Đương zêl cr’ay vir móh mặt
Thứ tư, 00:00, 29/08/2018
Pleng k’tiếc pa lắh, c’rơ zêl cr’ay căh lấh đh’rứah lâng pazêng cr’ay cóh a chắc buôn lưm cơnh: huyết áp, da da dul… bhrợ ha bấc ma nuýh ta luôn vir móh mắt, tung k’târ, kiêng k’tặ…. Nắc đoo pazêng rau n’léh váih âng pazêng n’léh cr’ay vir móh mắt apêê a đhuốc moon rối loạn tiền đình. Cr’ay n’đhơ doó bhrợ cr’pân tước ma nuýh ca ay ha dợ nắc buôn dưr váih, bhrợ căh liêm tước bh’rợ tr’nêng, pr’ặt tr’mông.

 

         

      Tiền đình nắc zr’lụ ặt đăh t’gúuc, nắc muy c’bhúh chr’nắp pa bhlầng cóh đhr’năng đoọng a hêê dzoọng nhâm mâng, pa zưm lâng pa gớt mắt, a cọ lâng a chắc a zân. Vêy bơr rau rối loạn tiền đình: rối loạn tiền đình ngoại biên lâng rối loạn tiền đình trung ương.

        Rối loạn tiền đình ngoại biên

        Buôn lưm apêê đhr’năng cơnh đâu:

        Vir mặt: Nâu đoo nắc n’léh váih buôn lưm bhlầng. Vir mặt đấh u bil, a đoo dưr váih bêl a hêê pa lắh a cọ, cơnh ng’bếch, tớt; buôn lưm nắc tợơ bêl bhrêy cóh a cọ, viêm mê đạo (zr’lụ c’loọng k’târ) tu k’đệêng c’lâng  a ham đhị zr’lụ đắh t’gúuc tuôr ngoọc. Vir mặt buôn dưr váih lâng apêê pa bhrợ đhị văn phòng, tớt bấc cóh phòng chriệt chrộ lâng ta luôn pa bhrợ lâng máy tính. Tu tớt bấc cóh phòng chriệt, zr’lụ n’groọng tuôr buôn bhrợ chriệt, đanh t’ngay bhrợ k’roóch c’lâng a ham n’groọng hoọng, bhrợ váih đhr’năng rối loạn tiền đình ngoại biên.

       Cr’ay Menière: N’léh vir mặt ngân đh’rứah lâng k’tặ đanh, tung k’târ muy cắh cợ mị đăh k’târ (ha dang dưr váih bấc chu).

       Vir mặt tợơ lấh bêl bhrêy cóh a bục, đh’rứah xợơng ha lệêng a cọ, k’đháp cóh a chắc, k’pân clá ang…

       Apêê đhr’năng cr’ay tiền đình ngoại biên lơơng cơnh: viêm k’târ, xơ k’târ, apêê za nươu bhrợ ca ay tiền đình- c’lọong k’târ cơnh: bơr pêê rau za nươu zêl cr’ay, za nươu lướt đha đhọ, za nươu âm zêl ung thư, za nươu pa xiêr ca ay, a lắc, xạ trị…

        Rối loạn tiền đình trung ương

       Nắc tu bhrợ ca ay cóh a bục dưr váih. Nâu đoo nắc cr’ay buôn lưm bhlầng lâng pazêng n’léh âng đhr’năng thiểu năng tuần hoàn a bục. Bêl crêê cr’ay, ma nuýh ca ay la lướt, dzoọng k’đháp, bêl tr’xăl cơnh dzoọng tớt căh cợ crêê vir mặt, k’đháp k’rong bhrợ căh cợ pa chắp muy bh’rợ, đấh ha vil, vêy bêl n’léh váih k’tặ. Rối loạn tiền đình trung ương nắc tu vêy rau bhrợ căh liêm tước nhân tiền đình, bhrợ cr’ay tước c’lâng tiền đình đhị a bục, a bục k’tứi.

       Đhị cr’chăl tr’nợơp, apêê n’léh váih âng cr’ay doó ơy ngân cơnh căh choom bếch, manuýh nhứh, tu cơnh đếêc nắc m’bứi ngai crêê cr’ay ha dợ căh pa dứah. Cr’chăl t’tun, pazêng ngai crêê rối loạn tiền đình nắclêy zập rau cóh toor đay ha dợ bơơn lêy căh cơnh c’xu, pa lắh a chắc xợơng k’đháp, dưr-tớt cung k’đháp, pa bhlầng nắc bêl ha dưm lâng đấh ra diu. Bấc ngai căh choom dzoọng pa liêm pa mâng, buôn ha bhuốh, lâng ngai lalấh ngân nắc choom bếch muy đăh a năm, căh mặ dưr tớt, kiêng k’tặ lâng k’tặ bấc ơl bhrợ bil đác cóh a chắc, điện giải, pớh mắt nắc lêy zập rau dưr đhiêr.

       Pa ghít đương zêl cha groong lâng bh’rợ pa choom ta luôn

       Pa gớt a cọ lâng tuôr: đh’ngóoc  acọ cóh hoọng, ch’ngọop a cọ cóh dứp, pa ngắc đa đêng muy đăh a tọom, lâng a đai. Pa đhiêr a cọ đăh a tọom xang nắc đắh a đai (dâng 10-15 chu). Bếch cha chêl cóh giường, đớc muy têy đhị  acọ, muy têy đớc đhị t’bơơi (dâng 10 chu).

       Pay têy k’poóc t’bóoc, mắt, k’târ: Mị tr’pang têy k’tar đoọng pứih, k’poóc zập zêng ooy mặt, mắt lâng k’târ đoọng crêê ooy apêê nút thần kinh k’târ, mắt, mặt (dâng 10 chu).

       Pa gớt a chắc cơnh c’xu, k’rơ mơ glặp ha dợ nắc lêy bhrợ 3 cơnh đâu: xó ra véch tr’xin 8-10 phút. Dzoọng ch’gác mị đăh dzung, ch’ngọop a chặc, k’proo têy pa crêê k’proo dzung, pa đhâng mị đăh têy lâng pa căh mặt đăh a tọom xang nắc đăh a đai (pa căh lứch mặt), bhrợ 10 chu.

       Đh’rứah lâng pa gớt a chắc a zân zập zêng, ma nuýh ca ay nắc pa liêm rau bh’rợ ơy lóih, pr’ặt tr’mông: đớc đèn ang bêl bếch; oó tớt lalấh đanh, pa bhlầng nắc tớt đhị máy tính; óo âm bấc  lắc, cà phê, hót; oó đươi dua rau choom bhrợ kích thích; g’đéch xăl cơnh tớt pâm bhroọt; oó pa đhiêr xe căh cợ k’đhợơng máy móc vêy động cơ k’rơ; pa xiêr căng thẳng, k’rang k’uôl, k’pân g’hớt; oó đọc sách báo bêl tớt ô tô; tớt căh cợ bếch bêl xợơng vir mặt.

       Đhơ cơnh đếêc, ha dang lêy muy cóh pazêng n’léh: ca ay a cọ pâm bhroọt; mắt lêy căh ghít; x’xợơng cắh lấh ghít; pa prá k’đháp, dzung têy ha dêr, đhưr; l’ngặt căh năl manuýh; xợơng kiên gc’lâm ha bhuốh; xợơng tê đhị tu k’proo têy; ca ay đha đhưa căh cợ p’hơơm k’zíh nắc pa đấh tước khám đoọng bơơn bác sĩ xay moon lâng pa dứah tu apêê n’léh váih cơnh đếêc nắc moon pa căh apêê cr’ay ngân cơnh tai biến động mạch a bục, u bướu a bục…/.

 

Phòng tránh rối loạn tiền đình

                                                                  Theo suckhoedoisong.vn

Thời tiết giao mùa, sức đề kháng kém cộng với những căn bệnh mạn tính thường gặp như: huyết áp, tim mạch... khiến cho nhiều người thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn... Đó là những biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình. Bệnh tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng rất hay tái phát, gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai (hai bên), là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.Có hai loại rối loạn tiền đình: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Thường gặp các dạng dưới đây:

Chóng mặt: Đây là triệu chứng hay gặp nhất. Cơn chóng mặt thường ngắn, xảy ra khi thay đổi tư thế đầu, tư thế nằm, ngồi; thường mắc phải sau chấn thương đầu, viêm mê đạo (thuộc vùng ốc tai) do tắc mạch máu ở vùng sau cổ. Chóng mặt hay xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên.

  Bệnh Menière: Biểu hiện chóng mặt nặng kèm theo nôn ói kéo dài, ù tai, nặng tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai (nếu bị tái phát nhiều lần).

Chóng mặt sau chấn thương sọ não, kèm nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng...

Các dạng bệnh tiền đình ngoại biên khác như: viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai, các loại thuốc gây tổn thương tiền đình - ốc tai như: một vài loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống ung thư, thuốc giảm đau, rượu, xạ trị...

Rối loạn tiền đình trung ương

Là do tổn thương trong não gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Khi mắc bệnh, người bệnh thường đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế hay bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường nhẹ như mất ngủ, người mệt mỏi, vì thế ít bệnh nhân để ý điều trị bệnh. Thời gian sau, những người bị rối loạn tiền đình sẽ thấy mọi vật xung quanh nhưng sẽ có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn, nhất là vào buổi đêm về sáng. Nhiều người bị mất thăng bằng, dễ ngã, thậm chí nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.

Chủ động phòng bệnh bằng cách tập thường xuyên

Luyện tập động tác với đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, vặn cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Dùng tay xoa mặt, mắt, tai: Hai bàn tay miết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

Tập thể dục như bình thường, vừa sức nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.

Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, người bệnh cần điều chỉnh các thói quen, lối sống: để đèn ngủ sáng; không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính; hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích; tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

Tuy nhiên, nếu thấy một trong những triệu chứng: cơn nhức đầu bất thình lình; mờ mắt, nhìn sự vật không rõ; giảm thính giác; mất định hướng với không gian và thời gian; nói khó khăn; tay chân run rẩy, yếu; bất tỉnh nhân sự; cảm thấy lảo đảo muốn té ngã; thấy tê dại các đầu ngón chân tay; đau ngực hoặc nhịp tim nhanh chậm bất thường thì ngay lập tức cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị vì các dấu hiệu đó có thể báo hiệu các bệnh nặng như tai biến động mạch não, u bướu não.../.  

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC