N’jưl đhêl, đh’riêng xa’nưl pr’hay chr’nắp âng zâp acoon cóh Tây Nguyên
Thứ sáu, 00:00, 26/04/2019
Tơợ kr’bhâu c’moo ahay, đhị zr’lụ k’tiếc Tây Nguyên nắc ơy dưr váih lâng zư đợc mưy râu tr’coọ xa’nưl pa bhlâng pr’hay chr’nắp, nâu đoo nắc tr’coọ xa’nưl ta t’coọ, buôn ta moon nắc n’jưl đhêl, zâp acoon cóh Tây Nguyên moon nắc Goong lu, nắc chiing đhêl. Xa’nưl n’jưl grơm k’rơ âng crâng da ding, bêl xơợng liêm pr’hay cơnh xa’nưl đác hooi. Xa’nưl n’jưl đhêl cơnh râu lêy xăl đoọng ha bhiệc đui truíh, moon p’too, bêl bhui har, bêl ta u loom cóh pr’ắt tr’mung âng đhanuôr cóh vel đông.

  C’moo 1949, đợ apêê bhrợ c’lâng bơơn lêy đhị Ndut Liêng Krak, tỉnh Đắk Lắk, mưy bộ 11 c’cọ đhêl pr’hoọm độp bhoọc nắc vêy cơnh manứih bhrợ têng, lêy tơợ pậ tước tứi. Georgess Condomimas, mưy đông khảo cổ học manứih Pháp bhrợ bhiệc đhị Viện Viễn đông Bác Cổ nắc ơy âng đơơng đợ c’cọ đhêl nâu chô ooy Paris lêy cha mêết lâng moon gít nắc cắh vêy cơnh zâp tr’coọ xa’nưl lâng đhêl n’đoo âng khoa học ơy năl. Xoọc đâu n’jưl đhêl nâu bơơn đợc p’cắh đhị Bảo tàng acoon manứih Paris, Pháp. Tơợ đêếc, tước đâu, zâp apêê lêy cha mêết, t’bơơn đắh n’jưl đhêl nắc ơy bơơn k’dâng 200 xa’nưl n’jưl đêl, chấc lêy bơơn ooy zâp tỉnh zr’lụ Nam Tây Nguyên. Zâp bộ n’jưl nâu vêy tơợ 3-15 xa’nưl. Hân đhơ cơnh đêếc, bơơn bấc ngai năl nắc zâp bộ n’jưl đhêl Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà, n’jưl đhêl Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận, n’jưl đhêl Tuy An tỉnh Phú Yên, n’jưl đhêl Bình Đa tỉnh Đồng Nai, nắc đợ vel đông ta bơơn lêy k’cắh.

                                                        Nguồn ảnh minh họa: Theo báo Lâm Đồng

  Râu n’jưl đhêl nâu bơơn ta k’cắh đhị di chỉ khảo cổ Bình Đa, tỉnh Đồng Nai, zâp đông khoa học đoọng năl, đợ xa’nưl đhêl đoọng lêy bhrợ n’jưl nâu nắc vêy đenh k’dâng 3.000 c’moo. Zâp đông lêy cha mêết xang bêl lêy pa dưr lâng cha mêết đhị da ding Dốc Gạo, âng vel đông Tô Hạp, chr’val Trung Hạp, chr’hoong Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà nắc ơy chấc lêy bấc c’léh liêm chr’nắp âng apêê lang ahay ơy bhrợ têng n’jưl đhêl đhị đâu. Acoon cóh Raglai nắc đợ apêê c’la lalua âng đợ bộ n’jưl đhêl nâu. P’căn Phạm Thanh Bình, cán bộ Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà đoọng năl: "Zâp apêê lêy cha mêết khảo cổ học đoọng năl, đhị đâu nắc mưy đhị bhrợ têng n’jưl đhêl ga mắc âng manứih lang ahay. Cóh đâu, apêê nắc cắh mưy bơơn lêy đợ c’cọ đhêl laliêm, dzợ bơơn lêy đợ c’cọ đhêl ha voóh, đợ c’cọ đhêl ơy crêê acoon manứih bhrợ têng. Zâp đông lêy cha mêết moon, nâu đoo nắc đhị padưr t’váih đợ n’jưl đhêl nâu."

  Lâng râu chấc lêy, bhrợ têng liêm choom, zâp acoon cóh zr’lụ k’tiếc Tây Nguyên nắc ơy bhrợ têng đợ bộ n’jưl đhêl laliêm bhrợ p’cắh râu liêm đh’rứah âng acoon manứih lâng cruung k’tiếc. Đợ đhêl nâu đươi dua đoọng bhrợ n’jưl đhêl ta moon nắc đhêl nham, đhêl sừng bơơn ta bhrợ la liêm bhlâng. Đợ n’jưl đhêl tíh dal vêy, đệ cung vêy, cơợng, ki đặ zêng vêy... nắc lêy bhrợ đoọng ha zâp thang xa’nưl lalay cơnh. N’jưl đhêl ty ahay bơơn đhanuôr đươi dua đoọng pruúh t’mứt a’chim a’đhắh, zư lêy ha rêê ha lai, đợ t’tưn nắc lêy đoọng ha zâp sinh hoạt văn hoá cóh vel bhươl.

  Apêê lang ahay moon, xa’nưl âng n’jưl đhêl cơnh mưy pr’đươi pr’lướt đoọng p’têết lang apêê đắh tốh lâng lang xoọc đâu, âng acoon manứih lâng plêệng k’tiếc a’bhô dang, âng xoọc đâu lâng ahay a’hươn. Lâng râu ma bhưy chr’nắp n’nắc, n’jưl đhêl nắc tr’coọ xa’nưl mưy a’năm bơơn ta lêy chi ớh ooy zâp g’lúh bhiệc bhan cơnh Hơnh déh ha roo t’mêê, hơnh déh bơơn bhrợ bấc, bhiệc bhan tắc ta rí, ôộm búah n’dza... n’jưl đhêl cơnh bhrợ p’cắh đoọng ha xa’nưl âng manứih Tây Nguyên. Zâp đoo xa’nưl bêl t’coọ pa xưl nắc cơnh bơơn năl âng acoon manứih Tây Nguyên lêy pa gơi ooy đhêl. Xa’nưl n’jưl đhêl cơnh chr’va xưl tơợ lang ahay.

  Đợ c’moo đăn đâu, zâp apêê lêy cha mêết, chấc lêy t’bơơn n’jưl đhêl dzợ bơơn lêy pa xoọng bấc bộ đhêl chr’nắp lơơng. Cơnh nắc n’jưl đhêl cóh zr’lụ du lịch Yang Bay, tỉnh Khánh Hoà. T’coóh Phạm Quốc Tuấn, cán bộ k’đhơợng zư zr’lụ du lịch Yang Bay đoọng năl: "Cóh Khánh Hoà vêy 9 acoon cóh đhi noo ắt mamung, nắc pr’hoọm chr’nắp văn hoá âng acoon cóh Raglai nắc râu chr’nắp lấh mơ. Ooy đợ tr’coọ xa’nưl âng acoon cóh Raglai nắc bộ n’jưl pazưm tơợ lang a’conh a’bhướp lâng nắc mưy ooy đợ tr’coọ xa’nưl liêm chr’nắp bhlâng cóh Việt Nam. lấh mơ nắc n’jưl đhêl cóh đâu âng đơơng bấc râu t’mêê pr’hay đoọng ha ta mooi."

  Râu pr’hay chr’nắp lấh mơ âng bộ n’jưl đhêl nâu nắc k’rong pazưm bấc xa’nưl đhêl lâng zâp mơ grơm priêng lalay mơ, choom bhrợ p’cắh lêy chi ớh zâp tr’coọ xa’nưl tơợ truyền thống tước xoọc đâu, chi ớh lâng zâp pr’hát cóh bha lang k’tiếc. P’căn Natalia, mưy ta mooi manứih Nga chô ooy du lịch Yang Bay, tỉnh Khánh Hoà xay moon:"Acu pa bhlâng kiêng n’jưl đhêl âng apêê pr’zợc nâu. Acu nắc ơy lướt bấc ooy, hân đhơ cơnh đêếc, nâu đoo nắc g’lúh tr’nơợp bơơn lêy xơợng râu tr’coọ xa nưl pr’hay nâu. Bêl manứih chi ớh n’jưl đhêl chi ớh cơnh xa’nưl âng Nga cơnh âng zi, nắc acu lêy Việt Nam lâng k’tiếc k’ruung Nga doọ vêy bhlưa ch’ngai. Tr’coọ xa’nưl âng n’jưl đhêl nâu âng đơơng ahêê chô ắt tr’đăn liêm lấh mơ."

  Lướt zi lấh kr’bhâu c’moo, manứih Tây Nguyên nắc dzợ zư đợc đợ n’jưl đhêl ty. Xoọc đâu n’jưl đhêl Tây Nguyên bơơn UNESCO ra pặ ooy t’nooi zâp tr’coọ xa’nưl chr’nắp đhị không gian văn hoá chiing goong Tây Nguyên, phi vật thể âng acoon manứih./.

 

Đàn đá, âm hưởng độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên

                                 Tô Tuấn – vov5

          Từ hàng ngàn năm trước, trên vùng đất Tây Nguyên đã xuất hiện và lưu truyền một loại nhạc cụ vô cùng độc đáo, đó là loại nhạc cụ thuộc hệ gõ thường gọi là đàn đá, các dân tộc Tây Nguyên gọi là Goong lǔ (tức là cồng đá). Tiếng đàn lúc như âm vang trầm hùng của núi rừng, lúc nghe thành thót như tiếng suối chảy. Tiếng đàn đá như thay cho lời kể, niềm an ủi, lúc vui, lúc buồn trong cuộc sống của người dân bản địa. 

  Năm 1949, những người phu làm đường phát hiện tại Ndut Liêng Krak, tỉnh Đắk Lắk, một bộ 11 thanh đá xám có dấu hiệu ghè đẽo bởi bàn tay con người, kích thước từ to đến nhỏ. Georges Condomimas (Gioóc -giơ –kon- đô- mi- nát), một nhà khảo cổ người Pháp làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ đã đưa những thanh đá này về Paris nghiên cứu khẳng định, nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết. Hiện bộ đàn đá này được trưng bày ở Bảo tàng Con người Paris, Pháp. Từ đó đến nay, các nhà nghiên cứu, sưu tầm về đàn đá  đã tìm được khoảng 200 thanh đàn đá, rải rác ở các tỉnh vùng Nam Tây Nguyên. Mỗi bộ đàn này có từ 3 đến 15 thanh. Nhưng nổi tiếng là các bộ đàn đá Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa; đàn đá Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận; đàn đá Tuy An, tỉnh Phú Yên; đàn đá Bình Đa, tỉnh Đồng Nai (gọi theo địa danh phát hiện).

                                                        Nguồn ảnh minh họa: Theo báo Lâm Đồng

  Loại đàn đá tìm được ở di chỉ khảo cổ Bình Đa, tỉnh Đồng Nai, các nhà khoa học cho biết, những thanh đá để làm đàn này có tuổi đời khoảng 3.000 năm. Các nhà nghiên cứu sau khi khai quật và khảo sát tại đỉnh núi Dốc Gạo, thuộc địa phận thôn Tô Hạp, xã Trung Hạp, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tìm ra nhiều dấu tích chứng tỏ người xưa đã chế tác đàn đá tại đây. Dân tộc Raglai là những người chủ thực sự của những bộ đàn đá. Bà Phạm Thanh Bình, cán bộ Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Các nhà nghiên cứu khảo cổ học cho biết, nơi đây chính là một xưởng chế tác đàn đá khổng lồ của người tiền sử. Ở đây, người ta không chỉ phát hiện những thanh đá nguyên vẹn, mà còn những mảnh tước, những mảnh đá trong quá trình con người ghè đẽo còn vương vãi xung quanh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây chính là cái nôi phát tích ra các bộ đàn đá.”

  Với sự nhạy cảm, tìm tòi, sáng tạo, các dân tộc vùng đất Tây Nguyên đã làm ra những bộ đàn đá nguyên sơ thể hiện sự giao hòa, chinh phục của con người đối với thiên nhiên. Những phiến đá dùng để làm đàn đá gọi là đá nham, đá sừng được ghè đẽo khá tinh xảo và trau chuốt. Những thanh đàn đá có kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau sẽ cho các thang âm khác nhau. Đàn đá cổ xưa được người dân dùng để đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, sau này phục vụ các sinh hoạt văn hóa cộng đồng.  

  Người xưa quan niệm, âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ. Với ý nghĩa linh thiêng ấy, đàn đá là nhạc cụ duy nhất được trình tấu trong những ngày lẽ hội như: Lễ mừng lúa mới, mừng được mùa, lễ hội ăn trâu, uống rượu cần… Đàn đá như biểu hiện cho tiếng lòng của người Tây Nguyên. Mỗi thanh âm khi được đánh lên, người nghe như cảm nhận được tấm lòng của con người Tây Nguyên gửi lòng mình vào đá. Tiếng đàn đá như âm thanh vang vọng từ quá khứ.

  Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu sưu tầm đàn đá còn phát hiện thêm nhiều bộ đá độc đáo khác. Điển hình như hộ đàn đá ở khu du lịch Yang Bay, tỉnh Khánh Hòa. Ông Phạm Quốc Tuấn, cán bộ Quản lý khu du lịch Yang Bay cho biết: “  Khánh Hòa có 9 dân tộc anh em sinh sống, thì sắc thái văn hóa của dân tộc Raglai là nổi bật nhất. Trong só nhạc cụ của dân tộc Raglai thì bộ đàn đá gắn từ thời cha ông và là một trong những nhạc cụ độc đáo nhất ở Việt Nam. Đặc biệt bộ đàn đá ở đây mang lại cảm giác mới lạ cho du khách.”

  Điều thú vị nhất của bộ đàn đá này là tập hợp nhiều thanh đá với các cao độ khác nhau, có thể diễn tấu các bản nhạc từ truyền thống đến hiện tại, trình tấu cả các tác phẩm nhạc quốc tế. Bà Natalia, một du khách người Nga đến khu du lịch Yang Bay, tỉnh Khánh Hòa bày tỏ:  "Tôi rất thích bộ đàn đá của các bạn.Tôi đã đi nhiều nơi nhưng đây là lần đầu được thửng thức loại nhạc cụ độc đáo. Khi người đánh đàn đá chơi bản nhạc Nga  quan thuộc của chúng tôi, thì tôi thấy Việt nam và nước Nga không còn biên giới. Âm nhạc của chiếc đàn đá đưa chúng ta lại gần nhau."

  Trải qua hàng ngàn năm, người Tây Nguyên vẫn lưu giữ được những bộ đàn đá cổ. Ngày nay đàn đá Tây Nguyên được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ độc đáo trong không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên kiệt tác truyền khẩu, phi vật thể của nhân loại./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC