Xa nay tợơ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đoọng lêy, bệnh viện ơy bơơn lêy lâng pa dứah đoọng ha 3 cha nắc crêê cr’ay Meliodosis (cắh cợ cr’ay whitmore). Zêng 3 cha nắc tước bệnh viện pa dứah n’léh cr’ay mr’cơnh nắc áp xe viêm c’lâng đác ha vi cóh k’tor, đhr’năng cr’ay ngân tu pa dứah cơnh cr’ayấp por cóh đong; bêl apêê bác sĩ pa dứah, xét nghiệm a ham nắc bơơn lêy crêê cr’ay whitmore.
Cóh đếêc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cung t’mêê bơơn lêy muy cha nắc crêê cr’ay whitmore.
Ting cơnh t’coóh Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, nắc zêng đhị bêl bơơn moon ghit lêy cr’ay whitmore, bhiệc pa dứah cung lalấh k’đháp k’ra tu đươi dua kháng sinh liều dal đhị đanh đươnh lâng ta luôn cóh 2 tuần lấh, xang đếêc nắc đươi dua kháng sinh mơ tợơ 3-6 c’xêê dzợ. Ha dang căh bơơn pa dứah crêê liều, crêê phác đồ lâng lêy cha mệêt đoọng ghit, cr’ay buôn dưr váih, c’rơ đhưr r’dợ lâng mặ chệêt bil n’đhơ bơơn năl rau cr’ay. Bhiệc lêy cha mệêt pa dứah cr’ay đanh đươnh, bil bấc zên bạc tu cơnh đếêc bấc ngai căh mặt ting bhrợ têng. Nâu đoo nắc muy cóh pazêng rau bhrợ váih căh liêm đhị pa dứah lâng đợ ma nuýh căh dzợ ma mông tu whitmore bấc, dzoóc tước 40%.
Whitmore nắc cr’ay trơơi bọo cấp tính cr’pân bhlầng tu vi khuẩn Burkholderia pseudomallei bhrợ váih. Vi khuẩn nâyu vêy cóh k’tiếc, lụ lâng trơơi boọ đăh n’căr đơ bhlầng, đhị n’căr tr’lọ cắh cợ nắc hit bhrung bhrăng vêy vi khuẩn nâu.
Cr’ay nâu bơơn năl đhị Việt Nam tợơ pazêng c’moo 50 âng thế kỷ lalăm lâng ặt váih bơr pêê đhị âng apêê tỉnh đăh Nam lâng cr’ay nâu bơơn ra pặ ooy cr’ay trơơi boọ cr’pân crêê “ha vil”.
Cr’ay whitmore xoọc căh ơy vêy vắc xin cha groong cr’ay, bhiệc cha groong xoọc đâu dzợ ặt đhị rau loih âng đhanuôr.
T’coóh Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới moon pa rớơt, đăn đâu apêê ca ay bơơn xay moon nắc ting đhr’năng bấc lấh, pa bhlầng nắc đhr’năng cr’ay nâu buôn váih moọt hân noo boo k’rong tợơ c’xêê 7 tước c’xêê 11. Tu cơnh đếêc pazêng ma nuýh pa bhrợ đhị zr’lụ k’tiếc lâng đác nắc lêy vêy cơnh cha groong, ha dang tr’lọ n’căr nắc lêy pa dứah pa đấh. Ma nuyh ca ay tiểu đường, cr’ay xoóh lâng cr’ay p’lêê mạn tính buôn váih cr’ay nâu lâng apêê n’léh cơnh: k’hir puih, ca ay lệê la, áp xe lệê, áp xe loom, ca ay xooh…/.
Những điều cần biết về bệnh nhiễm khuẩn ăn thịt người - bệnh truyền nhiễm whitmore
Minh Long
Những ngày qua có tin vi khuẩn 'ăn thịt người' gây bệnh whitmore xuất hiện tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Nguyên... khiến người dân lo lắng. Cùng lúc Bệnh viện Bạch Mai có hàng loạt ca bệnh whitmore nhập viện. Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, nếu như trước đây, từ 5 đến 10 năm mới có 20 ca mắc whitmore (nhiễm vi khuẩn ăn thịt người), thì từ đầu năm 2019 đến nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho thấy, bệnh viện đã phát hiện và điều trị cho 3 ca mắc chứng bệnh Melioidosis (hay bệnh whitmore). Cả 3 trường hợp khi đến viện đều trong tình trạng bệnh cảnh áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai, bệnh tình đã nặng do điều trị như mắc quai bị tại nhà; khi được các bác sỹ cấy mủ, xét nghiệm máu thì phát hiện dương tính với Whitmore.
Trong khi đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cũng vừa phát hiện một bệnh nhân bị mắc bệnh Whitmore.
Theo ông Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh tấn công liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, lại tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong do whitmore còn cao, lên tới 40%.
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.
Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”.
Bệnh whitmore hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, việc phòng ngừa hiện nay vẫn chủ yếu ở thói quen của người dân.
Ông Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới khuyến cáo, gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 11. Do đó những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi.../.
Viết bình luận