Râu tu bhrợ váih cr’ay pa zrúah:
Vêy bấc râu tu bhrợ t’váih cr’ay pa zrúah ooy p’niên bêl hân noo p’răng pứih. Nâu cơy nắc mưy bơr râu vi khuẩn bhrợ t’váih cr’ay pa zrúah cấp cóh p’niên lêy p’gít:
Vi khuẩn tả, nắc râu vi khuẩn vêy độc bấc bhlâng. C’léh cr’ay âng pa zrúah tu vi khuẩn bil bấc đác lâng chất điện giải ooy mưy cr’chăl doọ vêy đenh, tu cơnh đâu, manứih k’ay buôn truỵ da dưl r’rặ lâng choom bhrợ chêết bil ha dang cắh đấh zư padứah, bơơn lêy đấh loon.
Râu 2 nắc vi khuẩn thương hàn. Vi khuẩn thương hàn nắc âng c’bhúh vi khuẩn c’lâng luônh, vêy đhr’năng bhrợ k’ay ooy bấc ngai, ooy đâu vêy apêê p’niên. Pa zrúah tu vi khuẩn thương hàn cung lêy trơơi ting c’lâng ôộm cha, lấh mơ nắc bhiệc cha đợ râu a’chông a’xiu hất mamung cắh ơy zêệ pa chêện. Mưy râu c’léh cr’ay buôn lưm âng cr’ay thương hàn nắc choom lêy ha lúh luônh, ha dang cắh bơơn lêy đấh lâng zư padứah đấh loon nắc choom chêết bil.
Râu 3 nắc vi khuẩn lị. Nâu đoo nắc râu vi khuẩn vêy đhr’năng trơơi boọ khuẩn c’lâng êệ đhọ ngân, ting lêy ooy bhiệc lướt pr’noong âng manứih k’ay cơnh lêy k’ay luônh, êệ coọc đa đác cắh cậ váih a’ham glúh, bơr pêê apêê k’ay nắc k’hir tước 39-40 độ C. Pa zrúah tu vi khuẩn lị nắc choom bhrợ nhiễm trùng nhiễm độc zêng cóh a’chặc, lấh mơ nắc bhiệc nhiễm độc thần kinh, zư padứah manứih k’ay nâu cắh vêy liêm buôn.
Râu 4 nắc vi khuẩn E.coli. vi khuẩn nâu vêy ooy êệ manứih lâng a’chim a’đhắh, tu cơnh đâu, apêê nắc ắt zâp đhị cơnh cóh k’tiếc, cóh đác, ooy không khí, brung brăng, đhị x’xriing, ch’na đh’nắh cắh têêm ngăn vệ sinh. Hân noo p’răng pứih nắc hân noo vêy pr’đơợ liêm buôn đoọng ha vi khuẩn E.coli dưr váih lâng bhrợ váih pr’lúh ha hêê, lấh mơ nắc ooy apêê p’niên, buôn lêy dưr váih tơợ c’xêê 3 tước c’xêê 7 zâp c’moo. Pa zrúah tu vi khuẩn E.coli xoọc đâu dzợ ta lêy nắc cr’ay k’rang k’pân bhlâng, lấh mơ nắc ooy apêê p’niên.
Bơr pêê râu bh’rợ chr’nắp ooy bhiệc zư padứah pa zrúah cấp đhị đông
Đoọng p’niên ôộm bấc đác: Hadang p’niên dzợ m’măm nắc lêy đoọng măm bấc lâng đenh lấh, tu sữa k’căn nắc âng đơơng đác zăng bấc zúp đoọng zêl cha’groong bhiệc bil đác. Apêê t’ha lấh, mơ 6 c’xêê tước 5 c’moo choom lêy ôộm đác, lêy ôộm zâp râu đác âng apêê kiêng cơnh súp, đác a’vị, pr’chấh, đác dừa, đác p’lêê p’coo t’mêê doọ váih đường, đác chêện đợc pa chrộ. Đh’rứah lâng nâu nắc đoọng p’niên ôộm pa xoọng dung dịch Oresol, dzợ ta moon nắc ORS cắh cậ đác biển goóh, xang zâp chu lướt pr’noong đa đạc cắh cậ xang bêl ki’tặ, ôộm mơ 50-100ml ting lêy apêê p’niên ha mơ c’moo ơy.
Đoọng p’niên cha zâp dinh dưỡng: P’niên dzợ xoọc m’măm nắc lêy đoỌng măm bấc lấh mơ bêl lơơng đoọng têêm ngăn dinh dưỡng ha p’niên, lêy măm m’bứi bhlâng 8 chu zâp t’ngay. Cóh p’niên t’ha lấh nắc lêy đoọng cha liêm zâp đợ ch’na r’boọt, bấc dinh dưỡng nắc zúp đoọng ha pêê p’niên êệ đhọ liêm buôn lấh. Đấh dứah. Lêy pác đoọng cha bấc chu. Xang bêl lứch pa zrúah nắc lêy đoọng p’niên cha bấc lấh đoọng pa chô dinh dưỡng xang bêl k’ay.
Pa’xoọng đoọng ha p’niên lượng kẽm: Apêê pa bhrợ cóh y tế lêy moon p’too k’căn k’conh lêy pa’xoọng đoọng ha p’niên mưy lượng kẽm lâng đường, ôộm ting cr’liêng cắh cậ đác. Bêl p’niên pa zrúah, bhiệc đươi dua chất kẽm nắc lêy vêy râu xay moon cắh cậ p’too pa choom âng bác sĩ.
Zêl cha’groong pa zrúah cấp liêm choom đoọng ha p’niên k’tứi bêl p’răng pứih
Đoọng zêl chr’hoong lâng pa’xiêr đhr’năng crêê pr’lúh pa’zrúah cóh p’niên k’tứi, apêê k’căn k’conh nắc lêy p’gít đợ bhiệc bhrợ cơnh đâu:
Bhrợ têng bhiệc băn k’coon lâng sữa k’căn m’bứi bhlâng nắc ooy 6 c’xêê tr’nơợp, sữa k’căn nắc đoo ch’na yêm chr’nắp đoọng ha p’niên k’tứi lâng bhrợ pa’xiêr đhr’năng k’ay pa zrúah cóh p’niên.
Bêl đoọng p’niên cha nắc lêy têêm ngăn vệ sinh ch’na đh’nắh, đác đươi dua, lêy oó đoọng p’niên cha bhơi hất cắh cậ cha zâp râu ch’na đh’nắh cắh ơy bơơn zêệ pa chêện, lêy oó đoọng p’niên cha râu ch’na ơy ma nặ hư, oó đoọng ôộm đác chrộ (Đác cắh ơy zêệ pa chêện).
Zư lêy liêm sạch tr’pang têy ha p’niên lâng bhiệc lêy k’đươi rau pa liêm têy lâng xà phòng lâng đác bêl k’noọ cha cha, xang bêl lướt pr’noong lâng xang bêl p’niên chi’ớh. Rau pa liêm tr’pang têy nắc choom bhrợ pa’xiêr lấh 50% zâp râu cr’ay trơơi boọ ooy c’lâng êệ đhọ. K’căn k’conh cung lêy p’gít zư pa liêm tr’pang têy âng đay bêl zêệ bhrợ ch’na pr’dzăm ha p’niên, lấh mơ nắc bêl đoọng p’niên cha.
Bhiệc tiêm phòng liêm zâp zấp râu vắc xin nắc crêê tước cr’ay pa zrúah cấp cóh p’niên nắc zúp đoọng zêl cha’groong liêm choom zâp cr’ay pa zrúah cơnh Vắc xin cha’groong cr’ay tả, vắc xin zêl cha’groong cr’ay thương hàn cắh cậ vắc xin zêl cha’groong pa zrúah cấp tu Rota virut./.
Mùa nắng nóng, đề phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Theo Suckhoedoisong.vn
Đối với trẻ em, tiêu chảy cấp là một trong những bệnh lý khá phổ biến. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ em dưới 2 tuổi. Trong TM: Thầy thuốc buôn làng hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con và các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ trong mùa nắng nóng.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cho trẻ em vào mùa nắng nóng. Sau đây là một số vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em cần phải chú ý:
Vi khuẩn tả, loại vi khuẩn có độc lực rất mạnh. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn bị mất nhiều nước và chất điện giải trong một thời gian rất ngắn, chính vì vậy bệnh nhân rất dễ bị trụy tim mạch và có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Thứ 2 là vi khuẩn thương hàn. Vi khuẩn thương hàn thuộc họ vi khuẩn đường ruột, có khả năng gây bệnh cho nhiều người trong đó có đối tượng trẻ em. Tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn cũng chủ yếu lây theo đường ăn uống, nhất là việc ăn những loại hải sản tươi sống chưa được nấu chín. Một biến chứng thường gặp của bệnh thương hàn là có thể thủng ruột, nếu không được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Thứ ba là vi khuẩn lỵ. Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nặng nề thể hiện qua tình trạng đi tiêu của bệnh nhân như bệnh nhân đau tức bụng, mót rặn kèm tiêu phân nhầy nhớt hoặc có máu rất nhiều lần trong ngày, một số bệnh nhân có biểu hiện sốt vừa hoặc sốt cao (39 - 40oC). Tiêu chảy do vi khuẩn lỵ có thể gây tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, đặc biệt là tình trạng nhiễm độc thần kinh, cơ may cứu sống bệnh nhân rất thấp.
Thứ tư là vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn này có trong phân người và động vật, vì vậy chúng “có mặt” ở nhiều nơi trong tự nhiên như đất, nước, không khí, bụi, rác thải, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Mùa nắng nóng là mùa có điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn E.coli hoành hành và gây bệnh cho con người, nhất là đối tượng trẻ em, thường vào thời điểm từ tháng 3 - tháng 7 hàng năm. Tiêu chảy do vi khuẩn E.coli hiện vẫn được xem là bệnh nguy hiểm, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Một số nguyên tắc quan trọng trong điều trị tiêu chảy cấp tại nhà
- Cho trẻ uống nhiều nước: Nếu trẻ còn bú mẹ cần cho bú nhiều và lâu hơn vì sữa mẹ cung cấp một lượng nước đáng kể giúp đề phòng tình trạng mất nước. Trẻ lớn hơn từ 6 tháng - 5 tuổi có thể bù nước cho trẻ bằng đường uống bằng bất cứ loại nước uống nào mà trẻ thích uống như nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội. Cùng với đó cho trẻ uống thêm dung dịch Oresol (còn gọi là ORS hay nước biển khô) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói với lượng từ 50 - 100ml tùy theo độ tuổi của trẻ.
- Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng: Trẻ còn đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ (bú mẹ ít nhất 8 lần mỗi ngày). Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục được duy trì bằng những loại thức ăn mềm, lỏng, giàu dinh dưỡng sẽ giúp trẻ dễ tiêu mà mau lành bệnh. Cần chia nhỏ khẩu phần ăn, cho ăn nhiều bữa. Sau khi hết tiêu chảy nên cho trẻ ăn nhiều hơn để trẻ hồi phục dinh dưỡng sau khi bị bệnh.
- Bổ sung cho trẻ lượng kẽm: Nhân viên y tế nên khuyến cáo cha mẹ bổ sung cho trẻ một lượng kẽm cần thiết bằng đường uống dưới dạng viên hoặc nước. Khi trẻ bị tiêu chảy, việc sử dụng chất kẽm nhất thiết phải có sự tư vấn hoặc chỉ định của bác sĩ.
Phòng bệnh tiêu chảy cấp hiệu quả cho trẻ mùa nắng nóng
Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý những biện pháp sau đây:
- Thực hiện việc nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ và làm giảm đáng kể tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
- Khi cho trẻ ăn cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước sử dụng, không nên cho trẻ ăn rau sống hoặc ăn các loại thực phẩm chưa được nấu chín, tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại thức ăn đã bị ôi thiu, không uống nước lã (nước chưa được đun sôi).
- Giữ sạch đôi tay cho trẻ bằng khuyến khích việc rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi trẻ chơi đùa. Rửa sạch đôi bàn tay có thể làm giảm hơn 50% các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Phụ huynh cũng cần chú ý giữ sạch đôi tay của mình trước khi chế biến, nấu nướng thức ăn cho trẻ, nhất là trước khi đút cho trẻ ăn.
- Việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin sẵn có liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ sẽ giúp phòng ngừa chủ động hiệu quả các bệnh lý tiêu chảy nguy hiểm như: vắc-xin phòng bệnh tả, vắc-xin phòng bệnh thương hàn hoặc vắc-xin phòng tiêu chảy cấp do Rota virút (dạng uống)./.
Viết bình luận