P'rá xay ooy bha ar "P'rá Cơ Tu"
Thứ năm, 00:00, 31/10/2019
Ma nuyh Cơ Tu đhị da ding ca coong Quảng Nam ặt ma mông đơ bhlầng nắc đhị 3 chr’hoong da ding ca coong Nam Giang, Đông Giang lâng Tây Giang. XoỌc đâu, lâng rau tr’xăl coh đhr’năng pa dưr vel bhươl ơy pa dưr dal tr’mông tr’meh âng đhanuôr, đh’rưah apêê chr’năp văn hoá cung ting ha dưr lâh mơ. Đhơ cơnh đếêc, m’jưah lâng rau n’leh vaih pazêng rau căh liêm crêê tước chr’năp ty đanh văn hoá acoon coh. Nắc ma nuyh Cơ Tu, t’cooh Bh’riu Liếc-Bí thư Huyện uỷ Tây Giang ta luôn pa chăp tước đhr’năng bil pât chr’năp văn hoá Cơ Tu. Lâng t’cooh nắc ơy pa zay chếêc năl, xrặ đớc, pa căh bha ar “P’rá Cơ Tu” lâng rơơm kiêng zư đớc chr’năp văn hoá acoon coh cung cơnh t’vaih rau liêm buôn đoọng ha bh’rợ pa choom lâng học chữ Cơ Tu. Coh c’nặt t’ruih “Xợơng p’rá xa nay coh Gươl” tuần nâu, a hêê nắc đh’rưah lâng PV A viết Sĩ lưm lâng prá xay đh’rưah lâng t’cooh Bh’riu Liếc ooy bha ar “P’rá Cơ Tu” â.

Thực hiện Jumi Sĩ

PV: Xin chào ông! Từ khi nào ông có ý tưởng thực hiện cuốn “P’rá Cơ Tu” này?

Ông Bh’riu Liếc: Không phải tôi mà chínhĐảng, Bác Hồ đã làm ra cuốn sách này.Chữ Cơ Tu đã có từ năm 1956 và đến nay đã hơn 60 năm rồi. Sau giải phóng, chủ trương của Đảng là cho giáo viên từ đồng bằng lên miền núi dạy học, họ gọi là “Chính sách ánh sáng Văn hoá”. Tới năm 1986, Sở Giáo dục Quảng Nam-Đà Nẵng có viết ra cuốn sách “Boọp Cơ Tu” nhưng chưa đúng và hoàn chỉnh.Bởi giữa từ Boọp và P’rá nghĩa nó khác nhau, Bọop có nghĩa là miệng, P’rá có nghĩa là nói nên nội dung sách đó cũng bỏ hết.Từ đó tôi thấy, nếu người Cơ Tu, những người có học hành không có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn thì còn ai có thể giúp mình được.Từ năm 2004 tôi bắt đầu tập hợp các già làng, trưởng bản ở huyện Đông Giang, Tây Giang hội thảo nhiều lần về lịch sử, con người, tiếng nói và chữ viết Cơ Tu. Lúc đó nhiều đồng chí được xem như là “Nhà văn hoá” cung cấp tư liệu như ông Bh’riu Bhrăm, Clâu Nâm, Arất Hơn... Đến nay tôi viết ra 5 cuốn sách Cơ Tu tương đối hoàn chỉnh, nhưng chưa được mãn nguyện, sắp tới năm 2020 sẽ hoàn thành chỉn chu rồi mới an tâm được. Khi đó có người chỉ dạy cho lớp trẻ, người Cơ Tu học chữ Cơ Tu, người Kinh lên đây cũng học chữ Cơ Tu... có như vậy thì chữ Cơ Tu, văn hoá Cơ Tu mới tồn tại lâu bền.

(Ảnh: TuoitreOnline)

PV: Người Cơ Tu có rất nhiều những giá trị văn hoá cần bảo tồn và gìn giữ. Vậy, tại sao ông lại lựa chọn nghiên cứu về chữ viết Cơ Tu?

Ông Bh’riu Liếc: Bởi vì một đất nước, một quê hương, hay một làng xã nếu quá chú tâm, sa đà vào kinh tế thì trước mắt chúng ta thấy được những bề nổi hiện tại nhưng sẽ chóng chìm. Người Kinh có câu “Còn văn hoá thì còn tất cả, mất văn hoá thì chẳng còn gì” cho nên Tây Giang từ khi mới tách huyện đã xây dựng ngay Nghị quyết về văn hoá.Từ thôn làng, ngỏ xóm chúng tôi làm nguyên bản đúng với bản chất văn hoá của người Cơ Tu, người dân họ rất vui mừng.Khi nơi cư trú ổn định, văn hoá ổn định thì mới bắt đầu tìm con đường làm giàu. Chứ còn lo làm kinh tế mà bỏ quên văn hoá là không được. Như việc làm Gươl bây giờ cứ lo tìm chỗ mặt tiền là không đúng, Gươl nó phải nằm ngay chính giữa thôn làng và người dân ở 2 đầu thôn. Bởi Gươl là nơi tụ tập giáo dục truyền thống văn hoá, họp hành, lễ hội...Cần phải giữ gìn văn hoá, mạnh dạn nói tiếng mẹ đẻ, tiếng họ mình nghe và tiếp thu rồi học thêm nhiều thứ tiếng khác, như vậy mới có thể làm giàu và bền vững.

PV: Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tư liệu để cho ra đời cuốn  “Prá Cơ Tu” bản thân ông gặp những khó khăn, thuận lợi gì, thưa ông?

Ông Bh’riu Liếc: Thuận lợi thì không nhiều, khó khăn nhiều hơn bởi tôi không phải là nhà chuyên môn, nhưng nếu chúng ta không làm thì ai làm? Cái khó khăn nhất là việc họ khen cũng nhiều và chê cũng nhiều, đa số họ chê nhiều là sự góp ý không mang tính xây dựng.Họ chê để mình từ bỏ không làm nữa, vậy nên giữa khen và chê đó mình không đứng phía nào, chỉ đứng ở giữa thôi.Mình cứ làm và được hay không thì sau này xã hội ghi nhận, ghi công chứ giờ mỗi người mỗi ý trái chiều rất là khó. Nói chung, ai chê hay khen cũng đều cảm ơn tất cả, mục đích vẫn là việc giữ gìn văn hoá truyền thống Cơ Tu.

PV: Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm trong việc hoàn chỉnh cuốn cuốn “Prá Cơ Tu” này?

Ông Bh’riu Liếc: Kinh nghiệm thì không có gì gọi là kinh nghiệm, quan trọng các cấp lãnh đạo ở mỗi địa phương như thế nào.Ở huyện Tây Giang thì chúng tôi quyết tâm làm, ra được cuốn sách này để bảo tồn chữ viết, bảo tồn văn hóa dân tộc.Riêng 3 huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang luôn có hội nghị thường niên và thông qua đây các huyện nên phát huy những giá trị văn hoá, đặc biệt là chữ viết và tiếng nói Cơ Tu. Có thể chỗ này phát huy giá trị văn hoá này, chỗ khác lại phát huy những giá trị văn hoá khác, chúng ta làm từng bước một quan trọng là tiếng nói và chữ viết Cơ Tu phải luôn gìn giữ. Bởi đó là tài sản chung của người Cơ Tu.

PV: Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, hoàn thiên cuốn sách này, có những kỹ niệm nào mà ông nhớ nhất?

Ông Bh’riu Liếc: Cuốn sách này rất dày, tôi tâm đắc và nhớ nhất là sưu tầm và viết lại những truyền thuyết mang tính chất giáo dục cho đồng bào Cơ Tu. Ví dụ như người Cơ Tu từ đâu mà có, từ đâu đến, rồi họ tên, nguồn gốc từ đâu mà ra.... Và vì sao người Cơ Tu họ không đánh đập con cái hay la mắng gì mà con cái họ vẫn ngoan hiền không quậy phá hư hỏng... Tất cả những thứ đó, văn hoá đó của người Cơ Tu vô cùng giá trị.

PV: Thông qua cuốn “P’rá Cơ Tu” ông có điều gì muốn nói với lớp trẻ Cơ Tu hiện nay?

Ông Bh’riu Liếc: Tôi mong muốn người Cơ Tu phải học hỏi, giữ gìn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình để sau này tiếp tục truyền đạt lại cho con cháu. Đồng thời phải học hỏi thêm những điều tốt đẹp từ người khác, địa phương khác hay những phong tục tập quán của dân tộc khác để về áp dụng trong văn hoá Cơ Tu mình.Và đừng bao giờ bỏ quên những giá trị văn hoá truyền thống của người Cơ Tu. Đó là những điều mà tôi mong muốn nhất.

PV: Vâng! Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC