Zêl cha’groong a ngặt kiêng vêy liêm choom nắc lêy đươi bhrợ zâp bh’rợ liêm gít đoọng pa xiêr đhr’năng boọ váih vi khuẩn a ngặt lâng pa’xiêr đha’năng váih tơợ bhiệc boọ a ngặt váih cr’ay a ngặt. Pa’xiêr đhr’năng vi khuẩn a ngặt bơơn bhrợ têng lâng bhiệc cơnh lêy cha’mêết boọ khuẩn a ngặt, lêy cha’mêết paliêm vệ sinh môi trường, pa’xiêr bhiệc lêy pa’đăn lâng đhị choom trơơi boọ lâng bhiệc lêy ắt lalay, oó pa đăn...

Pa’xiêr đhr’năng váih tơợ trơơi boọ ha dợ k’ay a ngặt lêy bhrợ lâng bhiệc tiêm vắc xin BCG lâng zư padứah a ngặt liêm choom. lêy p’gít bhrợ têng 2 c’lâng bh’rợ nâu đoọng liêm choom:

Tiêm vắc xin BCG âng xa’nay bh’rợ tiêm chủng bhrợ t’bhứah c’lâng bh’rợ đoọng lêy zúp a’chặc a’rang đoọng vaíh râu miễn dịch zêl cha’groong cr’ay a ngặt bêl boọ váih k’hươn.

Zư padứah k’hươn nắc lêy bhrợ têng lâng zâp apêê ga rựa boọ váih HIV nắc bơơn ra’lọc doọ crêê cr’ay a ngặt, p’niên dứp 5 c’moo lâng p’niên tơợ 0-14 c’moo boọ váih HIV ắt mamung lâng apêê k’ay a ngặt.

Zêl cha’groong trơơi boọ k’hươn ooy pr’loọng đông

Đhị pr’loọng đông, đoọng zêl cha’groong trơơi boọ manứih k’ay nắc lêy zư padứah ting crêê c’lâng moon pa choom âng bác sĩ đoọng liêm choom zư padứah, doọ váih đhr’năng trơơi boọ, lấh mơ nắc bêl xoọc k’oóh glúh vi khuẩn, vêy xét nghiệm đh’mâl dương tính. Oó đoọng trơơi boọ a ngặt đoọng ha pêê lơơng lâng bhiệc lêy gloọp g’loọp boọp cắh cậ lêy đươi khăn đoọng g’đêl boọp bêl prá xay lâng apêê lơơng, bêl chéh, k’oóh lêy oó chấc c’chóh đhơ đhị vêy, lêy rau pa lêim têy lâng xà phòng ta luôn, têêm ngăn vệ sinh môi trường đhị ắt cơnh thông khí đắh p’loọng moót, vêy boọng đoọng choom đhí moót lâng vêy tr’ang p’răng lêy moót, taluôn lêy púah pa goóh đợ pr’đươi pr’dua buôn đươi, a’lợ, đhr’nuum, màn... âng manứih k’ay.

Bhiệc lêy k’rang

Lâng zâp râu k’ay, lấh mơ nắc zâp cr’ay trơơi boọ cơnh cr’ay a ngặt nắc lêy zêl cha’groong chr’nắp lấh mơ zư padứah. Tu cơnh đâu, zâp ngai đhanuôr nắc lêy padưr dal c’năl bh’rợ năl liêm gít ooy zâp râu cr’ay. Lâng zâp cr’ay trơơi boọ âng a ngặt nắc đhr’năng boọ váih tơợ a ngặt bấc bhlâng, nắc zâp c’lâng bh’rợ zêl cha’groong nâu ơy bơơn xay moon cóh ping, bhiệc zêl cha’groong liêm choom hay cắh nắc lêy ooy bhiệc bhrợ têng crêê liêm âng hêê. Lêy p’gít bhiệc zêl cha’groong a ngặt đhị pr’loọng đông cung chrooi pa’xoọng chr’nắp đắh bhiệc zêl t’bil boọ váih a ngặt ooy đhanuôr zâp ngai, xoọc vêy c’lâng trơơi boọ bấc cơnh xoọc đâu./.

Để phòng bệnh lao có hiệu quả

                                                          Theo Suckhoedoisong.vn

Hiện nay bệnh lao đang có chiều hướng phát triển và gia tăng ở một số địa phương do công tác phòng bệnh không tốt. Vì vậy cần có những biện pháp ngăn ngừa cụ thể để bệnh không phát tán và lưu hành nhằm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng người dân.

Đặc điểm lây truyền của bệnh lao

Có thể nói bệnh lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các hạt khí dung trong không khí có chứa vi khuẩn lao. Các hạt khí dung có chứa vi khuẩn lao được sinh ra khi người mắc lao phổi trong giai đoạn ho, khạc, hắt hơi bắn ra môi trường bên ngoài; hạt khí dung này bay trong không khí khoảng từ vài giờ đến 24 giờ. Trên thực tế, khả năng lây lan sẽ giảm mạnh sau khi người bệnh được điều trị trong khoảng thời gian 2 - 4 tuần; vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm bệnh lao sẽ làm giảm sự lây lan trong cộng đồng.

Nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao và yếu tố lây truyền

Theo các nhà khoa học, nguy cơ người có khả năng chuyển từ tình trạng nhiễm lao sang bệnh lao chiếm khoảng 10% trong suốt cuộc đời ở những người khỏe mạnh có hệ thống miễn dịch bình thường bị nhiễm lao từ lúc còn nhỏ sẽ chuyển thành bệnh lao. Đối với những người bị suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV thì nguy cơ chuyển từ tình trạng nhiễm lao sang bệnh lao mạnh hơn và chiếm tỉ lệ khoảng 10% mỗi năm.

Sự lây truyền của bệnh lao có một số yếu tố liên quan như: sự tập trung của các hạt khí dung trong không khí bị chi phối bởi số lượng vi khuẩn do bệnh nhân ho khạc ra và sự thông khí tại khu vực phơi nhiễm, thời gian tiếp xúc với các hạt khí dung bị nhiễm vi khuẩn lao, trạng thái gần với nguồn các hạt khí dung mang vi khuẩn lao; hệ thống miễn dịch bị suy giảm trong trường hợp nhiễm HIV, mắc bệnh đái tháo đường và suy dinh dưỡng... Đồng thời những người sử dụng thuốc lá, rượu bia có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm lao và bệnh lao. Ngoài ra, các yếu tố môi trường cũng có tác động ảnh hưởng như không gian chật hẹp, thông khí không đầy đủ, tái lưu thông không khí có chứa các hạt khí dung mang vi khuẩn lao.

Các biện pháp phòng bệnh lao

Phòng bệnh lao muốn có hiệu quả phải áp dụng các biện pháp cụ thể để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao và giảm nguy cơ chuyển từ tình trạng nhiễm lao sang bệnh lao. Giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao được thực hiện bằng cách như: Kiểm soát nhiễm khuẩn lao, kiểm soát vệ sinh môi trường, giảm tiếp xúc nguồn lây bằng biện pháp cách ly…

Giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao được thực hiện bằng cách tiêm vắcxin BCG (Bacille Calmette-Guérin) và điều trị lao tiềm ẩn. Cần lưu ý để triển khai hai biện pháp này có hiệu quả.

+ Tiêm vắcxin BCG (Bacille Calmette-Guérin) do chương trình tiêm chủng mở rộng tiến hành nhằm giúp cho cơ thể hình thành sự miễn dịch chống lại bệnh lao khi bị nhiễm lao

+ Điều trị lao tiềm ẩn cần thực hiện đối với tất cả những người lớn nhiễm HIV đã được sàng lọc không mắc bệnh lao, trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ từ 0 - 14 tuổi có nhiễm HIV sống cùng nhà với người bệnh lao phổi.

Phòng lây nhiễm lao ở hộ gia đình

Tại hộ gia đình, để phòng lây nhiễm lao người bệnh phải tuân thủ điều trị lao theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị, tránh nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là khi còn ho khạc ra vi khuẩn lao, có xét nghiệm đờm dương tính. Tránh lây nhiễm lao cho người xung quanh bằng cách: dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho; không khạc nhổ bừa bãi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay với xà phòng thường xuyên; đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh như thông khí tự nhiên ở cửa ra vào, cửa sổ, có ô thoáng khí và có ánh nắng rọi vào; thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn... của bệnh nhân.

Điều cần quan tâm

Đối với tất cả các loại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm như bệnh lao thì việc tốt nhất là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, mọi người dân trong cộng đồng cần phải được nâng cao nhận thức hiểu biết đầy đủ về các loại bệnh tật. Với các đặc điểm lây truyền của bệnh lao, thì nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao là rất lớn, cho nên các biện pháp phòng tránh bệnh lao là phải giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao, giảm nguy cơ chuyển từ tình trạng nhiễm lao sang bệnh lao đã được nêu ở trên; hiệu quả phòng bệnh lao có đạt kết quả tốt hay không còn tùy thuộc vào biện pháp thực hiện tích cực. Cần lưu ý, việc phòng bệnh lao tại hộ gia đình cũng góp phần quan trọng trong việc khống chế tình trạng nhiễm lao trong cộng đồng đang có xu hướng lây lan hiện nay./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC