Pa khau – Xa nay cóh ahay nắc doọ bool u ty
Thứ tư, 00:00, 06/12/2017

Đhanuôr lâng pr’zớc chắp dadêr!

Prá xay ooy pa khau, zập ngai công ơy crêê cr’ăy tước mơ cắh ngai cắh n’năl cơnh u váih âng pr’lúh cr’ăy, tr’nơớp nắc xơợng k’ăy cóh g’groong hoọng, xang n’nắc chêếh, k’oóh, hooi đh’mâl. Ha dzợ hau tu tước cr’chăl tr’xăl hân noo, đợ manuýh crêê pr’lúh cr’ăy ting t’ngay bấc lấh mơ. Cóh t’ruíh: Manuýh pa dứah đh’réh cr’ăy cóh bhươl cr’noon bêl đâu, azi nhăn xay truíh tước ooy đhanuôr lâng pr’zớc muy bơr bh’rợ buôn pa bhlâng đoọng pa dứah pa khau.

 Đông y đớc pa khau nắc thương hàn, cơnh đêếc nắc crêê đhí hàn váih k’ăy. Cóh hân noo ha ọt lâng đoo bêl tr’xăl hân noo đhí hàn u váih, ha dang a chắc a zân đhur nắc a chắc a zân cắh mặ zâl lâng đhr’năng đhí hàn, tu cơnh đêếc bêl đhí mót ooy a chắc a zân bhrợ t’váih pr’lúh cr’ăy thương hàn. Bêl crêê pr’lúh cr’ăy pa khau, đhr’năng u váih cóh tr’nơớp nắc xơợng khau cóh truíh n’gruông hoọng, xơợng k’ăy k’bao tuôr, a đuốc đác, k’ăy a cọ lâng chrộ cóh bơr bêệ dzung.

Muy bơr bh’rợ buôn pa bhlâng đoọng pa dứah cr’ăy pa khau âng Đông y:

Pa glúh đhí: Đươi dầu puýh cắh cậ ahự t’mêê.

Cơnh ng’bhrợ: Xụt dầu, xụt k’rơ ooy đhị zr’lụ n’gruông hoọng tơợ tuôr tước ooy chr’lang, xang n’nắc đươi zr’hiíc cắh cậ đồng xu, doọ u xan nắc k’tuốih truíh hoọng tơợ piing xiêr ooy dzúp. Lâng ahự t’mêê nắc rao pa sạch a hự, tắp pa nhoon (xiêl n’căr), pị đác ooy hoọng xang nắc xụt k’rơ tước bêl xơợng puýh. Xang n’nắc đươi khăn goóh dzụt pa sạch a hự. Ting cơnh Đông y, đhị đâu nắc đhị zr’lụ ắt âng bơr kinh thái dương âng a chắc a zân, nắc zr’lụ g’roong tr’nơớp zư lêy a chắc a zân zâl đhr’năng pa khau. Cơnh đêếc, bhrợ cơnh đêếc nắc đoọng t’mót đhí puýh ooy a chắc a zân, bhrợ đoọng ha a chắc a zân pa glúh đhí chrộ glúh tơợ a chắc a zân.

Đhahâc:  Axậ dạ hr’lang, axạ am, axậ píh, axậ cúc tần, axậ kinh giới, axậ ngải cứu, pazêng axậ n’nắc pay muy rau m’bứi (pazêng axậ n’nâu nắc lứch vêy tinh dầu puýh).

Bh’rợ ng’bhrợ: Rao pa sạch pazêng axậ n’nâu, đớc ooy gọ đác k’tọp pa cẹch lâng zêệ tr’đoóc tơợ 5- 10 phút. Manuýh k’ăy ắt đhị bh’nếch, plum lâng muy bêệ j’num k’đặ lâng gọ đác z’nươu t’mêê vêy ta zêệ xang đoọng xông, zư đợ rau u puýh. Loọng cr’tóp gọ k’zíh đoọng glúh đhí vr’vai (ha dang đơớh ng’loọng nắc puýh pa bhlâng). Bêl xông nắc p’hơơm tr’xin lâng k’rơ, đoọng vêy pr’đươi ooy c’lâng pr’hơơm. Cr’hậu nắc glúh vr’vai tơợ a cọ tước ooy dzung. Bêl ng’xơợng cóh a chắc a zân đớp z’zăng u dứah nắc oó dzợ ng’xông. Xang n’nắc đươi khăn goóh dzụt lứch cr’hậu, xấp xa nấp t’mêê lâng t’bếch đhêy.

Lêy ghít: Cắh choom zêệ pa bhlâng u tr’đoóc đác xông, tu ahêê đươi đợ g’dzoóc đác tinh dầu, tu cơnh đêếc liêm choom bhlâng nắc ng’zêệ tr’đoóc cóh 15 phút a năm, ha dang lấh 15 phút nắc tinh dầu cóh axậ lứch u bil lâng cắh dzợ pr’đươi. Cắh choom xông pa bhlâng bấc đoọng glúh bấc cr’hậu, tu cơnh đêếc nắc cóh a chắc a zân dưr bil pa bhlâng bấc đác, bhrợ t’váih đhr’năng k’bao a chắc a zân.

Pr’chớh pa dưah pa khau: Pr’chớh vêy ng’lúc lêệ m’béch, cắh cậ pr’chớh zêệ lâng cr’liêng a tứch, xrắt m’bứi axậ tía tô, hành, kinh giới, a hự t’mêê lúc ooy pr’chớh, cha xoọc dzợ u puýh. Pazêng rau pr’đươi z’nươu n’tếh vêy tinh dầu, tu cơnh đêếc bêl cha nắc p’loon ha ngêết gr’dzoóc âng pr’chớh, ha ngêết bấc mơ ooy nắc liêm choom mơ đêếc, tu cóh za hương pr’chớh vêy pr’đươi nắc ngoọ cơnh gọ ng’xông.

Bấc apêê crêê pa khau buôn u dứah tơợ 7 – 10 t’ngay u váih. Hân đhơ cơnh đêếc, cóh cr’chăl n’nắc a chắc a zân bil c’rơ bấc pa bhlâng, tu cơnh đêếc nắc buôn u váih cr’ăy cơnh lơơng, cơnh k’ăy móh, k’ăy cóh c’târ (buôn bhlâng u váih cóh p’niên k’tứi), k’ăy mr’loọng, k’ăy xoóh tu vi khuẩn bhrợ t’váih.

Rau p’too pa choom âng manuýh pa dứah đh’réh cr’ăy

Bêl pleng k’tiếc k’nặ tr’xăl, ahêê – pa bhlâng nắc apêê t’coóh ta ha lâng p’niên k’tứi ha dum ng’bếch nắc xấp ngăn, đhuum ngăn, zâl đhr’năng dưr váih đhí cha cêệt, bêl k’nặ bếch nắc k’đóp p’loọng a lúh, oó đoọng đhí choom mót. Apêê ađhi k’tứi bêl lướt học nắc đớc p’xoọng ooy chr’đhung muy bêệ xa nấp ngăn, đoo bêl vêy đhí cha cêệt chô nắc pay xấp. Apêê t’coóh ta ha bêl bếch nắc choom ộm muy ly đác puýh vêy m’bứi a hự, bêl glúh ooy ngoài cóh ha dum, cắh cậ cóh ra diu nắc choom xấp xa nấp ngăn, loọng p’loọng vr’vai zâl đhr’năng đhí pr’hơợc, g’đéch muy n’đắh, đoọng a chắc u loóih lâng đhr’năng tr’xăl nhiệt độ, nắc choom zư ngăn a chắc a zân, pa bhlâng nắc mr’loọng lâng ta đhưa.

Bêl ơy crêê pa khau nắc vêy bh’rợ zư lêy, pa dứah a chắc a zân, t’bhlâng cha đợ chr’na đha nắh vêy bấc chất dinh dưỡng, pa ngăn a chắc a zân, cha bấc p’lêê p’coo đoọng vêy c’rơ zâl cha groong đhr’năng u váih cr’ăy cơnh lơơng tu vi trùng vêy cơnh choom mót ooy a chắc azân. Pa bhlâng nắc p’niên k’tứi, xang crêê pr’lúh cr’ăy pa khau nắc buôn crêê k’ăy xoóh, buôn oom oóch, apêê k’conh k’căn nắc zư lêy k’coon crêê cơnh, nắc cắh choom điêng đoọng k’coon cha cha a ộm./.

 

CẢM LẠNH

 

Nói đến cảm lạnh, ai cũng từng mắc phải đến nỗi thuộc lòng các triệu chứng của bệnh như đầu tiên thấy gai lạnh dọc sống lưng, sau đó hắt hơi, ho khan, chảy nước mũi. Nhưng tại sao vào thời kỳ giao mùa, số lượng người mắc lại cứ ngày càng tăng lên. Trong CM: Thầy thuốc buôn làng hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con và các bạn một số biện pháp đơn giản chữa cảm lạnh.

Đông y gọi cảm lạnh là thương hàn có nghĩa là cảm thương phải khí hàn. Vào mùa đông và khi giao mùa hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu thì chính khí không thể đối kháng được hàn khí, do đó hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh thương hàn. Khi cảm lạnh triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh là thấy ớn lạnh dọc sống lưng, đau nhức mỏi cổ vai gáy, nhức đầu và lạnh buốt hai chân.

Một số biện pháp đơn giản chữa cảm lạnh của Đông y:

Đánh gió: Dầu nóng hoặc một củ gừng tươi.

Cách tiến hành: Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, rồi dùng thìa hoặc một đồng xu bằng kim loại cạnh tròn không bén đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống dưới. Với gừng tươi thì rửa sạch củ gừng, giã nát củ gừng (cả vỏ), vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng. Theo Đông y, đây là vùng phân bố hai kinh thái dương của cơ thể, là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh. Như vậy, đánh gió là trực tiếp đem khí nóng vào cơ thể, giúp cơ thể đủ khí dương để đánh bạt khí lạnh ra ngoài.

Xông hơi: Lá sả, lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu, mỗi thứ một nắm nhỏ (các loại lá này đều chứa tinh dầu cay nóng).

Cách tiến hành: Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút. Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ (nếu không sẽ rất nóng và có thể bỏng). Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới. Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.

Chú ý: Không nên đun sôi kỹ quá nồi nước xông, vì ta sử dụng hơi nước có tinh dầu nên nếu nấu sôi quá 15 phút thì tinh dầu sẽ bay hơi hết và xông ít tác dụng. Không nên ham xông nhiều để cho thoát nhiều mồ hôi, vì như thế thì cơ thể sẽ mất một lúc lượng dịch lớn gây mệt mỏi do mất nước và chất điện giải.

Cháo giải cảm: Cháo thịt nạc hoặc cháo trứng, thái thêm một ít lá tía tô, hành, kinh giới, gừng tươi ăn nóng. Các dược liệu trên đều có chứa tinh dầu, vì thế khi ăn nên tranh thủ hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì tô cháo cũng có cả tác dụng như một nồi xông nhỏ.

Đa số các trường hợp cảm lạnh thường khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian đó cơ thể suy giảm sức đề kháng nên có thể bị những bội nhiễm thứ phát gây viêm xoang, viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ em), viêm họng, viêm phổi do vi khuẩn gây ra.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi thời tiết bắt đầu thay đổi, chúng ta - nhất là cụ già và em nhỏ tối ngủ cần mặc ấm, đi tất phòng trời trở lạnh đột ngột, trước khi đi ngủ kiểm tra cẩn thận các cửa sổ, tránh gió lùa. Các em nhỏ khi đi học có thể cho thêm vào cặp sách một cái áo gió, phòng khi gió mùa lạnh về. Các cụ già trước khi đi ngủ nên uống một cốc nước nóng có tí gừng, khi muốn bước ra ngoài sân hay ra ngoài ban đêm, hay trời sáng mở cửa bước ra ngoài chúng ta nên có sự đề phòng gió lùa, nên đứng tránh sang một bên, cho người quen dần với sự thay đổi nhiệt độ, chú ý giữ ấm người, nhất là họng và ngực.

Khi đã bị cảm lạnh thì cần có sự chăm sóc tốt, ăn tăng cường chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể, ăn nhiều hoa quả tươi để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại những biến chứng do các nhiễm trùng cơ hội có thể xâm nhập. Đặc biệt, trẻ em sau một đợt cảm lạnh bị bội nhiễm viêm phổi dễ bị suy dinh dưỡng gầy sút, các bà mẹ cần chăm sóc con hơn nhưng không nên kiêng khem quá kỹ cho trẻ./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC