Lêy cha’mêết cr’ay k’hươn ooy apêê t’coóh t’ha
Thứ tư, 00:00, 20/12/2017

Đhanuôr lâng pr’zợc nha nhêr!

Ting cơnh Tổ chức Y tế bha’lang k’tiếc, k’hươn nắc mưy ooy zâp pr’lúh cr’ay mạn tính buôn lưm bhlâng. Cr’ay k’hươn zâp ngai ruúh zêng crêê váih, bấc ngai tơợp váih xoọc dzợ p’niên k’tứi, pr’lúh cr’ay r’dợ bil pất bêl dưr pậ hân đhơ cơnh đêếc choom dưr váih cớ bêl chô t’coóh. Bấc bêl apêê cung choom cr’ay k’hươn g’lúh tr’nơợp bêl t’coóh t’ha. Ooy t’ruíh Manứih padứah đh’réh cr’ay cóh bhươl cr’noon bêl đâu, azi nhăn xay moon tước đhanuôr pr’zợc ooy đắh c’léh cr’ay lâng bhiệc zư cha’mêết cr’ay k’hươn ooy apêê t’coóh t’ha.

Bơr pêê râu bh’rợ bhrợ t’váih cr’ay k’hươn

Apêê bơơn lêy bơr pêê râu choom bhrợ t’váih cr’ay k’hiươn. Nhiễm khuẩn c’lâng pr’hơơm tu viru. K’ay đh’mâl cr’oóh, brung brăng cóh đông, brung brăng cóh đh’num pr’lọp, tr’ploóc chr’cóp cóh bh’năn băn cơnh cóh a’choo, mèo, tr’pai, xong đông, a’chông, a’tam, k’cập cung nắc râu bhrợ padưr váih cr’ay buôn lưm. K’hươn choom dưr váih bêl manứih ặt pa’ngoọp, k’rang k’pân vêy râu, tr’vay tr’lin... bơr pêê râu zanươu cơnh: aspirin, zanươu chẹn beta zư padứah dal huyết áp, cr’ay da’dưl lâng cơnh t’dzoọt cóh mắt zư padứah cr’ay thiên đầu thống, bơr pêê râu pr’đươi nhuộm pr’hoọm lâng chất zư đợc ch’na đh’nắh cung bhrợ cr’ay k’hươn.

C’léh cr’ay âng k’hươn phế quản

Cr’ay k’hươn phế quản nắc c’léh cr’ay bhlâng lâng buôn bơơn năl âng manứih k’ay k’hươn. C’léh cr’ay nắc buôn năl cơnh pa’chéh, hooi đh’mâl, k’cướt mắt, bhrông mắt, k’cướt móh, hooi đác mắt, đác móh, k’oóh 2, 3 tiếng xang nặc xơợng k’đhạp p’hơơm. Ooy cr’chăl tr’nơợp k’ay, k’đhạp p’hơơm, xơợng k’juục k’joọc apêê lơơng bơơn xơợng. Xang nặc ting ặt p’hơơm k’đhạp a’năm, lêy k’đhơợng têy cóh zương đoọng p’hơơm, plóh cr’hộ, ga’lêếh ga’lêêng, p’rá cung ta’cắt. G’lúh p’hơơm k’đhạp đenh mơ 10-15 phút, bấc bêl nắc tước k’tiếng cắh cậ choom toong t’ngay cắh choom lứch. Đợ t’tưn nắc xơợng doọ dzợ lấh k’đhạp p’hơơm lâng đợ t’tưn nắc mưy k’oóh lâng gr’hạc đ’mâl. Đh’mâl vêy pr’hoọm bhoọc cha’ngaách. Manứih k’ay p’nhăn gr’hạc nắc ting xơợng tưn taách lấh mơ. Cr’ay k’hiươn buôn dưr váih bêl hi’dưm, cắh cậ bêl tr’xăl plêệng k’tiếc cắh cậ bêl váih zâp c’léh cr’ay cơnh ta moon tếh ki.

Lêy lơi jợ đợ cr’ay buôn k’noọ nắc k’hươn

Cr’ay k’hươn nắc cr’ay buôn lưm ooy apêê t’coóh t’ha. Hân đhơ cơnh đêếc, pr’lúh cr’ay k’hiươn buôn cắh ta p’gít lêy tu ooy apêê t’coóh t’ha k’đhạp bơơn năl nắc cr’ay k’hươn hay cr’ay da’dưl, xoóh.. tuzâp c’léh cr’ay độp tr’cơnh hadang cắh ta moóh gít. Apêê ôộm hót đenh nắc buôn viêm xoóh cung vêy c’léh cr’ay cơnh k’hươn. Cr’ay da’dưl cung bhrợ p’hơơm k’đhạp, k’ay đhi’đhưa, da’dưl, bấc bêl cung buôn k’noọ nắc k’ay k’hươn. Apêê t’coóh t’ha buôn ta k’noọ tr’lục lâng cr’ay lơơng, c’năl bh’riêl cắh dzợ lấh cung buôn k’noọ nắc k’ay k’hươn nắc bhrợ k’đhạp ha pêê zư padứah, buôn lêy cha’mêết lết. Bơr pêê apêê k’ay buôn ta moon nắc k’hươn cơnh cr’ay xoóh k’đêệng mãn tính, viêm phế quản cấp cơnh k’hươn, viêm phế quản mạn tính, k’hươn da’dưl.

Đợ râu dưr váih ha dang crêê cr’ay k’hươn ha dợ cắh lêy cha’mêết liêm gít

Bêl cr’ay k’hươn dưr váih nắc manứih k’ay k’đhạp p’hơơm, vêy bêl choom pắt pr’hơơm. Manứih k’ay choom chêết bil cóh đông cắh cậ truíh c’lâng đơơng padứah. Lấh mơ, hadang k’hươn váih cr’ay xoóh k’đêệng mạn tính nắc k’đhạp pa dứah lấh mơ tu chức năng xoóh cắh choom dứah dzợ. Đợc đenh t’ngay k’hươn bhrợ suy c’lâng pr’hơơm mạn tính, xang nặc suy da’dưl-dzợ ta moon nắc tâm phế mạn. Pr’ắt tr’mung cắh liêm k’rơ tu taluôn lướt bệnh viện zư padứah...

Zư padứah k’hươn cóh apêê t’coóh t’ha

Zư padứah cr’ay k’hươn cấp lâng zâp râu zanươu gián phế quản, kháng viêm, p’hơơm oxy. Zâp râu zanươu lêy đươi cơnh zanươu giãn phế quản: theophylin, salbutamol, zanươu kháng viêm Corticoid cơnh: prednisolon, betamethason... bhiệc zư padứah zâp râu zanươu nâu nắc lêy vêy râu lêy cha’mêết âng bác sĩ đoọng g’đéch bhiệc váih zâp râu cr’ay lơơng mốp lết. Cr’chăl nâu, manứih t’coóh t’ha buôn lưm zâp cr’ay mạn tính cơnh: padưr huyết áp, cr’ay da’dưl, đhọ tháo đường lêy ôộm bấc râu zanươu zâp t’ngay nắc choom bhrợ tr’zêl zâp râu zanươu bhrợ dưr váih bấc râu cắh liêm choom cắh cậ bhrợ dưr váih bấc râu zêl cha’groong cắh liêm crêê âng zanươu. Tu cơnh đâu, apêê cóh đông xay moon đoọng ha bác sĩ zư padứah năk gít.

Manứih t’coóh t’ha buôn ha vil nức apêê cóh đông lêy pác đoọng ôộm zanươu zâp t’ngay, zâp g’lúh đoọng ha pêê k’ay. Têy dzung buôn ha dêêr k’đhạp lêy đươi zanươu cơnh xịt, khí dung, tu cơnh đâu apêê cóh đông lêy zooizúp. Manứih đông lêy cha’mêết liêm gít đoọng bơơn lêy zâp c’léh cr’ay dưr ngân pr’lúh cr’ay lâng zâp râu dưr váih cắh liêm crêê âng zanươu ooy manứih k’ay đoọng vêy c’lâng zư padứah đấh loon./.

 

KIỂM SOÁT BỆNH HEN Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hen là một trong các bệnh mạn tính hay gặp nhất. Bệnh hen không chừa lứa tuổi nào, nhiều người lần đầu bị hen khi tuổi còn rất nhỏ, bệnh giảm dần khi lớn lên nhưng có thể tái phát khi về già. Đôi khi người ta cũng có thể bị hen lần đầu tiên khi tuổi đã cao. Trong Tiết mục: Thầy thuốc buôn làng hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con về triệu chứng và cách kiểm soát bệnh hen ở người cao tuổi.

Một số yếu tố khởi phát cơn hen

Người ta nhận thấy một số yếu tố có thể gây khởi phát cơn hen. Nhiễm khuẩn hô hấp do virut (virut hợp bào hô hấp, parainfluenza, cúm) là rất hay gặp. Cảm cúm, bụi nhà, các loại bọ nhà, bụi chăn đệm, lông móng các loài gia súc như chó mèo chuột thỏ, khói, con mạt giường, tôm, cua, sò, hến cũng là các yếu tố kích phát hay gặp. Hen có thể xuất hiện sau khi bị trầm cảm, lo âu, mâu thuẫn cảm xúc, chấn thương tình cảm. Một số thuốc như: aspirin, thuốc chẹn beta (B-blocker) điều trị tăng huyết áp, bệnh tim và ở dạng nhỏ mắt điều trị bệnh thiên đầu thống, một số phẩm nhuộm màu và chất giữ thực phẩm cũng gây cơn hen. Gắng sức (nhất là khi ngưng gắng sức), không khí lạnh, mãn kinh cũng gây hen.

Triệu chứng của hen phế quản

Cơn hen phế quản là triệu chứng chính và để nhận biết của bệnh hen. Triệu chứng báo trước thường là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, đỏ mắt, ngứa mũi, chảy nước mắt, nước mũi, ho khan vài tiếng rồi xuất hiện khó thở. Ở giai đoạn đầu, khó thở chậm, khó thở ra, có tiếng cò cử mà người ngoài cũng nghe thấy. Sau đó, khó thở tăng dần, phải tì tay vào thành giường để thở, toát mồ hôi, mệt mỏi, tiếng nói ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài khoảng 10-15 phút, đôi khi hàng giờ hoặc có thể liên miên cả ngày không dứt. Sau cùng, cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đàm. Đàm có màu trong, quánh dính. Bệnh nhân càng khạc đàm ra nhiều thì càng dễ chịu. Cơn hen thường xảy ra ban đêm (vì ban đêm có hiện tượng cường phó giao cảm), hoặc khi thay đổi thời tiết (do thay đổi độ ẩm trong không khí) hay khi có các yếu tố khởi phát như trên.

Cần loại trừ những bệnh dễ nhầm với hen

Bệnh hen là bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh hen hay bị bỏ sót vì ở người cao tuổi đôi khi khó nhận biết thực sự đây là bệnh hen hay là bệnh tim hay bệnh phổi khác vì các triệu chứng tương tự nhau nếu không hỏi kỹ. Người hút thuốc lá lâu năm thường bị viêm phế quản mạn và khí phế thũng cũng có triệu chứng giống hen. Bệnh tim cũng gây khó thở, đau ngực, tim, đôi khi ho cũng dễ nhầm với bệnh hen. Người cao tuổi hay nhầm lẫn, trí óc suy kém nên khi có bệnh thường hay nhầm lẫn và không chính xác nên gây khó cho thầy thuốc, dễ chẩn đoán sai. Một số bệnh dễ nhầm với hen là: Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường do thuốc lá, hội chứng nhiễm trùng, khó thở nhanh), viêm phế quản cấp dạng hen, viêm phế quản mạn, khí phế thũng, hen tim (tiền sử mắc các bệnh van tim như: hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ, tăng huyết áp, thở nhanh cả 2 kỳ).

Hậu quả của bệnh hen khi không kiểm soát tốt

Khi cơn hen xảy đến thì bệnh nhân khó thở dữ dội, có khi ngừng thở. Bệnh nhân có thể tử vong tại nhà hay trên đường đi cấp cứu. Ngoài ra, nếu hen chuyển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì càng khó chữa trị hơn vì chức năng phổi không hồi phục hoàn toàn. Lâu ngày hen gây suy hô hấp mạn, rồi suy tim (còn gọi là tâm phế mạn). Chất lượng sống giảm do phải thường xuyên đi bệnh viện cấp cứu...

Điều trị hen ở người cao tuổi

Điều trị cắt cơn hen cấp bằng các thuốc giãn phế quản, kháng viêm, thở oxy. Các thuốc hay dùng như thuốc giãn phế quản: theophylin, salbutamol, thuốc kháng viêm loại corticoid: prednisolon, betamethason… Việc điều trị các thuốc này cần có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ nguy hại không mong muốn. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường phải uống nhiều thứ thuốc hàng ngày nên có thể gây tương tác giữa các thuốc với nhau làm xuất hiện thêm nhiều phản ứng phụ không mong muốn khác hay làm giảm tác dụng của các thuốc. Vì vậy, người nhà phải thông báo cho bác sĩ điều trị biết rõ.

Người có tuổi thường hay quên nên người nhà phải chia thuốc uống hàng ngày, từng buổi cho bệnh nhân. Tay chân lại hay bị run nên khó sử dụng thuốc dạng xịt, khí dung, vì vậy người nhà phải hỗ trợ. Người nhà cần theo dõi kỹ để phát hiện các dấu hiệu trở nặng bệnh và các tác dụng phụ của thuốc ở người bệnh để có hướng xử trí kịp thời./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC