“Ting cơnh lang a hay ma nứih Cơ Tu, ha dang cắh âi bhuốih k’tiếc k’ruung năc cắh mơ pân bhrợ têng đh’râu đhị đhăm k’tiếc n’nắc: tal ha rêê, chóh đong zêng bhuốih ktiếc l’lăm, zước plêêng k’tiếc l’lăm. Đợ đhăm k’tiếc n’đoo mốp crêê pa hư, toóh tái, tr’vay tr’lin nắc cắh vêy choom ma mông. Tu cơnh đêếc, ma nứih Cơ Tu tơơi đhấc lâng zước Giang đhị đhăm k’tiếc liêm ch’ngaach t’mêê đoọng ma mông”. Nắc đoo râu xay trúih âng nghệ nhân Bhling Hạnh, 68 cmoo, ma nứih Cơ Tu ặt cóh vel Công Dồn, chr’val Zuôih, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Ting Nghệ nhân Bhling Hạnh, bh’rợ chơớc pay k’tiếc ặt ma mông nắc muy cóh bấc bh’rợ đhr’niêng tơợ lang a hay bơơn đha nuôr Cơ Tu pa bhlâng k’rang tước. Bêl vel âng ma nứih Cơ Tu lum jéh ca ay, cắh pr’đoọng pr’đhooi, chêệt bil... bêl đêếc, bh’rợ âng vel nắc lướt tơơi đhấc ooy đhăm k’tiếc t’mêê đoọng đha nuôr ặt ma mông. Bh’rợ bhrợ pa dưr vel nắc râu bh’rợ ma mông âng vel tu cơnh đêếc bơơn k’đươi t’coóh vel ngai chr’nắp ma bhuy bhlâng k’đhơợng bhrợ. T’coóh vel vêy k’rong apêê tô c’bhúh xay moon bh’rợ chơớc lêy đhăm k’tiếc t’mêê chô ma mông; bêl zấp ngai zêng mr’cơnh loom nắc bh’rợ tơơi đhấc bơơn xay bhrợ. Bh’rợ lướt bhuốih k’tiếc vel t’mêê bơơn t’coóh vel k’đươi moon apêê tô c’bhúh lâng đha nuôr cóh vel. Zr’lụ k’tiếc âng đha nuôr Cơ Tu chơớc pay nắc đoo đhị đhăm k’tiếc ga mắc bhứah, đăn toọm đác, ha rêê ha lai buôn bhrợ têng lâng vêy đhị choom g’đách a rập a bhuy, a đhắh dzăm. Zr’lụ đhăm k’tiếc liêm choom bhlâng nắc zấp n’đắh doó vêy da ding ga ving, k’tiếc liêm ch’chóh, b’băn. T’coóh Bhling Hạnh moon, ma nứih Cơ Tu cóh Quảng Nam vêy bấc cơnh đhr’niêng chơớc pay k’tiếc bhrợ pa dưr vel. Muy cơnh bấc đhr’niêng bh’rợ n’nắc, nắc đoo óih lâng a tơợng. Hâu tu vel chơớih pay a tơợng tu cóh a tơợng bêl bóh đơớh pr’tóh đoọng xoo lêy: “Tợơp bhrợ bhuốih, a pêê xrắ ooy k’tiếc hình chữ U. N’đắh nắc a bhuy plêêng k’tiếc, muy n’đắh nắc acoon ma nứih. Bêl óch a tơợng, t’coóh vel vêy pa nhưa moon, zước ga vớh a bhuy dang plêêng k’tiếc. Ha dang a tơợng roóh pr’tóh tân jéh bhứah n’đắh a bhuy, nắc đha nuôr choom ặt ma mông dhị đhăm k’tiêc n’nắc. Bh’rợ bhuốih k’tiếc k’ruung, âi ặ xang, bóh a tơợng nắc a bhuy âi zươi”.
Bêl zấp râu bh’rợ bhuốih k’tiếc âi ặ liêm xang, t’coóh vel nắc ma nứih ch’ol moon bhrợ đong xang, Gươl vel đhị ooy. Zấp đong, zấp cha nắc ma chơớc lêy tr’ma chóh đong lâng chroi chóh Gươl âng vel....
Gươl âi chóh xang, nắc bêl đha nuôr ra văng muy p’nong a óc đoọng bhuốih đong, bhuốih Gươl; pay a ham a óc xut ooy apêê đong, xút ooy mang zấp ngai cóh vel. Ha dợ lêệ a óc nắc bơơn chiêm đoọng zấp ngai cóh vel đắh cha hơnh vel t’mêê Gươl t’mêê. Zấp ngai đh’rứah bhui har, đhưưng xí, tân tung da dặ, bhrợ bh’noóch p’rooi xay moon lâng plêêng k’tiếc vel t’mêê âi dưr váih.
T’coóh Nguyễn Văn Phi, Phó Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam moon, đhr’niêng bh’rợ Bhuốih k’tiếc k’ruung pa dưr vel nắc đhr’niêng bh’rợ liêm chr’nắp âng đha nuổ Cơ Tu cóh Nam Giang, tỉnh Quảng Nam pa cắh pr’ặt tr’mông a bhô dang âng đha nuôr Cơ Tu ma mông cóh m’pâng crâng ca coong lâng za nươr ooy crâng da diing. Đha nuôr Cơ Tu rơơm kiêng acoon ma nứih ma mông choom ặt ma mông liêm lâng crâng ca coong yêm têêm, ca bhố ngăn: “Nâu đoo đhrniêng bh’rợ liêm pr’hay la lay âng đha nuôr Cơ Tu cóh Nam Giang. Đhr’niêng bh’rợ n’nâu đơơng âng bh’rợ vel bhươl, pa cắh râu tr’zooi tr’đoọng dhd’rứah, đh’rứah p’too moon lang p’niên k’tiếc vel, năl zư lêy râu ma mông mêếh âng c’la đay”.
Đhr’niêng bhuốih k’tiếc k’ruung pa dưr vel âng ma nứih CƠ Tu đơơng âng râu c’léh liêm la lay, chr’nắp pr’hay cóh đhrniêng bh’rợ lang a hay âng apêê đha nuôr acoon cóh trúih da ding Trường Sơn. Râu liêm pr’hay n’nắc âi chroi đoọng bhrợ t’bấc ooy cbhúh văn hóa liêm pr’hay, chr’nắp pr’hắt âng văn hóa Việt Nam./.
Độc đáo tục “Cúng đất lập làng” của đồng bào Cơ Tu
A lăng Lợi
Cũng như nhiều dân tộc anh em khác ở Trường Sơn- Tây Nguyên, đồng bào Cơ Tu tỉnh Quảng Nam rất quí trọng và tôn kính hai chữ “Đất Làng”. Từ xưa, bà con Cơ Tu quý trọng từng con sông, ngọn núi, nơi đã che chở và nuôi dưỡng cả cộng đồng. Bà con tôn kính và xem nơi ở của Làng là một nơi thiêng liêng vừa huyền bí, vừa gần gũi. Từ đó, đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam đã hình thành nên nghi thức lễ “Cúng đất lập làng”. Nghi thức lễ này luôn được cộng đồng người Cơ Tu bảo tồn và lưu giữ nguyên bản quan hàng trăm năm. Đây là nét văn hóa đẹp và độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam.
Ảnh: Báo Văn hóa điện tử
“Theo người Cơ Tu, nếu chưa cúng đất thì không bao giờ dám làm bất cứ hoạt động gì trên mảnh đất đó: Phát nương, làm rẫy hay dựng nhà đều phải cúng đất, xin Giàng trước. Những khu đất nào xấu tức là con người có hành động không tốt với đất như phá đất, phá rừng tự tiện thì khu đất đó chắc chắn không sống được. Nên người Cơ Tu phải di dời và xin Giàng khu đất lành mới để sinh sống.” Đó là lời chia sẻ của nghệ nhân Bhling Hạnh, 68 tuổi, dân tộc Cơ Tu ở thôn Công Dồn, xã Zuốih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Theo nghệ nhân Bhling Hạnh, việc chọn đất lập làng là một trong những tín ngưỡng dân gian được đồng bào Cơ Tu đặc biệt quan tâm. Khi làng của người Cơ Tu gặp chuyện không may do thiên tai, dịch bệnh, chết chóc.... Khi ấy, nhiệm vụ của làng là phải di dời, tìm vùng đất mới để đưa làng tới an cư lập nghiệp. Công việc lập làng quyết định sự tồn vong của làng nên thường được giao cho già làng có uy tín nhất. Già làng sẽ tập hợp lại các trưởng tộc bàn việc tìm khu đất lập làng mới; khi tất cả cùng thống nhất thì việc di dời làng được thực hiện. Công việc đi cúng làng mới được già làng phân công cho các trường tộc và các thành viên trong làng. Vùng đất mà bà con Cơ Tu chọn lập làng mới phải là nơi rộng rãi, gần nguồn nước, thuận tiện chi việc sản xuất nương rẫy và cũng có thế phòng thủ vững chắc chống lại kẻ thù, thú dữ. Vùng đất lý tưởng nhất là bốn phía không có núi che khuất, đất tốt, có khả năng trồng trọt các loại hoa màu. Ông Hạnh bảo, người Cơ Tu ở Quảng Nam có nhiều nghi thức chọn đất lập làng. Một trong những nghi thức đó là chọn đất bằng lửa và cây đót. Sở dĩ làng chọn cây đót vì trong cây đót khi đốt lên sẽ phát ra những tiếng nổ nghe rất rõ, dễ nhận biết. “Bắt đầu nghi lễ cúng làng mới, già làng và các trưởng tộc ngồi vòng tròn và vẽ xuống đất hình chữ U theo nghi thức một bên thần đất thần trời, một bên con người của làng. Già làng lấy hộp đá lửa ra để tạo lửa, hai người cầm 2 bó đuốc, những người còn lại cầm hai đầu cây đót hơ trên ngọn đuốc trong phạm vi hình chữ U đó. Trong thời gian đốt lửa, già làng kêu trời, đất, thần linh xin cho dân làng được nhà cửa sống ổn định, yên bình, không gặp rủi ro bất hạnh. Nếu cây đót cháy, tiếng nổ của đót xé xa bên ma quỷ thì ma quỷ thua, dân làng chiến thắng. Có nghĩa, khu đất đó sẽ thuộc về với dân làng. Việc cúng đất lập làng đã thành công, nướng cây đót ma rừng đã thua.”
Khi mọi việc cúng đất đã hoàn thành, già làng sẽ là người vẽ hình làng, hình nhà, hình Gươl cụ thể để dân làng bắt tay vào xây dựng làng mới. Mỗi nhà, mỗi gia đình được quyền tự do chọn vật liệu dựng nhà và đóng góp vật liệu dựng Gươl của làng....
Gươl đã dựng xong, đó là lúc dân làng chuẩn bị một con heo sống, để cúng nhà, cúng Gươl; lấy máu của con heo bôi lên các ngôi nhà và lên từng người trong làng. Còn thịt heo sẽ được dọn thành các mâm để mọi người cùng quây quần mừng có Gươl mới, làng mới. Mọi người cùng nhau hát lý, nói lý, tân tung da dă theo nhịp trống chiêng báo với đất trời làng mới đã hình thành.
Ông Nguyễn Văn Phi, Phó Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết nghi thức Cúng đất lập làng là tập tục độc đáo và đặc trưng của đồng bào Cơ Tu ở Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thể hiện đời sống tâm linh, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Cơ Tu sống giữa núi rừng và phụ thuộc vào thiên nhiên. Đồng bào Cơ Tu mong muốn rằng con người sẽ sống hòa đồng cùng núi rừng, đất trời yên ổn, ấm no hạnh phúc.“Đây là nghi thức đặc trưng của đồng bào Cơ Tu ở Nam Giang. Nghi thức này mang tính cộng đồng rất cao, thể hiện sự hỗ trợ, giúp đỡ lần nhau đồng thời giáo dục thế hệ trẻ biết coi trất đất làng, biết bảo vệ và gìn giữ môi trường sống của chính mình.”
Tục Cúng đất lập làng của người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam mang những nét rất riêng, độc đáo trong phong tục tập quán dân gian của các đồng bào dân tộc trên dãy Trường Sơn. Bản sắc ấy đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam./.
Viết bình luận