Ting cơnh dược sỹ Trần Thuý Ngần, pazêng z’nươu pa dưah cr’ăy k’hir, đh’mâl cr’hoóc đhị trường bâc pa bhlâng lâng bâc cơnh đhơ nớc la lay, hân đhơ cơnh đêêc năc vêy 4 c’bhuh z’nươu bha lâng cơnh đâu:
Zơ nươu pa xiêr k’hir, pa xiêr k’ăy: Đợ pr’đươi pa xiêr k’hir, pa xiêr k’ăy coh pazêng z’nươi pa dưah cr’ăy k’hir, đh’mâl cr’hoóc buôn vêy ta đươi cơnh: paracetamol. Ng’ôm mơ glặp, paracetamol tiêng bhlâng lâng doọ bhrợ t’vaih cr’ăy cơnh lơơng. Hân đhơ cơnh đêêc, ộm pa bhlâng bấc paracetamol vêy cơnh choom bhrợ độc ha loom. Kiêng c’ta, c’ta lâng k’ăy luôn xang tơợ 2 tươc 3 tiếng ộm z’nươu căh crêê cơnh. Bhrợ k’ăy loom ngân pa bhlâng năc đươi ooy đhr’năng ộm z’nươu căh crêê cơnh, ộm la lâh bấc paracretamol lâng choom bhrợ chêết bil. Tu cơnh đêêc, manuyh k’ăy năc ộm crêê cơnh lâng t’ngay c’xêê ng’ộm. Oó lâh ộm buah bia bêl cr’chăl ng’ộm z’nươu paracetamol, tu buah bhrợ t’bâc độc coh loom âng z’nươu. Chr’năp bhlâng, manuyh k’ăy năc lêy đọc ghit coh bha ar pa choom ng’ộm âng pazêng rau z’nươu xoọc ng’ộm đoọng doọ choom ộm la lâh bấc vêy pr’đươi paracetamol.
Zơ nươu pa xiêr cr’hoóc: Codein lâng dextromethorphan năc z’nươu pa xiêr k’ooh buôn vêy ta đươi. Lêy ghit k’ooh năc tỵ pa liêm c’lâng pr’hơơm, pa gluh đh’mâl, đac gr’haac căh cậ rau mot ooy mr’loọng. Pazêng z’nươu pa xiêr k’ooh năc đhiệp ng’đươi bêl k’ooh bâc, k’ooh la lâh đanh bhrợ nhưh nhêên a chăc a zân, c’ta, căh kiêng bêch. Muy coh pazêng vaih cr’ăy cơnh lơơng ngân bhlâng âng bơr z’nươu cr’ooh n’nâu năc bhrợ k’đhap ng’pơ hơơm, pa bhlâng năc lâng p’niên k’tưi. Tu cơnh đêêc, căh choom đươi z’nươu đoọng ha p’niên k’tứi lâng lêy ghit bêl ộm z’nươu đoọng ha manuyh vêy bâc đh’mâl, manuyh crêê k’hươn, căh cậ pơ hơơm k’đhap… Bh’rớ đươi dua zơ nươu tiêng lâh mơ coh đanh đươnh năc choom bhrợ cr’ăy cơnh lơơng, tu cơnh đêêc, năc đươi z’nươu crêê cơnh lâng crêê t’ngay c’xêê. Lâh n’năc, căh choom đươi codein lâng apêê pân đil xoọc đoọng k’coon măm, căh cậ căh choom đoọng ha c’bhuh ma nuyh vêy đhr’năng xăl đơơh bhlâng codein dưr vaih morphin, tu choom bhrợ t’vaih đhr’năng chêêt bil ha acoon p’niên xoọc măm k’căn, tu crêê độc morphin.
Zơ nươu zâl đhr’năng hooi aham coh moh, đêệng moh: Pazêng z’nươu bhrợ hêệ c’lâng aham zâl đhr’năng buôn gluh hooi aham coh moh, đêệng moh: pseudoephedrin, phennylephrin, naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin ng’ộm lâng t’dzơợt đac ooy moh. Zơ nươu bhrợ t’vaih đhr’năng cr’xêêu c’lâng aham bhrợ pa xiêr đhr’năng hooi âng aham lâng pa xiêr đhr’năng hooi aham coh moh. Hân đhơ cơnh đêêc, bêl ộm z’nươu la lâh bâc, căh cậ p’niên k’tưi ộm z’nươu, z’nươu buôn bhrợ tr’xêêu pazêng aham coh prang a chăc a zân, bhrợ t’vaih bhrậu a chăc a zân, gluh cr’hậu, viir moh mắt, huyết áp dal, pơ hơơm đơơh… Tu cơnh đêêc, pa bhlâng lêy ghit bêl đoọng p’niên k’tưi ộm z’nươu, manuyh dal huyết áp, manuyh k’ăy k’hươn, k’ăy ch’chiêl hoọng, đhó gluh đường… Năc căh dzợ ộm zơ nươu, xang bêl ộm năc dưr vaih cr’ăy cơnh lơơng.
Lâh n’năc, pazêng z’nươu bhrợ tr’xêêu c’lâng aham lâng đác t’dzơợt, xịt moh đươi đanh t’ngay năc choom bhrợ t’vaih đhr’năng u zâl, năc coh tr’nơơp dưah đhr’năng hooi đac đh’mâl, đêệng moh, ha dzợ coh t’tun năc bhrợ cớ đêệng moh, tu z’nươu bhrợ t’vaih đhr’năng x’xêê căh cơnh c’xu, bhrợ k’ăy c’lâng đác đh’mâl… Tu cơnh đêêc, manuyh k’ăy năc ộm crêê cơnh p’too pa choom bêl ng’ộm z’nươu (muy chu pa dưah năc căh đanh lâh 5 t’ngay).
Lêy ghit căh đươi kháng sinh bêl crêê k’hir, đh’mâl cr’hoóc tu vi rút. Kháng sinh ng’đươi coh muy bơr đhr’năng năc manuyh k’ăy k’hir, đh’mâl cr’hoc tu vi khuẩn bhrợ t’vaih. Bêl ta k’dua đươi kháng sinh, năc manuyh k’ăy ộm crêê cơnh, căh choom lươi z’nươu lâng ộm mơ lưch z’nươu vêy ta đoọng, hân đhơ xơợng a chăc a zân ơy dưah xang muy bơr t’ngay ộm z’nươu.
Bêl crêê k’hir, đh’mâl cr’hoóc, manuyh k’ăy năc choom bhrợ muy bơr bh’rớ doọ ng’đươi zơ nươu đoọng t’bil lơi pr’luh cr’ăy, cơnh đhêy ăt, p’xoọng zập đác, nhâm mâng dinh dưỡng ( cha bâc muy bơr rau chr’na đha năh cơnh tỏi, hành, a hự, tía tô, chanh, đác c’root…), oó lâh ăt đăn lâng manuyh n’lơơng đoọng pa xiêr đhr’năng trơơi boọ. Pa bhlâng, k’hir, đh’mâl cr’hoóc năc choom g’đech lâng bh’rớ pa liêm pa sạch a chăc a zân, oó lâh tươc ooy zr’lụ bâc manuyh coh cr’chăl vaih pr’luh, cha ộm zập chât lâng tiêm vắc xin zâl pr’luh cr’ăy./.
Cảm cúm lúc giao mùa - Những lưu ý khi dùng thuốc
Các thuốc cảm cúm hiện rất phổ biến trên thị trường, tuy nhiên cần lưu ý các thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng trên người bệnh mà không có tác dụng loại trừ nguyên nhân (virut) hay rút ngắn thời gian mắc bệnh. Ngoài ra, các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.
Theo DS Trần Thúy Ngần, các thuốc cảm cúm trên thị trường hiện rất đa dạng với nhiều tên biệt dược khác nhau nhưng có thành phần thuộc bốn nhóm chính sau:
Thuốc hạ sốt, giảm đau: Thành phần hạ sốt, giảm đau trong các thuốc cảm cúm thường được sử dụng là paracetamol. Ở liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, quá liều paracetamol có thể gây độc cho gan. Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi dùng liều độc của thuốc. Hoại tử gan phụ thuộc liều là độc tính cấp nghiêm trọng nhất do quá liều paracetamol và có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc. Cần hạn chế uống rượu khi đang dùng paracetamol do rượu làm tăng độc tính trên gan của thuốc. Đặc biệt, người bệnh cần kiểm tra kỹ tờ hướng dẫn sử dụng của các thuốc đang sử dụng để tránh quá liều do sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc cùng chứa paracetamol.
Thuốc giảm ho: Codein và dextromethorphan là hai thuốc giảm ho thường được sử dụng. Cần lưu ý ho là phản xạ sinh lý giúp làm sạch đường thở, tống xuất đờm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Các thuốc giảm ho chỉ nên sử dụng trong trường hợp ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ. Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của hai thuốc ho này là gây suy hô hấp, đặc biệt trên trẻ nhỏ. Do đó, không dùng thuốc cho trẻ nhỏ và thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh ho nhiều đờm, người bị hen hoặc suy giảm hô hấp... Việc dùng thuốc liều cao kéo dài có thể gây phụ thuộc thuốc nên cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc. Ngoài ra, chống chỉ định codein cho phụ nữ cho con bú khi người mẹ nghi ngờ hoặc được xác định thuộc nhóm người có chuyển hóa codein cực nhanh thành morphin vì có thể gây tử vong cho trẻ bú mẹ do nhiễm độc morphin.
Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi: Các thuốc co mạch trị sung huyết, ngạt mũi: pseudoephedrin, phenylephrin, naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin có dạng uống và dạng nhỏ, xịt mũi. Thuốc gây co mạch dẫn đến làm giảm lưu lượng máu và làm giảm sung huyết mũi. Tuy nhiên, khi dùng thuốc quá liều hoặc trên người bệnh nhạy cảm, đặc biệt trẻ em, thuốc có thể gây co mạch toàn thân dẫn đến tím tái, vã mồ hôi, choáng, tăng huyết áp, hồi hộp, chóng mặt, đánh trống ngực... Do đó, đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, người bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, người bị hen, suy thận, đái tháo đường hoặc cường giáp... Cần ngừng ngay thuốc nếu phản ứng phụ xảy ra.
Ngoài ra, các thuốc co mạch dạng nhỏ, xịt mũi dùng lâu ngày có thể gây hiện tượng “bật lại” (rebound) tức là lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây nghẹt mũi trở lại do thuốc làm giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi và làm tổn thương hệ thống màng nhầy - lông chuyển trong mũi. Do đó, người bệnh cần tuân thủ khuyến cáo về liều dùng và thời gian dùng thuốc (một đợt điều trị không kéo dài quá 5 ngày).
Cần lưu ý, không dùng kháng sinh khi bị cảm cúm do virut. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong một số trường hợp người bệnh cảm cúm bị bội nhiễm vi khuẩn. Khi được chỉ định kháng sinh, người bệnh cần lưu ý không bỏ liều thuốc và uống hết lượng thuốc được kê kể cả trong trường hợp cảm thấy khỏe hơn sau một vài ngày.
Khi bị cảm cúm, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc để hỗ trợ đẩy lùi bệnh như nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng (tăng cường một số loại thực phẩm như tỏi, hành, gừng, tía tô, chanh, mật ong...), hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan bệnh. Đặc biệt, cảm cúm có thể chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, tránh đến chỗ đông người khi có dịch, ăn uống đủ chất và tiêm vắc-xin phòng bệnh./.
Bài: Suckhoedoisong.vn
Ảnh: Nguồn Internet
Viết bình luận