N’hâu bhrợ bêl boọl độc ch’na đh’nắh
Thứ tư, 00:00, 26/04/2017

           Boọl độc ch’na đh’nắh taluôn dưr váih xang bêl ôộm cha đợ ch’na pr’ôộm boọ váih độc, nha’nhự nha’nhiệt, ch’na đh’nắh ma nặ nung, vêy chất zư lêy, bấc râu zr’ma… Râu tu bhrợ váih boọl độc ch’na đh’nắh nắc tu cha đợ ch’na đh’nắh cắh têêm ngăn vệ sinh. Cơnh đêếc, boọl độc ch’na đh’nắh nắc lêy bhrợ têng ha cơnh? T’ruíh Manứih padứah đh’réh cr’ay cóh bhươl cr’noọ tuần nâu azi xay moon đợ cr’liêng xa’nay lâng bhiệc bhrợ têng bêl boọl độc ch’na đh’nắh.

              Bêl boọl độc ch’na đh’nắh, zâp ngai nắc buôn lêy cắh năl cơnh bhrợ lâng lêy bhrợ têng ha cơnh. Tu cơnh đâu nắc lêy bấc ngai choom k’rang k’pân tước c’rơ tr’mung bêl cắh năl cơnh chấc bhrợ liêm crêê. Boọl độc ch’na đh’nắh buôn dưr váih cơnh đâu: Xơợng k’ay luônh, ki’tặ bấc, pa’zrúah…

              Bêl xơợng váih cơnh đâu nắc lêy bhrợ đoọng kiêng ki’tặ liêm đấh đoọng ha manứih k’ay, hân đhơ cơnh đêếc, nắc lêy oó bhrợ đoọng ki’tặ bêl manứih k’ay xoọc ra’ngắt. Bhiệc bhrợ đoọng kiêng ki’tặ nắc lêy bhrợ đấh liêm choom đoọng chất độc doọ choom lướt moót đhộ ooy a’chặc a’rang. Hadang cắh bhrợ nắc manứih k’ay nâu choom chêết bil cắh cậ bhrợ váih zâp râu cr’ay zr’nắh lơơg, zư padưr cung k’đhạp lấh mơ.

Choom bhrợ đoọng kiêng ki’tặ lâng bhiệc t’lọc têy cóh boọp đoọng bhrợ kiêng ki’tặ, đoọng ki’tặ pa’lứch đợ ch’na pr’ôộm cóh ngoai cắh cậ ôộm mưy cốc đác bhoóh đa’đạc, xang nặc lêy pay zr’hiịc cắh cậ lâng têy cung choom đoọng pị đhị n’tạc, đoọng ki’tặ lơi pa’zêng.

             Bêl boọl ch’na đh’nắh manứih k’ay nắc buôn bil bấc đác tu ki’tặ zêng lâng pa’zrúah. Tu cơnh đâu nắc lêy pa’xoọng đác ôộm lâng bhiệc ôộm dung dịch oresol, hr’lục 1 t’nôm lâng 1 lít đác, đác cam, đác dừa cắh cậ pr’chấh đa’đạc… lấh mơ, pr’zợc nắc lêy hr’lục m’pâng zr’hiịc cà phê bhoóh lâng 4 zr’hiịc cà phê đường đoọng ha manứih k’ay ôộm.

             Lấh mơ bhiệc đoọng ôộm đác lâng chất điện giải, bhiệc ôộm zâp dung dịch n’tếh nắc dzợ zúp đoọng bhrợ đa’đạc nồng độ chất độc cóh a’chặc a’rang bhrợ pa’xiêr bấc râu độc. Ooy bhiệc boọl độc doọ lấh ngân xang bêl bhrợ ki’tặ nắc đoọng manứih k’ay nâu đhêy ặt lâng taluôn đoọng ôộm bấc đác.

              Lêy oó k’noọ cơnh cắh liêm crêê, bêl boọl độc ch’na đh’nắh nắc lêy cắh cha cha, mưy truyền đạm, đác cắh cậ cha pr’chấh. Cơnh đêếc nắc bhrợ đoọng ha chặc a’rang đhưr lấh mơ, manứih k’ay nắc kiêng pa’xoọng chất dinh dưỡng lấh mơ. P’gít lêy đoọng manứih k’ay cha ch’na r’boọt buôn cha, buôn choom lướt pr’noong lâng đoó đoọng cha la lấh ga’bhộ đoọng pa’xiêr la lấh bấc cóh luônh. Đoọng têêm ngăn lấh mơ, xang bêl bhrợ đoọng kiêng ki’tặ nắc lêy đoọng manứih k’ay lướt tước ooy trạm y tế đoọng khám lâng rau paliêm cóh loom luônh. Lêy lướt tước bệnh viện bêl vêy c’léh cr’ay cơnh đâu: K’hir ngân, k’ay luônh cắh choom dứah, êệ pa’zrúah bấc, bil đác cóh a’chặc… Lêy váih cơnh đâu nắc lêy đấh zư padứah lâng đợ c’lâng bh’rợ chuyên khoa liêm choom, hadang cắh nắc bhrợ k’rang k’pân tước pr’ắt tr’mung. Đhanuôr lêy p’gít oó bhrợ đoọng kiêng ki’tặ ha manứih k’ay xoọc bêl ra’ngắt cắh bơơn năl râu rị, tu nắc buôn bhrợ mr’hêếc ch’na lâng k’đêệng c’lâng pr’hơơm k’pân bhlâng./.

 

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm

 

           Ngộ độc thực phẩm là thường xảy ra sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải xử trí như thế nào? Tiết mục Thầy thuốc buôn làng tuần này chúng tôi cung cấp những thông tin và cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm.

             Khi bị ngộ độc thực phẩm, mọi người thường lúng túng và không biết cách xử lý như thế nào. Vì vậy nên một số trường hợp thường gây nguy hiểm đến sức khoẻ khi không biết xử lý đúng cách. Ngộ độc thực phẩm có những hiện tượng nổi bật như sau: Đau bụng quằn quại, nôn nhiều, tiêu chảy…

            Khi gặp hiện tượng này cần phải gây nôn ngay lập tức cho người bệnh, nhưng chú ý không được làm điều này khi người bệnh bị hôn mê. Việc gây nôn phải làm sớm càng tốt để chất độc không bị ngấm sâu vào trong cơ thể. Nếu bỏ qua thì nạn nhân có thể mất mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề, điều trị hồi phục không đơn giản.

           Có thể gây nôn bằng cách dùng hai ngón tay ngoáy móc họng để kích thích nôn hết thức ăn ra ngoài hoặc uống một cốc nước muối loãng, sau đó dùng tay hoặc thìa đè vào cuống lưỡi để nôn càng nhiều càng tốt.

            Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường bị mất khá nhiều nước do gây nôn và tiêu chảy. Vì vậy cần bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống dung dịch oresol (pha 1 gói với 1 lít nước), nước cam, nước dừa hoặc cháo loãng… Ngoài ra bạn có thể pha nửa thìa cà phê muối với 4 thìa cà phê đường cho người bệnh uống.

            Ngoài việc bù nước và chất điện giải, việc uống các dung dịch trên còn giúp pha loãng nồng độ chất độc ở trong cơ thể làm hạn chế tối đa tác hại. Trong trường hợp ngộ độc nhẹ sau khi gây nôn nên để người bệnh nghỉ ngơi và thường xuyên bù nước.

             Nên loại bỏ suy nghĩ bị ngộ độc thực phẩm thì phải nhịn ăn chỉ nuôi dưỡng bằng cách truyền đạm, nước hoặc ăn cháo. Như vậy sẽ làm cho cơ thể bị suy kiệt vì thực ra người bệnh vẫn cần được cung cấp chất dinh dưỡng. Lưu ý nên cho người bệnh ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và tránh hiện tượng ăn quá no để giảm tải cho hệ tiêu hoá. Để an toàn hơn, sau khi gây nôn nên cho bệnh nhân đến cơ sở y tế để khám và rửa ruột nếu cần thiết. Cần đến bệnh viện khi có các dấu hiệu như sau: Sốt cao, đau bụng dữ dội không thuyên giảm, tiêu chảy nhiều, mất nước nặng, hân có máu… Những trường hợp nặng thế này cần được điều trị bằng những biện pháp chuyên khoa đặc hiệu, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.  Bà con cần chú ý: Không gây nôn cho bệnh nhân đang bị hôn mê vì sẽ dễ xảy ra tình trạng sặc thức ăn và đường thở rất nguy hiểm./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC