Óih gr’hoót moon tr’kiêng, nắc râu chr’nắp cr’van âng đợ apêê pân đil Gỉe Triêng
Thứ hai, 00:00, 25/02/2019
Tr’kiêng tr’hay vêy bấc cơnh bhrợ p’cắh lalay cơnh lâng nắc lêy buôn p’têết pazưm lâng đợ c’léh bh’rợ buôn ta lêy năl. Tu cơnh đêếc, lêy ooy mưy hình da dưl, ooy pô hồng, nhẫn cưới... nắc apêê ơy k’noọ tước loom luônh liêm chr’nắp nâu. Hân đhơ cơnh đêếc, cung vêy đợ c’léh bh’rợ âng râu tr’kiêng tr’hay pa bhlâng pr’hay lâng nắc bhrợ bấc ngai c’jựch lêy. Mưy ooy đợ bhiệc âng zi kiêng xay moon tước đhanuôr lâng pr’zợc nâu cưy nắc Óih-pr’đươi cr’van chr’nắp ooy tr’kiêng âng đợ apêê pân đil Gỉe Triêng.

 

Truíh c’lâng Hồ Chí Minh moót ooy Nam glúh ooy Bắc, c’nắt c’lâng lướt 2 chr’hoong Ngọc Hồi, Đăk Glei âng tỉnh Kon Tum, manứih liêm gít lêy cha mêết nắc bơơn lêy đhị ta pêếh đông đh’rơơng âng manứih Gỉe Triêng đợ c’cọ óih ta bọ đợc liêm gít. Lalay lâng zâp pr’đươi chr’nắp cóh đông đươi dua zr’nưm, nắc óih nâu âng k’coon n’đil. Tu cơnh đêếc, lướt đhiêr mơ 1 vòng cóh vel đông, dáp lêy ha mơ bấc bh’nọ óih nắc vêy năl cóh vel n’nắc ha mơ bấc pân đil xoọc tước c’moo bơơn k’diịc. Lâng zâp apêê pân đil Gỉe Triêng xoọc t’ngay xay xơ chô đông k’diịc, zên, vàng hân đhơ cắh váih nắc cắh choom cắh váih óih. T’coóh vel A Chơn, cóh vel Đăk Ung, chr’val Đắk Nhoong, chr’hoong Đăk Glei k’chăng prá, óih nâu nắc óih đoọng bơơn k’diịc. Ha dợ nâu cơy nắc ahêê xơợng hâu tu pân đil Gỉe Triêng lêy óih cơnh mưy râu chr’nắp cr’van âng tr’kiêng diịc điêl: “Plêệng k’tiếc cóh crâng nâu cha cêết ra ngoóh bhlâng, váih óih nắc têêm ngăn. Gui đơơng óih, zêệ ch’na, zêệ pr’dzăm, bhơi r’véh. Óih cung cơnh ha roo, cha nêếh. Nắc lêy váih óih vêy choom ma mung”.

Bêl ahay, bêl crâng dzợ bấc, bhiệc bơơn bhrợ óih cắh ơy ta quy định zư lêy crâng ha mơ, nắc apêê pân đil Gỉe Triêng mưy lêy pay t’nơơm dẻ. Óih dẻ nắc criing, hân đhơ cơnh đêếc nắc tíh liêm, buôn ploóh lâng bêl câm óih nắc váih cr’hơơng liêm. tơợ bêl tơợp năl tr’kiêng, tước c’moo c’xêê tr’pay nắc bhiệc tr’nơợp pân đil Gỉe Triêng lêy bhrợ nắc lướt ooy crâng bơơn óih. Đoọng choom bơơn pay óih gr’hoót tr’kiêng nâu, nắc apêê pân đil lướt zi lấh bấc râu zr’nắh k’đhạp, đợc bhrợ bấc c’rơ g’lêếh, loom luônh nắc ơy bhrợ óih ắt tr’đăn liêm lâng pr’ắt tr’mung zâp t’ngay váih mưy râu chr’nắp bha lâng, cr’van pr’đươi âng tr’kiêng diịc điêl. Dzoọng đhị bh’nọ óih xay xơ dal lấh mơ t’nơơm prí đăn đhị đêếc, Y Nhớ c’moo đâu 24 c’moo ơy nắc moon cơnh đâu: “Pân đil Gỉe Triêng tơợ 15 c’moo nắc lêy choom tếch bơơn óih. Tếch m’bứi bhlâng nắc tơợ 400-500 pa nọ đoọng bhrợ p’cắh râu zay ta bách, liêm choom âng manứih pân đil Gỉe Triêng. Lêy vêy c’rơ, ta bách âng manứih Gỉe Triêng nắc vêy choom bơơn bấc óih”.

Bhiệc pay óih đoọng tr’bơơn tr’pay âng đợ apêê pân đil Gỉe Triêng ta bhrợ ooy bấc t’ngay, bấc c’xêê, lấh mơ nắc bấc c’moo. Đợ bh’nọ óih ơy pậ, tíh liêm, ma mơ nắc pân đil n’nắc vêy c’rơ, zay ta bách pa bhrợ ta têng. Apêê pân jứih lêy ooy bh’nọ óih nắc ha dợ lêy kiêng lâng pay n’đil n’đoo. Chô ắt đh’rứah đenh, xoọc đâu váih 2 p’nong k’coon, nắc anoo A Kham, cóh vel Dục Nhầy 2, chr’val Đắk Dục, chr’hoong Ngọc Hồi nắc dzợ hay liêm gít ooy t’ngay xay xơ ahay, k’điêl lâng pr’zợc nắc guy đơơng 100 pa nọ oíh ooy đông cu. Anoo Kham ta luôn chắp hơnh lêy k’điêl âng đay: “C’la cu lêy vêy bh’nọ óih bấc cơnh đâu nắc tự hào hơnh déh ooy k’điêl cu. Tu lêy k’điêl cu k’rơ bhlâng. 2 nặc zay ta bách. Acu hơnh déh yêm loom ooy k’điêl cu, zay bhrợ bhiệc cóh đông”.

Pr’ắt tr’mung âng manứih Gỉe Triêng xoọc đâu doọ dzợ g’nưm ooy bhiệc pay óih. Đợ bêl hi dưm cha cêết ra ngoóh nắc ơy váih đhr’nuum pr’lọp têêm ngăn. Bhiệc zêệ bóh cung ơy váih điện, bếp gas, hân đhơ cơnh đêếc, truyền thống lêy ra văng đợc óih đoọng lêy xay xơ dzợ nặc mưy bhiệc cắh choom cắh váih lâng zâp pân đil Gỉe Triêng. Râu pr’hay nắc j’niêng cr’bưn nâu dzợ ta zư đợc, pa choom đoọng pa liêm mơ liêm glặp lâng pr’ắt tr’mung xoọc đâu lâng pháp luật xoọc đươi bhrợ. Amoó Y Châu, cóh vel Đắk Ba, chr’val Đắk Dục, chr’hoong Ngọc Hồi nắc mưy ooy đợ pân đil l’lăm lêy moon đươi dua óih bời lời xăl đoọng ha óih tơơm dẻ, n’jứah padưr pa xớc pr’ắt tr’mung pr’loọng đông, n’jứah liêm buôn: “Xoọc đâu azi nắc pay óih bời lời đoọng doọ dzợ lướt ooy crâng tệch n’loong. Đươi oíh bời lời đoọng zước nhăn tr’bơơn tr’pay doọ lấh zr’nắh, cung liêm buôn. Lâng nắc padưr pa xớc pr’ắt tr’mung pr’loọng đông”.

Cắh mưy lêy nắc pr’đươi cr’van âng tr’kiêng diịc điêl, óih dzợ gr’hoót lêy tr’pay âng pân đil Gỉe Triêng nắc dzợ p’cắh loom luônh chắp nhêr lâng k’căn k’conh. Ooy t’ngay xay xơ âng zâp apêê pân đil lâng pr’zợc guy đơơng óih đoọng ha pêê đhi noo đắh đông n’jứih. Manứih vêy ta đoọng óih nắc chắp hơnh bhlâng lâng nắc lêy pay đươi óih nâu mưy bêl váih bhiệc bhan chr’nắp âng pr’loọng đông. Xoọc đâu, cắh dzợ lướt bơơn pay óih cóh crâng ch’ngai, apêê pân đil Gỉe Triêng nắc lêy pay óih đắh crâng chóh lâng óih tơợ t’nơơm bời lời xang bêl pa câl n’căr. Bhiệc pay óih nắc bhiệc âng apêê pân đil hi lêệng zr’nắh bhlâng, xoọc đâu nắc vêy râu zooi zúp âng apêê đhi noo bhúh xoọng lâng pr’zợc. Đợ mơ óih zâp c’moo bọ đợc cung xiêr lứch. Lâng bhiệc đương pay, lêy ắt prá liêm ta níh âng zâp lang apêê t’tưn nắc óih gr’hoót moon tr’pay diịc điêl nâu dzợ bơơn apêê pân đil Gỉe Triêng zư đợc, pazao đoọng ooy pr’ắt tr’mung zâp t’ngay./.

 

Củi hứa hôn

Báu vật tình yêu của những cô gái Giẻ- Triêng

                                             Khoa Điềm

Tình yêu có nhiều cách biểu đạt khác nhau và thường gắn liền với những biểu tượng dễ nhận biết. Bởi vậy chỉ cần nhìn thấy hình một trái tim, bông hoa hồng, nhẫn cưới.v.v. là người ta đã nghĩ ngay đến tình cảm đặc biệt này. Thế nhưng cũng có những biểu tượng của tình yêu vô cùng thú vị và sẽ khiến nhiều người bất ngờ. Một trong số ấy mà chúng tôi muốn giới thiệu là Củi- Báu vật tình yêu của những cô gái Giẻ- Triêng.

Trên đường Hồ Chí Minh vào Nam ra Bắc đoạn qua hai huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei của tỉnh Kon Tum, người tinh ý sẽ thấy thấp thoáng bên nếp nhà sàn của người Giẻ- Triêng những “bức tường củi” được xếp ngay ngắn, vuông vức. Khác với các đồ vật trong nhà là tài sản chung của cả gia đình, chủ sở hữu bức tường củi là của riêng người con gái. Bởi vậy chỉ cần dạo một vòng quanh làng, đếm được bao nhiêu đống củi là biết làng ấy có bấy nhiêu thiếu nữ đang tuổi cập kê kén chồng. Đối với các cô gái Giẻ- Triêng ngày cưới về nhà chồng, tiền, vàng có thể thiếu nhưng củi tuyệt đối không thể không có. Già làng A Chơn, làng Đăk Ung, xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei cười hóm hỉnh, củi ấy là củi bắt chồng, củi hứa hôn. Còn đây là lý do vì sao con gái Giẻ- Triêng lại coi củi là báu vật của tình yêu: “Thời tiết rừng này nó rét, lửa nó ấm. Cõng củi, nấu cơm, nấu canh, nấu rau. Củi cũng như lúa, gạo. Phải có lửa thì mới sống được”.

Trước đây khi rừng còn nhiều, việc khai thác củi chưa bị giới hạn bởi quy định bảo vệ rừng, lựa chọn duy nhất của các cô gái Giẻ- Triêng là cây dẻ. Củi dẻ rất cứng nhưng thớ thẳng, dễ bổ và khi đun lửa đượm, than bền. Bắt đầu đến tuổi cập kê, bắt đầu biết nghĩ đến tình yêu đôi lứa, đến hạnh phúc gia đình thì việc đầu tiên cô gái Giẻ- Triêng cần làm là lên rừng lấy củi. Để lấy được củi hứa hôn cô gái phải vượt qua vất vả, dành nhiều tâm sức, tình cảm nên đã biến củi, một vật quá đỗi thông thường, gần gũi với cuộc sống thường ngày thành biểu tượng, thành báu vật của tình yêu. Bẽn lẽn đứng bên đống củi hứa hôn đã cao hơn ngọn cây chuối kế bên, Y Nhớ năm nay 24 tuổi nói thế này: “Con gái Giẻ- Triêng từ 15 tuổi là phải biết đi chặt củi. Chặt ít nhất từ 400 đến 500 bó để thể hiện sự khéo léo của người con gái Giẻ- Triêng. Cần phải có sức khỏe, cần có sự khéo léo của người con gái Giẻ- Triêng mới lấy được nhiều củi”.  

Việc lấy củi hứa hôn của những cô gái Giẻ- Triêng diễn ra trong nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Đống củi càng to, chặt càng bằng nhau, từng khúc được bổ khéo thành những miếng vừa đun nhưng không tách rời càng chứng tỏ cô gái ấy có sức khỏe, khéo tay, chăm chỉ, ham lao động. Các chàng trai nhìn vào đống củi ấy sẽ quyết định trao tình yêu cho nửa còn lại của mình. Kết hôn nhiều năm, hiện đã có hai con, song anh A Kham, làng Dục Nhầy 2, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi vẫn nhớ như in ngày cưới, cô dâu và bạn bè cõng 100 bó củi sang tặng nhà trai. A Kham luôn tự hào về người vợ của mình:“Bản thân thấy có đống củi to như thế thì rất tự hào về người vợ. Vì thấy người vợ một có sức khỏe dồi dào. Hai là khéo léo, siêng năng, chăm chỉ. Em thấy rất tự hào về người vợ siêng năng chăm chỉ, đảm đang việc nhà”.                

Cuộc sống của người Giẻ- Triêng ngày nay không còn phụ thuộc quá nhiều vào củi. Những đêm giá rét đã có chăn ấm nệm êm. Việc nấu nướng ngoài củi cũng đã có bếp điện, bếp gas thay thế song truyền thống chuẩn bị củi hứa hôn vẫn là việc không thể bỏ qua với mỗi cô gái Giẻ- Triêng. Điều thú vị là phong tục đẹp này còn được chính những người nắm giữ, trao truyền tự điều chỉnh để phù hợp với cuộc sống hiện đại và pháp luật hiện hành. Chị Y Châu, làng Đăk Ba, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi là một trong những cô gái tiên phong sử dụng củi bời lời thay thế củi dẻ làm củi hứa hôn tự tin cho biết, dùng củi bời lời làm củi hứa hôn vừa tiện lại vừa phát triển được kinh tế gia đình: “Bây giờ bọn em lấy củi bời lời để khỏi phải lên rừng chặt cây. Dùng củi bời lời để cầu hôn đỡ vất vả hơn, rồi cũng tiện. Với lại phát triển được kinh tế gia đình”.

Không chỉ coi là báu vật của tình yêu đôi lứa, củi hứa hôn của các cô gái Giẻ- Triêng còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo. Trong ngày cưới cô dâu và bạn bè cõng củi sang biếu bố mẹ anh em phía nhà chồng. Người được tặng củi cưới rất nâng niu trân trọng món quà này và chỉ sử dụng trong những dịp đặc biệt của gia đình. Ngày nay thay vì khai thác củi từ rừng tự nhiên, các cô gái Giẻ- Triêng  sử dụng củi từ rừng trồng và củi từ cây bời lời sau khi bán vỏ. Việc lấy củi vốn là việc riêng của cô gái rất nặng nhọc thì nay có sự giúp sức của người thân trong gia đình và bạn bè. Số lượng củi từ hàng trăm bó giờ cũng được giảm bớt. Với cách tiếp nhận, ứng xử nhân văn của các thế hệ tiếp nối nên củi hứa hôn- Báu vật tình yêu đang tiếp tục được các cô gái Giẻ- Triêng lưu giữ, trao truyền ngay trong cuộc sống thường ngày./.    

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC