Xang 5 c’moo tợợ t’ngay đơơng tập lơi k’diịc, amoó Rơ Chăm Nâm, cóh vel Kép 1, chr’val Ia Mơ Nông, chr’hoong Chư Păh, tỉnh Gia Lai bhrợ bhiệc bhan Pơ Thi đoọng âng đơơng r’vai âng manứih lấh bil chô lâng bha lang k’tiếc âng Yàng.
Bhiệc nâu ta bhrợ ooy 2 t’ngay, hân đhơ cơnh đêếc, bh’rợ ra văng nắc tước mưy c’xêê. Đhị đợ t’nơơm Vông Đồng ga mắc đenh lấh k’ha riêng c’moo, bêl plêệng xoọc cắh ơy brương, đhanuôr cóh vel đông âng đơơng ta rí k’roóc đoọng ha pêê. Bêl đêếc, đợ xa’nưl chiing goong dưr xưl. Apêê t’coóh, bấc kinh nghiệm nắc k’đhơợng chiing ga mắc, manứih p’niên, cắh lấh kinh nghiệm nắc lêy k’đhơợng chiing k’tứi, ting n’toong bhrợ padưr liêm pr’hay. Đợ đh’riêng xa’nưl grơm priêng ting chr’va xưl tước ooy crâng k’coong ch’ngai, bhrợ đh’âr tước Yàng brắh xơợng. amoó Rơ Chăm Nâm đoọng năl, nâu đoo nắc j’niêng bh’rợ văn hoá ơy váih tơợ đenh âng đhanuôr cóh vel đông lâng amoó lêy bhui har bhlâng bêl bơơn bhrợ bấc râu bhiệc chr’nắp liêm đoọng ha k’diịc ơy lấh bil: “K’diịc cu bil 5 c’moo ơy, c’moo đâu acu lâng đhanuôr cóh vel đông bhrợ bhiệc Pơ Thi đoọng ha k’diịc. Nâu đoo nắc j’niêng cr’bưn âng manứih Jarai âng zi. Acu k’ay loom tơợ đâu cắh bơơn zâp t’ngay âng đơơng ch’na ooy xal k’diịc dzợ, hân đhơ cơnh đêếc, cung bhui har nắc đoọng r’vai âng k’diịc cu bơơn chô lâng bha lang k’tiếc đắh tốh, lâng Yàng”.
Pơ Thi nắc bhiệc bhan ga mắc bhlâng âng zâp vel đông manứih Jarai. Đhị bhiệc bhan nâu, zâp ngai đhanuôr đh’rứah chrooi đoọng ch’na đh’nắh, zên bạc đoọng lêy bhrợ padưr bhiệc bhan la lua chr’nắp liêm lâng zâp bh’rợ văn hoá pr’hay cơnh chi ớh chiing cha gâr, múa xoang, boọc bhrợ j’ngâl, bhrợ padưr ping xal. Ooy đợ t’ngay bhrợ bhiệc bhan, đợ zợ búah ơy ôộm nắc bịng cậ, xa’nưl chiing goong ting ặt chr’va xưl tước ra diu, đợ vòng xoang ting ặt p’têết dal, dzung c’jập liêm ma mơ, têy ma cr’đhơợng đh’rứah, ting bhr’dzang pr’lướt ta toọn ting cơnh kim đồng hồng. manứih boọl, manứih doọ, manứih dzợ méh, manứih ơy bếch, manứih mamung lâng manứih cắh dzợ nắc doọ dzợ vêy bhlưa ch’ngai ooy bhiệc Pơ Thi nâu. T’coóh vel Rơ Châm Đo, vel Pleikep Ping, chr’val Ia Mnông, chr’hoong Chư Păh, tỉnh Gia Lai đoọng năl, ooy bấc lang manứih, bhiệc bhan Pơ Thi dzợ bơơn đhanuôr cóh đâu zư đợc tu nắc râu ma bhưy chr’nắp âng văn hoá ty manứih Jarai: “Pơ Thi nắc bhiệc bhan ga mắc âng manứih Jarai, vêy chiing goong, vêy boọc bhrợ j’ngâl, váih múa xoang. Bhiệc bhan nâu chr’nắp bhlâng, nắc văn hoá ty âng đhanuôr zi, cắh choom lơi. Đhanuôr nắc t’bhlâng zư lêy bhiệc bhan Pơ Thi nâu”.
Đh’rứah lâng zâp bh’rợ văn hoá chr’nắp pr’hay nắc bhiệc Pơ Thi nắc g’lúh đoọng bhrợ p’cắh râu pa zưm liêm nhâm âng manứih Jarai. Đhanuôr hân đhơ ắt cóh ch’ngai, vel bhươl đăn đhị đâu ha dang xơợng váih bhrợ bhiệc bhan nắc chấc lêy chô ooy bhiệc bhan nâu. Đhị đâu, không gian văn hoá chiing goong Tây Nguyên bơơn bhrợ p’cắh mưy cơnh tự nhiên bhlâng, gít liêm lấh mơ ha dợ k’đhạp choom vêy mưy bhiệc bhan n’đoo choom bơơn bhrợ. Ting cơnh tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân, bêl ahay nắc Gíam đốc bảo tàng tỉnh Gia Lai, bhiệc zư lêy văn hoá ty chr’nắp âng bhiệc bhan Pơ Thi nắc đoo chr’nắp, lêy vêy râu k’rang lêy lâng chấc lêy năl liêm crêê ooy đắh bhiệc bhan nâu: “Kiêng đợ bhiệc bhan nâu bơơn zư lêy nắc pa bhlâng kiêng vêy râu moót bhrợ âng zâp cơ quan ban ngành crêê tước, âng zâp đoàn thể lâng lấh mơ nắc âng ngành văn hoá thể thao lâng du lịch. Acu moon cơnh đêếc cắh vêy mưy ngành văn hoá choom bhrợ. Ahêê nắc lêy moót bhrợ ooy bhiệc k’đươi moon đhanuôr ha cơnh đoọng zư lêy đợ râu văn hoá liêm chr’nắp ooy j’niêng cr’bưn, hân đhơ cơnh đêếc, cung lêy k’míah têêm ngăn”.
Cắh vêy nắc mưy g’lúh tr’lơi bhlâng âng manứih ma mung lâng manứih lấh bil, Pơ Thi bơơn ta lêy nắc mưy bhiệc bhan văn hoá lalua âng manứih Jarai cóh Tây Nguyên, đhị đợ văn hoá chr’nắp bhlâng bơơn lêy chi ớh p’cắh. Zư đợc Pơ Thi nắc zư đợc không gian văn hoá ty chr’nắp âng manứih Jarai./.
Độc đáo Lễ Pơ Thi của người Jarai
Công Bắc
Vào khoảng tháng 1 đến tháng 4 dương lịch hàng năm, ở các buôn làng người Jarai tại Tây Nguyên rộn ràng tổ chức lễ Pơ Thi. Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của người Jarai, quy tụ gần như đầy đủ những giá trị văn hóa đặc sắc nhất trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Sau 5 năm kể từ ngày tổ chức lễ tang chồng, chị Rơ Chăm Nâm, làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai làm Lễ Pơ Thi để tiễn đưa linh hồn người đã khuất về với thế giới của Yàng.
Lễ diễn ra trong 2 ngày nhưng công tác chuẩn bị thì cách đó cả tháng. Dưới tán những cây Vông Đồng cổ thụ hơn trăm tuổi, khi trời còn chưa sáng, bà con dân làng đem trâu, bò ra hiến sinh. Cùng lúc ấy, những nhịp cồng chiêng nổi lên. Người già, nhiều kinh nghiệm sẽ cầm chiêng to, người trẻ, ít kinh nghiệm thì cầm chiêng bé, theo nhịp mà đánh, hợp nhất thành điệu, thành bài. Âm trầm, âm cao, âm vang tới những vách núi xa xa, tới tận cổng trời, đánh động tới cõi của Yàng. Chị Rơ Chăm Nâm cho biết, đây là phong tục văn hóa lâu đời của bà con địa phương trong vùng và chị thấy vui khi làm được điều ý nghĩa cho người chồng đã khuất: “Chồng tôi mất đã được 5 năm rồi, năm nay tôi cùng dân làng làm lễ Pơ thi cho chồng. Đây là phong tục của người Jarai chúng tôi. Tôi buồn là từ nay không được hàng ngày mang cơm ra mộ nữa, nhưng cũng vui là để cho linh hồn chồng tôi được về với thế giới của Yàng.”
Pơ Thi là lễ hội lớn nhất của các buôn làng người Jarai. Tại lễ hội, tất cả bà con dân làng cùng góp công, góp của để tạo nên một lễ hội thực sự với các hoạt động văn hóa đặc sắc như diễn tấu cồng chiêng, múa xoang, tạc tượng nhà mồ, dựng nhà mồ. Xuyên suốt lễ hội, những ghè rượu cần cứ vơi lại đầy, tiếng cồng chiêng thâu đêm suốt sáng, những vòng xoang nối dài, chân dậm đều, tay cầm tay, đều thành một nhịp, chậm rãi từng bước và luôn di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Người tỉnh-người say, người thức- người ngủ, người sống- người chết đã không còn ranh giới trong Lễ Pơ Thi. Già làng Rơ Châm Đo, làng Pleikep Ping, xã Ia Mnông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cho biết, qua nhiều thế hệ, Lễ Pơ Thi vẫn được bà con nơi đây duy trì bởi đó chính là linh hồn của văn hóa truyền thống người Jarai: “Pơ thi là lễ hội lớn của người Jarai, có cồng chiêng, có tạc tượng, có múa xoang. Lễ hội này quan trọng lắm, là văn hóa truyền thống của bà con mình, không thể bỏ được. Bà con phải cố gắng duy trì Lễ Pơ Thi.”
Cùng với các hoạt động văn hóa đặc sắc thì Lễ Pơ Thi chính là dịp thể hiện sự cố kết cộng đồng của người Jarai. Bà con dù ở buôn xa, làng gần khi nghe tin thì đều tìm cách về dự lễ hội. Tại đây, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được thể hiện một cách tự nhiên nhất, rõ nét nhất mà khó có thể có một lễ hội nào làm được. Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Vân, nguyên Giám đốc bảo tàng tỉnh Gia Lai, vấn đề bảo tồn nét văn hóa truyền thống của Lễ Pơ Thi là rất cần thiết, cần có sự quan tâm và hiểu biết đúng về bản chất của lễ hội:“Muốn những lễ hội này được bảo tồn thì rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành liên quan, của các đoàn thể và đặc biệt là của ngành văn hóa thể thao và du lịch. Tôi nói như thế không phải chỉ riêng ngành văn hóa mà làm được. Chúng ta phải vào cuộc trong việc vận động bà con như thế nào để giữ được những nét đẹp trong phong tục tập quán thế nhưng phải đảm bảo được sự tiết kiệm.”
Không đơn thuần chỉ là một cuộc chia ly giữa người sống và người đã khuất, Pơ Thi được xem là một Lễ hội văn hóa thực sự của người Jarai ở Tây Nguyên, nơi mà những nét văn hóa đặc sắc nhất được trình diễn. Lưu giữ được Pơ Thi chính là lưu giữ được không gian văn hóa truyền thống của người Jarai./.
Viết bình luận