J’niêng đoọng t’rang âng đhanuôr Cơ Tu
Thứ năm, 00:00, 09/01/2020
Cơ Tu năc muy acoon coh ăt mamông bâc bhlâng coh zr’lụ Trường Sơn. Năc coh đhr’năng dưr vaih năc dzợ zư đơc zập liêm đợ rau chr’năp pr’hay văn hoá âng đay. Pazêng rau đơ chr’năp văn hoá vật thể lâng phi vật thể anag đhanuôr Cơ Tu nắc ting bhrợ t’bâc lâh mơ rau đơ chr’năp pr’hay văn hoá âng pazêng 54 acoon manuyh Việt Nam.

 

J’niêng đoọng t’rang âng đhanuôr Cơ Tu dưr vaih tơợ bêl năc căh ngai năl ghit, năc đhiệp n’năl tơợ lang k’conh pa bhươp ahay j’niêng n’nâu ơy vêy. Tước ooy pazêng bhươl cr’noon Cơ Tu, zập pr’loọng đong năc lứch vêy t’rang, pr’loọng đong đharựt vêy tơợ muy tước bơr bêệ, ha dzợ lâng pazêng pr’loọng đong k’van k’bhộ năc vêy cơnh tước 10 bêệ. Đhanuôr Cơ Tu buôn bhrợ đơc t’rang đoo bêl lum căh pr’đoọng coh tô bhuh, coh pr’loọng đong, bhươl cr’noon vêy manuyh căh dzợ năc ơy vêy t’rang đoọng ng’đươi.

Lâng đhanuôr Cơ Tu t’rang công năc cr’van cơnh bâc cr’van n’lơơng coh pr’loong đong, năc vêy ta zư đơc liêm ghit, pa bhlâng năc căh choom đơc dưr k’muôr cha, căh choom a uuh… Dưr vaih bh’rợ đoọng t’rang coh đhanuôr Cơ Tu năc bêl pr’loọng đong dưr vaih c’lâng tơ mooi. Lâh ooy p’nooi chr’năp n’lơơng pr’loọng đong pân đil dzợ nhăn tơợ pr’loọng đong pân juyh năc t’rang vêy cơnh năc muy coh pazêng rau căh choom căh vêy. Bêl nhăn t’rang năc pr’loọng đong pân đil lêy đhr’năng âng pr’loọng đong pân juyh vêy mặ bhrợ t’rang căh, căh cậ coh đong ơy vêy t’rang căh. Bh’rợ đoọng t’rang năc căh choom đoọng bêl ng’bhrợ têng bhiệc bhan pay k’diic k’điêl, đoo bêl bhiệc bhan xang năc kiêng đoọng xoọc ooy công choom. Bêl pr’loọng đong pân juyh tước pa đớp đoọng t’rang năc dzợ vêy muy p’nong a’ọc, bơr n’coo axiu lâng muy zợ buah đoọng bhuôih a bhô dang xay moon bh’rợ đoọng t’rang. T’cooh A Rất Bluh, coh cr’noon Tà Vạc, thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam prá xay ooy rau đơ chr’năp âng bh’rợ đoỌng t’rang: “J’niêng âng đhanuôr Cơ Tu tơợ lang ahay ơy u vaih, bh’rợ đoọng t’rang năc êêh rau đơ môp lât, bh’rợ nhăn t’rang, đoọng t’rang n’năc nắc xay p’căh rau k’er, da dêr, đoọng t’rang năc pr’hêl chr’năp pa bhlâng, chr’năp pa bhlâng lâng rau đêêc năc cr’van ga măc. Prá xay cơnh đêêc, ha dang pr’loọng đong zr’năh k’đhap năc công căh pân nhăn, tu ơy nhăn năc vêy, căh choom nhăn đơc cơnh đêêc, lâh nhăn năc vêy. Nhăn năc đơc đươi. Tu bha lâng đoọng t’rang năc cơnh đêêc.”

Bh’rợ đoọng t’rang năc êêh rau muy coh c’lâng t’mooi, ha dzợ lâng đhi noo loom luônh công choom tr’đoọng, bhươl cr’noon công choom tr’đoọng t’rang, xay p’căh rau da dêr, tr’zup tr’zooi đh’rưah bêl lum zr’năh k’đhap. T’cooh Hôih Nhuôl, coh cr’noon Ngã Ba, thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon: “Bhlưa đhi noo công choom tr’đoỌng, c’lâng t’mooi công tr’đoọng, coh bhươl cr’noon công tr’đoọng đoọng tr’zup tr’zooi, ba bi cơnh căh pr’đoọng coh pr’loọng đong vêy manuyh căh dzợ năc căh vêy t’rang năc pr’loọng đong hân đoo vêy nắc đoọng. Ting n’năc năc choom tr’câl đh’rưah.”

T’rang âng đhanuôr Cơ Tu buôn vêy ta bhrợ tơợ pazêng n’loong ga măc chr’năp, vêy bha lâng ga măc, liêm choom bhlâng năc n’loong: gõ, c’giêr, dổi… Muy rau đơ chr’nắp nắc đợ n’loong vêy ta lêy pay doọ crêê a uuh, doọ crêê đh’ruông coh m’pâng. Đoọng lươt pay col n’loong bhrợ t’rang, manuyh Cơ Tu buôn lêy t’ngay liêm, c’xêê liêm, căh lướt col n’loong coh c’xêê a bhươp, tu col n’loong coh t’ngay n’nâu năc n’loong buôn căh u nhâm mâng lâng buôn crêê k’muôr cha. Xang bêl ơy lêy pay n’loong doọ crêê đh’vương a ngoọn coh tu, doọ crêê tr’băc lâng n’loong n’lơơng, rau chr’năp bhlâng bêl col c’lâm năc đhị mặt ta col căh choom t’gợ ooy ria n’loong, bêl k’nặ col năc lêy ooy zr’lụ đhr’đhuông đoọng n’loong c’lâm tiih ooy k’tiêc, lâng ch’ngai tơợ riah ta col tơợ 1 tươc 2 mét. Ting cơnh j’niêng âng manuyh Cơ Tu ha dang crêê t’gợ riah, crêê k’băc a ngoọn, crêê trang ooy n’loong n’lơơng rau đêêc năc căh liêm crêê, vêy ng’bhrợ t’rang năc đơơh ng’đươi, căh choom đơc đanh. T’rang âng manuyh Cơ Tu năc vêy bơr cơnh bha lâng, rau đêêc năc vil lâng vuông, năc dzợ bơr t’rang tr’bơr, cơnh năc t’rang ga măc lâng t’rang k’tưi, t’rang k’tưi năc t’mọt đơc ooy t’rang ga măc. Pr’đươi âng đhanuôr Cơ Tu đươi đoọng bhrợ têng t’rang năc chuung, đăng lâng têy, pay k’chăh đoọng bhrợ t’nil. Muy cha năc manuyh k’rơ đoọng bhrợ têng liêm xang muy bêệ t’rang năc đanh k’dâng 6 t’ngay, lâng manuyh t’bech lâh mơ năc buôn pa liêm, pa chăm, xrặ p’xoọng a đhăh coh t’rang. Xoọc đâu, vêy bâc pr’đươi đoọng đươi dua, tu cơnh đêêc bh’rợ bhrợ têng t’rang năc công buôn lâh mơ. T’cooh A Rất Zom, coh cr’noon Tà Vạc, thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, xoọc đâu pr’loọng đong đoo vêy 6 bêệ t’rang. Nâu cơy ađoo prá xay ooy bh’rợ bhrợ têng t’rang: “Tr’nơơp năc col n’loong, col lâng chuung, xang n’năc căt bơr n’đăh, xang n’năc đươi a ngoọn ơy ta p’trọm mực, đăng bhrợ dấu đoọng plá n’căr n’loong, đươi chuung đoọng tá răh, ta răh xang năc đươi a chuung boọc coh muy a cọ n’loong, xang n’năc boọc truih bha lâng, xang n’năc đươi muy c’nặt n’loong dal k’dâng 30cm đơc đhị ơy ta boọc âng bha lâng n’loong bhrợ t’rang, xang n’năc pay n’loong n’bhị, m’bhị đoọng bha lâng n’loong bhrợ t’rang tr’vooh bơr t’clăh. Xang n’năc đươi mực đăng, pác bơr, xang n’năc ch’mêệt lêy ooy c’lâng ng’đăng n’năc đươi chuung boọc bha lâng n’loong, xang n’năc ng’bhrợ pa xil lâng bhrợ t’riil lâng PU. Pazêng bnh’rợ n’năc năc ng’đươi chuung lứch. T’rang vil năc ng’bhrợ k’đhap lâh mơ, t’rang vuông ng’bhrợ buôn lâh mơ. Muy cha năc k’rơ năc bhrợ xang coh 6 t’ngay vêy xang, cơnh nâu cơy vêy bâc pr’đươi năc ng’bhrợ bơr pêê t’ngay nắc xang.”

Bh’rợ đoọng t’rang xay p’căh rau chr’năp pr’hay truyền thống, da dêr, k’er, tr’zup tr’zooi đh’rưah âng đhanuôr Cơ Tu. Xoọc đâu, bh’rợ đoọng t’rang âng đhanuôr Cơ Tu căh dzợ bâc, muy pâng cậ năc căh dzợ vêy n’loong ga măc đoọng bhrợ t’rang, cơnh lơơng cậ đhanuôr Cơ Tu xay bhrợ cơnh c’lâng xa nay âng Nhà nước rau đêêc năc zư k’tiêc, zư crâng. Đoọng t’rang rau đêêc năc văn hoá chr’năp pr’hay vêy ta zư đớc, đoọng pa dưr lâh mơ dzợ xa nay đoàn kết nhâm mâng coh đhanuôr Cơ Tu./.

Ảnh; K.T

Tục tặng quan tài của dân tộc Cơ Tu

Hốih Nhàn

Cơ Tu là một dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở khu vực Trường Sơn. Mà trong qua trình hình thành và phát triển vẫn còn lưu giữ được khá đầy đủ bản sắc văn hóa của mình. Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Cơ Tu góp phần làm phong phú thêm những giá trị văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Tục tặng quan tài của đồng bào Cơ Tu hình thành từ lúc nào không ai nhớ rõ, chỉ biết rằng từ thời cha ông xưa tục này đã có rồi. Đến với bản làng Cơ Tu, trong mỗi hộ gia đình đều có sẵn quan tài, hộ nghèo cũng có từ một đến hai cái, còn những hộ giàu có thì có thể tới hơn 10 cái. Đồng bào Cơ Tu thường làm sẵn quan tài phòng khi không may trong họ tộc, họ gia đình, bản làng có người mất thì có sẵn quan tài để dùng.

Với đồng bào Cơ Tu quan tài cũng là tài sản như bao tài sản khác trong gia đình, được cất giữ một cách cẩn thận, đặc biệt là không để mối mọt, không bị mục nát... Hình thành việc tặng quan tài ở đồng bào Cơ Tu là khi hai gia đình trở thành thông gia với nhau. Ngoài những sính lễ quan trọng khác mà nhà gái xin từ nhà trai, thì quan tài có thể là một trong những thứ không thể thiếu. Khi xin quan tài thì nhà gái cũng phải căn cứ xem nhà trai có sẵn quan tài hay không, và khả năng của nhà trai có làm nổi quan tài không. Việc tặng quan tài không được thể hiện lúc làm đám cưới, khi nào đám cưới xong thì muốn tặng lúc nào cũng được. Khi nhà trai tới giao quan tài thì kèm theo đó là có một con heo, hai ống cá nướng và một ché rượu để cúng thần linh bao cáo việc tặng quan tài. Ông A Rất Blúh, ở thôn Tà Vạc, thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam nói về ý nghĩa của việc tặng quan tài: “Phong tuc của đồng bào Cơ Tu từ thời xa xưa việc xin quan tài, tặng quan tài là không có hàm ý xấu cả, việc xin quan tài, tặng quan tài đó là thể hiện sự yêu thương, quý báu lẫn nhau, tặng quan tài đó là món quà quý nhất, cao nhất và giá trị nhất và đó cũng là một tài sản lớn. Nói là như vậy, nếu mà gia đình thông gia khó khăn thì cũng không giám xin, vì xin rồi bắt buộc là phải có, không thể xin để đó được, xin là phải có. Xin là để cất giữ sau còn sử dụng. Nguyên nhân tặng cho quan tài là thế.”

Việc tặng quan tài cũng không nhất thiết là giữa hai bên thông gia mà trong anh em ruột thịt, làng xóm láng giềng cũng có thể tặng cho nhau cái quan tài, thể hiện tình cảm yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trọng lúc hoạn nạn. Ông Hốih Nhuôl, ở thôn Ngã Ba, thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết thêm: “Giữa anh em với nhau cũng cho nhau được, thông gia cũng cho nhau, trong thôn bản cung cho nhau được giúp đỡ lẫn nhau, giả sử không may trong gia đình ai đó mất mà không có quan tài thì gia đình nào có thi cho. Bên cạnh đấy thì có thể mua bán lẫn nhau.”

Quan tài của đồng bào Cơ Tu thường được làm từ những cây gỗ quý, có thân cây cao lớn, điển hình như các loại cây: gõ, kiền kiền, dổi... Một điều đặc biệt là những cây gỗ được chọn không bị mục nát, không bị rỗng bên trong. Để đi chọn cây gỗ làm quan tài,  người Cơ Tu thương xem ngày tốt, tháng tốt, không đi đốn cây vào những ngày rằm, vì hạ cây trong ngày này thì gỗ không chắc và dễ bị mối mọt. Sau khi chọn những cây không bị vướng dây ở ngọn, không vướng vào các cây gỗ khác, điều đặc biệt hơn mặt cây bị đốn khi ngã thì không được chạm vào gốc, khi đốn thì phải chọn hướng thoáng để cây có thể ngã rạp sát đất, và phải cách xa gốc cây từ 1 đến 2 mét. Theo quan niệm của người Cơ Tu nếu bị chạm gốc, vướng dây, vướng cây khác đó là điều không tốt, có làm quan tài thì phải sử dụng ngay, không thể để lâu dài. Quan tài của đồng bào Cơ Tu thì có hai loại là chính, đó là loại tròn và vuông, còn có quan tài đôi, tức là quan tài lớn và quan tài nhỏ, quan tài nhỏ thì bỏ vào quan tài lớn. Dụng cụ chủ yếu được đồng bào Cơ Tu sử dụng để làm quan tài là rìu, đo đạc băng tay, lấy than củi làm dấu. Một người khoẻ mạnh để làm xong một quan tài thì phải mất khoảng 6 ngày, đối với người có mắt thẩm mĩ thì thường trang trí, vẽ thêm các con vật trên thân quan tài. Hiện nay có rất nhiều dụng cụ để sử dụng vì vậy việc làm quan tài có phần nào dễ dàng hơn nhiều. Ông A Rất Zom, ở thôn Tà Vạc, thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, hiện nay nhà ông có đến 6 quan tài. Sau đây ông sẽ nói về kỹ thuật làm quan tài: “Đầu tiên là đốn cây, đốn bằng: rìu, sau đấy là cắt hai bên, sau đấy dùng dây đã tẩm mực, đo làm dấu để gọt vỏ cây, dùng rìu để gọt, gọt xong rồi thì dùng rìu đục ở một đầu khúc gỗ, phải đục ngang, sau đấy thì dùng một khúc cây dài khoảng 30 cm đặt lên chỗ lỗ đục của than cây gỗ làm quan tài, sau đấy lấy cây đập, đập làm sao cho thân khúc gỗ làm quan tài vỡ đôi. Tiếp theo là dùng dây mực đo, chia đều, làm dấu tất cả các bên của hai thân khúc gỗ đã vở làm quan tài, sau đấy căn cứ vào đường đo đấy thì dùng rìu đục thân gỗ, sau đấy ta làm nhẵn và đánh bóng bằng PU. Những việc đấy đều dùng bằng rìu cả. Quan tài tròn thì làm khó hơn, quan tài vuông dễ hơn một chút. Một người khỏe mạnh thì làm trong 6 ngày mới xong, như ngày nay có nhiều dụng cụ thì khoảng 2 ngày là xong.”

Việc tặng quan tài thể hiện nét đẹp truyền thống, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau của đồng bào Cơ Tu. Hiện nay, việc tặng quan tài của đồng bào Cơ Tu không còn nhiều, một phần vì không còn những cây gỗ lớn để làm quan tài, mặt khác là đồng bào Cơ Tu làm theo chủ trường của Nhà nước đó là giữ đất, giữ rừng. “Tặng quan tài” đó là văn hoá độc đáo cần được lưu giữ, để tăng cường hơn nữa sự đoàn kết bền chặt trong cộng đồng đồng bào Cơ Tu./.  

     Ảnh bìa: Tấn Lực

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC