Bêl hay tước ooy t’ngay xay moon chroót pa chô nợ ooy đay muy rau cr’van chr’nắp pa bhlâng (cơnh t’rí, c’roóc, chiing, zợ), diíc điêl c’la đong nắc prá xay bhrợ têng bh’rợ j’niêng nhăn pay pa chô nợ. Apêê đoo k’dua t’coóh bhươl, lâng ađhi a noo cóh tô bhúh tước ooy đong. C’la đong ra văng đớc muy zợ buáh a rong, ha dang nợ n’nắc vêy chr’nắp bấc nắc apêê lêệng c’chêết muy p’nong a óc, ha dang nợ n’nắc z’zăng ga mắc nắc apêê đoo p’zi muy p’nong a tứch. Bêl zợ buáh vêy ta toong bing đác, a óc ơy xang ta p’zi, manuýh pân đil cóh đong zêệ muy gọ ch’na t’mêê. Apêê đoo vắc ch’na ooy muy bêệ chom, muy đhịa đớc luônh a óc ơy ta zêệ chêện, muy chom aham a óc, đh’rứah lâng muy chom ch’néh, muy bêệ nến ơy ra văng đớc.
C’la đong xay moon pr’lông đong vêy đoọng apêê đoo vặ cr’van, nâu cơy nắc tước t’ngay pay pa chô, tu cơnh đêếc k’dua đhi noo bhúh xoọng tước lêy đoọng ha zi lướt pay pa chô nợ. Nắc vêy zập ngai đoọng, t’coóh bhươl bhuốih đoọng ha ađoo c’la đong (đong âng manuýh lướt pay pa chô nợ). Boóp p’rá bhuốih âng t’coóh bhươl vêy chr’nắp nắc xay moon ooy a bhô dang zúp zooi ađoo c’la đong lướt liêm crêê, vêy p’xoọng c’rơ, lum bấc rau pr’đoọng lâng chr’nắp bhlâng nắc bơơn pay pa chô nợ, dưr chô liêm crêê. T’coóh Che Njêr, t’coóh bhươl Na Sược, chr’val Ea Huar, chr’hoong Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, prá xay ooy rau ra văng âng bh’rợ bhuốih cơnh đâu: “C’la đong nắc ra văng đớc muy p’nong a óc, cắh cậ a tứch, k’dua t’coóh bhươl tước, xay moon manuýh n’nâu nắc k’nặ lướt pay pa chô nợ, bêl lướt oó rau jéh k’ăy, doọ choom chêếc ma nợ ma nần, doọ crêê đơợ axông, z’đươu t’nơơm n’loong ma muúc. Prá xay liêm choom, prá xay pr’hay crêê cơnh đoọng apêê đoo n’năl, apêê đoo buôn xơợng, apêê chroót pa chô cr’van âng nhi đoo.”
T’coóh bhươl toong m’bứi búah a rong ooy chom vêy aham a óc, đươi k’pái đoọng xụt ooy ta đhưa âng ađoo pân juýh lướt nhăn pay pa chô nợ, lâng rau rơơm kiêng đoọng ha manuýh n’nâu ta luôn bhreh bhriêl cóh pazêng cơnh xa nay bh’rợ. Hân đhơ vêy choom pay pa chô nợ hay cắh nắc công lum pr’loọng đong apêê đoo đoọng prá xay crêê cơnh, cắh choom der k’pân, prá xay liêm crêê lâng pr’loọng đong vặ cr’van âng đay, đoọng apêê đoo tộ chroót pa chô nợ liêm buôn. Cóh t’tun c’la đong nắc ắt đhị zợ buáh, mr’ooy loom lâng t’coóh p’bhuốih, tây a tươm k’đhơợng zợ búah. Xoọc đâu t’coóh bhươl nắc tơớp bhuốih: “Ơi a bhô đong, a bhô đong za nêệ, ơi ra váih âng apêê a bhướp a dếch ahay, bêl đâu pr’loọng đong bhrợ têng bh’rợ bhuốih đoọng c’la đong lướt pay pa chô nợ, rơơm a bhô dang zư lêy, zúp zooi, lướt chô liêm crêê, bơơn pay pa chô nợ.”
Bêl c’la nợ tước ooy đong nhăn pay pa chô nợ, ha dang c’la đong vêy cr’noọ kiêng chroót pa chô, nắc ađoo lướt nhăn pa chô nợ ắt bhrợ t’mooi cóh 5 t’ngay. Ha dang c’la đong cắh ơy kiêng chroót, xay moon nắc mơ dzợ bơr pêê c’moo vêy mặ chroót pa chô, nắc ađoo ắt bhrợ ta mooi mơ 3 t’ngay. Bh’rợ ắt bhrợ ta mooi, n’jứah đoọng c’la nợ n’năl lấh mơ ooy đhr’năng pr’ắt tr’mông, đhr’năng kinh tế âng pr’loọng đong nhăn vặ, lâng ting n’nắc pa dưr cr’noọ cr’niêng liêm crêê bhlưa bơr pr’loọng đong. Hân đhơ vêy bơơn pay pa chô nợ hay cắh nắc cr’noọ cr’niêng xa nay bh’rợ bhlưa bơr pr’loọng đong công doọ choom tr’xăl, apêê đoo nắc đhi noo, nắc manuýh pr’zớc đh’rứah.
Xang bêl nhăn pay pa chô nợ, ha dang chô đơơng cr’van, c’la đong công k’dua đhi noo tước đoọng xay moon, ting n’nắc bhuốih haanh déh cr’van âng đay bơơn nhăn pa chô. Bêl bhúh xoọng tước zập, c’la đong k’dua ađoo t’coóh bhươl bhrợ bh’rợ bhuốih.
Pr’loọng đong c’la đong công đớc muy t’nơơm búa lâng p’zi muy p’nong a ọc, C’la đong xay moon ooy bhúh xoọng nắc ađay ơy choom pay pa chô nợ, lâng chiing n’nâu nắc cr’van vêy apêê đoo chroót pa chô, doọ rau chêếc tông pay. Lâng cóh t’ngay n’nắc, apêê đoo bhuốih chiing lâng rau rơơm kiêng nắc a bhô chiing n’nâu tơợ nâu cơy nắc chô ắt đh’rứah lâng pr’loọng đong, nắc cr’van âng đong đay, zư lêy lâng bhrợ t’váih bấc rau pr’đoọng ha pr’loọng đong c’la t’mêê. P’rá bhuốih cơnh đâu: “Ơi a bhô đong, a bhô đong za nêệ, a bhô bhươl cr’noon, bêl đâu azi bhuốih bhui har chiing t’mêê rơơm kiêng apêê a bhô zúp zooi, zư lêy azi. Rơơm kiêng tơợ nâu cơy pr’loọng đong lum bấc rau pr’đoọng, vêy p’xoọng cr’van cr’bhộ, băn t’rí nắc t’ríh rưáh bấc, băn c’roóc nắc c’roóc váih bấc, băn bé bấc cóh c’rol, cóh tang. Rơơm kiêng váih bấc ha roo, cha a vị dzợ u xưa cóh gọ, ộm đác dzợ ư xưa cóh a lui, zợ buáh arong nắc bấc, bhươl cr’noon ting t’ngay bhui har….”
Cóh x’rịa âng bh’rợ bhuốih, c’la đong ộm l’lăm buáh, xang n’nắc nắc t’coóh bhươl, xang n’nắc nắc pân đil, k’coon ch’chau ma tơợ lâng x’rịa nắc k’dua ta mooi. Apêê đoo đh’rứah cha, đh’rứah ộm bhui har, xay moon rau chr’nắp pr’hay, rau pr’đoọng ha zập ngai.
Xoọc đâu, j’niêng nhăn pay pa chô nợ âng manuýh M’nông nắc dzợ m’bứi pa bhlâng manuýh t’coóh ta ha bhrợ, nắc ngoọ cơnh đoọng đhanuôr tr’lum, ắt zazum đh’rứah pazêng đhi noo bhúh xoọng./.
Tục đòi nợ của dân tộc M’nông
PV H’Thi
Khi cuộc sống còn nhiều thiếu thốn hoặc cần mở mang cuộc sống, người M’nông thường vay mượn của anh em dòng họ hoặc của bạn bè. Họ thường vay lúa, vay tiền, cũng có thể là vật nuôi như trâu, bò, heo. Thời gian vay trong vòng 3 năm, 5 năm, thậm chí lâu hơn. Khi mượn lúa thì họ hứa sẽ trả bằng heo nếu ít năm, trả bằng trâu nếu lâu năm. Thậm chí nếu mượn số nhiều trong thời gian dài thì sau này sẽ trả bằng chiêng, bằng ché. Với giá trị lớn như vậy, nên đến khi lấy nợ, người cho mượn sẽ thực hiện những phong tục đòi nợ rất đặc biệt.
Khi nhớ đã đến ngày hẹn có người trả nợ cho mình một tài sản lớn (như trâu bò, chiêng ché), vợ chồng chủ nhà sẽ bàn bạc làm lễ đòi nợ. Họ mời già làng, và anh em dòng họ đến nhà. Chủ nhà sẽ chuẩn bị một ché rượu cần, nếu món nợ có giá trị cao họ sẽ thịt một con heo, nếu khoản nợ vừa vừa họ thịt một con gà. Khi ché rượu đã châm đầy nước, heo đã được mổ xong, người phụ nữ trong nhà nấu nồi cơm mới. Họ múc cơm ra một cái chén đầy, một đĩa đầy bộ lòng heo đã luộc chín, một chén tiết heo, cùng một chén gạo, một cây nến đã chuẩn bị sẵn.
Chủ nhà thông báo rằng gia đình có cho người ta mượn tài sản, bây giờ đã đến hẹn đi lấy, cho nên mời anh em họ hàng đến chứng kiến cho mình đi đòi nợ. Được mọi người chấp thuận, già làng sẽ cúng cho chủ nhà (người đàn ông đi đòi nợ). Lời cúng của già làng với ý nghĩa thông báo cho các thần linh phù hộ chủ nhà đi đường bình an, có thêm nhiều nghị lực, gặp nhiều may mắn và đặc biệt là lấy được nợ trở về an toàn. Ông Che Njêr, già làng buôn Na Sược, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Dak Lak, nói về sự chuẩn bị của việc cúng như thế này: “Gia chủ sẽ chuẩn bị một con heo hoặc con gà, mời già làng đến, báo rằng người này sẽ đi đòi nợ, khi đi đừng bị đau bị ốm, không vướng nợ nần, không vướng chông gai, vướng gốc cây mục. Nói chuyện cho trôi chảy lưu loát, nói cho hay cho đúng để người hiểu, người ta nghe, người ta trả tài sản cho mình”.
Già làng sẽ rót một ít rượu cần ra chén có tiết heo, dùng bông gòn để bôi tiết lên ngực của người đàn ông trực tiếp đi đòi nợ, với ý muốn cho người này luôn luôn bình tĩnh trong mọi tình huống. Dù có đòi được nợ hay không thì cũng phải gặp gia đình người ta nói chuyện cho ra nhẽ, cho đúng phải trái, không run không sợ, luôn giữ bình tĩnh, nói năng cho lưu loát với gia đình người mang nợ nhà mình, để người ta trả nợ mình dễ dàng. Tiếp theo chủ nhà sẽ ngồi bên ché rượu, đối diện với thầy cúng, tay phải cầm cần rượu. Lúc này già làng bắt đầu cất lời cúng: “Hỡi thần nhà, thần bếp, hỡi linh hồn của các ông bà tổ tiên, hôm nay gia đình làm lễ cúng cho chủ nhà để đi đòi nợ, mong cho thần linh bảo vệ, giúp đỡ, đi đến nơi về đến chốn, đòi được nợ”.
Khi chủ nợ đến nhà đòi nợ, nếu gia chủ có ý trả nợ, thì họ sẽ ở lại làm khách khoảng 5 ngày. Còn nếu gia chủ chưa có trả ngay, mà hẹn tiếp vài ba năm sau trả nợ, thì họ có thể ở lại làm khách 3 ngày. Việc ở lại làm khách, vừa để chủ nợ hiểu hơn về điều kiện sống, khả năng kinh tế của gia đình vay mượn, và cũng là tăng thêm tình cảm thân mật giữa hai nhà. Dù có đòi được nợ hay không thì tình cảm giữa hai gia đình vẫn không thay đổi, họ vẫn là anh em, là người thân quen của nhau.
Sau khi đi đòi nợ, nếu mang tài sản về, chủ nhà cũng sẽ mời anh em họ hàng tới để thông báo, đồng thời cúng mừng cho tài sản mà mình có được. Khi họ hàng đã đến đông đủ, chủ nhà mời già làng làm lễ.
Gia đình chủ nhà cũng sẽ cột một ché rượu cần và thịt tiếp một con heo. Chủ nhà báo với họ hàng rằng mình đã đòi được nợ, và bộ chiêng này là tài sản được người ta trả nợ, không phải lấy không, lấy cắp. Và hôm đó, họ cúng chiêng mới với mong muốn linh hồn của chiêng từ nay sẽ về ở cùng với gia đình, là tài sản của nhà mình, bảo vệ và mang nhiều điều may mắn cho gia đình chủ mới. Lời cúng như thế này: “Hỡi thần nhà, thần bếp, thần buôn làng, hôm nay chúng tôi cúng mừng chiêng mới mong các thần giúp đỡ và bảo vệ chúng tôi. Mong từ nay gia đình sẽ gặp nhiều may mắn có thêm nhiều của cải, nuôi trâu trâu đẻ thành đàn, nuôi bò nuôi dê đầy chuồng đầy sân. Mong cho có nhiều lúa, ăn cơm còn thừa trong nồi, uống nước còn thừa trong bầu, ché rượu cần còn một hàng đầy, buôn làng ngày càng đông vui…”
Kết thúc lễ cúng, chủ nhà sẽ uống rượu trước, tiếp theo là già làng, người phụ nữ, con cái theo thứ tự và cuối cùng là khách mời. Họ cùng ăn uống vui vẻ, chúc tụng nhau những điều hay điều tốt.
Hiện nay, phong tục đòi nợ của người M’nông hầu như chỉ còn rất ít người già thực hiện, như là cái cớ để bà con gặp gỡ, tập hợp sum vầy anh em họ hàng./.
Viết bình luận