Liêm pr’hay đợ đhr’nông Rông âng đha nuôr Xơ Đăng
Thứ bảy, 00:00, 25/08/2018
Tước lâng đha nuôr Xơ Đăng cóh Tây Nguyên, râu liêm pr’hay bhlâng cơnh lâng t’mooi cắh choom ha vil nắc đoo đhr’nong Rông ga mắc, ặt đhị m’pâng âng zấp vel. Cắh muy liêm pr’hay cóh pr’đhang, Rông dzợ nắc đhị chr’ănps ma bhuy âng vel bhươl Xơ Đăng. Rông âng đha nuôr apêê c’bhúh acoon cóh Tây Nguyên moon pa zum lâng âng ma nứih Xơ Đăng moon la lay, bơơn lêy muy c’léh văn hóa liêm pr’hay la lay âng đhăm k’tiếc n’nâu.

 

Cơnh lâng đha nuôr acoon cóh Tây Nguyên, Rông vêy chr’nắp nắc đhị ma bhuy, văn hóa lâng pr’dưr pr’dzoọng âng prang vel bhươl. Rông âng ma nứih Xơ Đăng nắc đhr’nong đong đh’rơơng bhứah, bh’bhung dal, lêy tơợ ch’ngai nắc cơnh pla chung , c’đhâng m’pâng vel. A noo A Pháo, Chủ tịch chr’val Đắc Ang, chr’hoong Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum moon “ Rông nắc đhị ặt bhrợ za zum âng prang vel, tơợ t’ngay bhiệc bhan ga mắc k’tứi, đha nuôr zêng k’rong chô ặt cóh Rông đoọng đh’rứah bhrợ têng. Rông bơơn zấp ngai cóh vel đh’rứah chóh bhrợ, pác  k’đươi bh’rợ zấp ngai, zấp c’bhúh muy bh’rợ. Rông bêl a hay bơơn cha pợ lâng ha la ch’loọn, plăng, z’để tr’naanh ra dzul cr’đêê… nâu câi nắc cha pợ lâng tôn”.

Đhị chóh c’đhâng Rông nắc bơơn t’coóh vel chơớih pay lâng buôn ta bhrợ đhị đhăm k’tiếc dal, đh’hi. Rông bơơn chóh đhị đoo buôn ch’lang lêy tơợ ch’ngai n’đhang cắh choom cóh đhị tơợp moọt vel cắh cậ x’ría vel. Bh’rợ chóh Rông nắc ting xơợng đươi liêm apêê đhr’niêng xa nay âng vel bhươl. Ting đhr’niêng xa nay, t’coóh vel vêy xay trúih quyết định bhrợ Rông đoọng ha zấp ngai cóh vel l’lăm muy c’moo đoọng ra văng tr’mam, xang nắc bhuốih zước plêêng k’tiếc đoọng đha nuôr chóh bhrợ. T’coóh vel nắc ma nứih ch’mêệt lêy, k’đhơợng xay đha nuôr đoọng k’đhơợng nhâm râu liêm crêê ting pr’đhang ty đanh, pác k’đươi trách nhiệm ha ting pr’loọng đha nuôr chroi đoọng c’rơ g’lêếh, chơớc lêy tr’mam lâng cr’van cr’bhố.

 

Rông âng ma nứih Xơ Đăng vêy tơợ 8 tước 10 t’nool bha lâng, ting r’đơơng pậ tứi âng Rông. C’bhúh t’noọl bơơn p’têêt đh’rứah lâng apêê z’nir, đợ apêê z’nir bơơn ra pặ clăng váih muy pr’đhang đoọng za glớ đh’rơơng đong. T’noọl bha lâng p’têệt lâng t’noọl k’tứi lâng apêê chr’léh. T’coóh A Phâng, chr’val Đắc Ang, chr’hoong Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, moon “ Cơnh lâng đha nuôr Xơ Đăng, Rông nắc choom dal, dưr z’lấh ooy plêêng cơnh đêếc nắc vêy bơơn k’rong râu ma bhuy âng plêêng k’tiếc. Đha nuôr Xơ Đăng moon, Rông nắc poong p’têệt bhlưa acoon ma nứih lâng plêêng ktiếc, a bhuy a lụ, nắc đhị  tr’lúc pa zum lâng k’rong đớc cr’noọ cr’niêng bhlua acoon ma nứih lâng apêê a bhô dang “ Chóh Rông cóh đâu nắc a zi vêy lướt chơớc đợ n’loong ga mắc, vil. Zấp đoo cắh đươi đinh đoọng chóh bhrợ pa nhâm nắc zêng chọ lâng c’rêê. Nắc muy t’coóh vel lâng apêê t’coóh t’ha vêy năl cơnh bhrợ têng, năl cơnh chọ lâng k’đhơợng xay ca coon cha chau. Chóh đong nắc đhêêng pân jứih a năm bhrợ tu pân jứih choom dzoóc ooy dal. Bêl đong âi c’đhâng xang nắc vêy tước bh’rợ âng pân đil lướt pay ha la phiu, đoọng cha pợ. Bêl a hay nắc bhrợ dâng lấh 1 c’xêê vêy xang muy đhr’nông Rông”.

Léh Rông âng Xơ Đăng buôn bhrợ lâng p’oo. Đợ p’nong p’oo bơơn chréh bhrợ pr’naach dal ma mơ lâng léh âng đhr’nông đong. Z’đêr bhrợ lâng apêê t’clắh n’loong c’đắ glóp prang đong. P’loọng đong Rông ta brhợ n’đắh loom, đhị vêy tang bhứah ga mắc. A loong dzoóc lúh âng đong bơơn bhrợ lâng muy bha lâng n’loong ga mắc. Đong Rông âng ma nứih Xơ Đăng vêy pa zêng 2 zr’móc, cha pợ lâng plăng cắh cậ ch’loọn, phiu. T’coóh A Phâng, chr’val Đắc Ang, chr’hoong Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, đoọng năl p’xoọng: “ Ha dang vel bhươl rúp ma núih nức bhrợ Rông ga mắc, ha dợ hắt nắc bhrợ k’tứi. bêl C’đhâng Rông nắc choom p’ghít ooy mơ dal, n’juối, bơr râu đâu nắc choom ma mơ. Đhị chr’nắp ma bhuy bhlâng nắc đhị bhuốih cáih. Nâu câi nức vêy pa pan bhuốih, bêl a hay ta taanh bhrợ pr’naach, đớc đhị t’noọl Rông, cha zấp râu công t’moọt ooy đêếc m’bứi, lêy cơnh nắc bhuốih a bhô dang”.

Cóh Rông buôn vêy đợ tượng n’loong lâng dông apêê t’clắh c’bhêy vêy x’rắ záp cơnh cơnh pô pơ lang, a coon a chịm a bhíh, t’crô ha roo… Đha nuôr Xơ Đăng nắc muy đươi dua pêê pr’hoọm bhoóc, tăm lâng bhrông đoọng pa chăm cóh Rông. Ting cơnh đha nuôr moon nắc pr’hoọm tăm vêy prúh lơi a bhuy a lụ, bhoóc nắc pa cắh loom luônh mâng nhâm lâng bhrông nắc pa cắh đoọng ha râu choom bơơn bhrợ têng. Cóh zấp Rông zêng vêy muy đhị chr’nắp ma bhuy đoọng bhuốih apêê pr’đươi ma bhuy, vêy bêl nắc đhêêng muy bêệ a chị, ch’píah, c’cọ đhêl, bêệ t’ghêy t’rí… Cóh Rông, bấc vel dông đớc cha nụp, tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cờ K’tiếc k’ruung. Cắh muy đhị k’rong pa zum, ặt bhrợ, Rông nắc dzợ đhị đha nuôr Xơ Đăng zư đớc, pa dưr đợ chr’nắp văn hóa ty đanh, ma bhô dang âng acoon ma nứih đay./.

 

 

NHÀ RÔNG CỦA NGƯỜI XƠ ĐĂNG

Đến với đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Tây Nguyên, ấn tượng nhất đối với du khách là ngôi nhà Rông cao lớn, nằm ở trung tâm của mỗi buôn làng. Không chỉ độc đáo trong kiến trúc, nhà Rông còn không gian linh thiêng của buôn làng Xơ Đăng. Nhà Rông của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và của người Xơ Đăng nói riêng, được coi một biểu tượng văn hóa đặc sắc của vùng đất này.

Với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, nhà Rông có vai trò trung tâm tín ngưỡng, văn hóa và là bộ mặt của cả buôn làng. Nhà Rông của người Xơ Ðăng là ngôi nhà sàn rộng, mái cao, nhìn từ xa như lưỡi rìu dựng ngược cao vút, đứng sừng sững giữa buôn làng. Anh A Pháo, Chủ tịch xã Đak Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cho biết: “Nhà Rông là nơi sinh hoạt cộng đồng của cả buôn làng, từ ngày hội, ngày lễ lớn, dân làng đều tập trung ỏ nhà Rông để cùng tổ chức. Nhà Rông được mọi người trong buôn làng cùng nhau xây dựng, phân công nhau mỗi người, mỗi tổ một công việc. Nhà Rông xưa được lợp bằng lá, cỏ tranh, dựng vách bằng nứa… giờ có thể lợp tôn”.

Vị trí đất dựng nhà Rông do Già làng chọn và thường ở chỗ đất cao, thoáng mát. Nhà Rông được dựng ở vị trí để có thể nhìn thấy từ xa nhưng tuyệt đối không được nằm ở đầu hay cuối làng. Quy trình dựng nhà Rông tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của cộng đồng buôn làng và chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh. Theo phong tục, Già làng sẽ thông báo quyết định làm nhà Rông cho tất cả thành viên trong làng trước một năm để chuẩn bị vật liệu, sau đó làm lễ cúng trời đất để xin phép cho dân làng dựng nhà. Già làng là người trực tiếp giám sát, chỉ huy dân làng để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ theo kiến trúc truyền thống, phân công trách nhiệm cho từng hộ dân đóng góp công sức, tìm vật liệu và tiền của.

Nhà Rông của người Xơ Đăng có từ 8 đến 10 trụ chính, tùy theo kích thước của ngôi nhà. Hệ thống cột được kết nối với nhau bằng các cây “dầm” (đà) gỗ, những cây đà được bố trí ngang nhau thành một mặt phẳng để làm bệ đỡ cho sàn nhà. Cột chính kết nối với cột phụ bằng các kèo. Ông A Phâng, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cho biết: Đối với đồng bào Xơ Đăng, ngôi nhà Rông phải cao, vươn lên trời, như vậy mới hội tụ được khí thiêng của trời đất. Đồng bào Xơ Đăng quan niệm nhà Rông là cầu nối giữa con người với vũ trụ, là nơi giao hòa và gửi gắm niềm tin giữa con người với các vị thần linh: “Dựng nhà Rông ở đây thì chúng tôi sẽ đi tìm những cây gỗ lớn, tròn. Tất cả không dùng đinh để dựng nhà mà đều buộc bằng mây. Chỉ Già làng và những người cao tuổi mới biết cách thiết kế, cách buộc và chỉ đạo con cháu. Dựng nhà chỉ có người đàn ông làm vì đàn ông leo trèo được. Khi nhà đã dựng xong thì mới đến việc của người phụ nữ đi lấy lá mây, buộc thành những tấm, để lợp nhà Rông. Ngày xưa thì làm khoảng hơn 1 tháng thì xong một nhà Rông”.

Sàn nhà Rông của người Xơ Đăng thường làm bằng cây lồ ô. Những cây lồ ô được đồng bào chặt dài đúng bằng chiều dài của ngôi nhà, sau đó đập dập và trải ra thành sàn nhà. Vách nhà làm bằng những tấm gỗ xẻ mỏng, đóng dựng đứng sát vào nhau bao quanh hàng cột xung quanh ngôi nhà. Cửa của nhà Rông mở về phía trước, nơi có sân rộng. Cầu thang lên xuống nhà được làm bằng một thân gỗ to. Nhà Rông của người Xơ Đăng có kết cấu gồm hai mái chính, lợp bằng cỏ tranh hay lá mây bó nhỏ đặt sát vào nhau theo từng hàng, xếp dần lên trên đỉnh. Ông A Phâng, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cho biết thêm: “Nếu buôn làng đông người thì sẽ làm nhà Rông to, còn ít sẽ làm nhỏ. Khi dựng nhà Rông phải chú ý chiều cao và chiều dài, hai cái này phải cân bằng. Nơi linh thiêng nhất là nơi thờ cúng. Giờ thì có bàn thờ, ngày xưa là đan cái rổ, đặt ỏ cột nhà Rông, bất kỳ ăn gì cũng bỏ vào đó một ít, coi như là cúng tổ tiên”.

Trong nhà Rông thường có những pho tượng gỗ và treo các tấm phù điêu có hoa văn, hoạt tiết hình hoa pơ lang, con chim, bông lúa… Đồng bào Xơ Đăng chỉ sử dụng ba màu là trắng, đen và đỏ để trang trí trong nhà Rông Màu. Quan niệm của đồng bào là màu đen sẽ xua đuổi ma quỷ, màu trắng thể hiện tấm lòng chung thủy và màu đỏ thể hiện cho chiến thắng. Trong mỗi nhà Rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, có khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu... Trong nhà Rông, nhiều buôn làng treo ảnh, tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cờ Tổ quốc. Không chỉ là nơi tụ họp, sinh hoạt, nhà Rông còn là nơi đồng bào Xơ Đăng gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tín ngưỡng của dân tộc mình./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC