Prá xay: "Sinh viên cử tuyển lưm zr'nắh k'đhạp đắh chấc lêy bhiệc bhrợ"
Thứ năm, 00:00, 28/11/2019
Xang bấc c’moo glúh đắh trường, k’ha riêng sinh viên cử tuyển nắc acoon ađhi đhanuôr acoon cóh đhị zâp chr’hoong k’coong ch’ngai cơnh Nam Giang, Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang... cóh tỉnh Quảng Nam nắc zêng cắh ma bh’rợ. Ting cơnh c’lâng xa nay, sinh viên cử tuyển bơơn nhà nước zooi zúp chính sách đắh pa choom, nắc bơơn đoọng bhrợ bhiệc xang bêl tốt nghiệp. Hân đhơ cơnh đếêc, đhị lalua lêy, bấc ơy sinh viên cử tuyển glúh đắh trường n’jứah cắh váih bhiệc bhrợ, n’jứah ma nợ nần bấc ơl xang cr’chăl c’moo pa choom.

Trao đổi: “Sinh viên cử tuyển gặp khó trong tìm kiếm việc làm”

Thực hiện:      Jumi Sĩ

Sau nhiều năm ra trường, hàng trăm sinh viên cử tuyển là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi như Nam Giang, Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang,…tỉnh Quảng Nam rơi vào tình trạng thất nghiệp. Theo chủ trương, sinh viên cử tuyển được Nhà nước hỗ trợ đào tạo, được bố trí công việc sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng thực tế, tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng diện cử tuyển chưa tìm được việc làm đã và đang xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Nam

Trong Chuyên mục “Câu chuyện ở Gươl” hôm nay, chúng ta cùng nghe cuộc trao đổi giữa PV A Viết Sĩ với một số sinh viên cử tuyển ra trường chưa có việc làm và đại diện lãnh đạo của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nhé.

 

          PV: Chào bà con và các bạn, tham gia cuộc trò chuyện với chúng tôi hôm nay xin được giới thiệu:

-Ông A Rất Blúi – Phó CT UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

- Bạn A Lăng Mười – Xã A Xan, huyện Tây Giang, QN.

- Bạn Bhling Thị Bhênh – Xã Lăng, huyện Tây Giang, QN

PV: Xin chào và cảm ơn các vị khách mời đã nhận lời mời tham gia cuộc trao đổi này. Thưa bà con và các bạn!

Cử tuyển dành cho học sinh, sinh viên con em đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương đúng, mang tính nhân văn sâu sắc, hướng tới đào tọa nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những năm qua, tình trạng học sinh, sinh viên cử tuyển sau khi ra trường diễn ra khá phổ biến. Điều này không chỉ gây áp lực cho chính quyền các địa phương, mà còn là nỗi lo đối với nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp

PV: Vâng, chào các bạn! Đối với sinh viên cử tuyển sau khi ra trường cái khó khăn nhất đối với các bạn là gì?

Bạn A Lăng Mười: Cái khó khăn nhất với sinh viên cử tuyển sau khi ra trường là tìm kiếm việc làm ổn định, đúng chuyên ngành. Địa phương cũng có giới thiệu cho tôi một số vị trí việc làm nhưng do ngành nghề không đúng với chuyên ngành của mình nên rất khó đáp ứng yêu cầu công việc .

PV: Còn với bạn Bhênh thì sao ?

Bạn Bhling Thị Bhênh: Với tôi thì khó khăn nhất là tìm kiếm việc làm. Bây giờ cử tuyển họ không xét mà bắt phải thi vào, thật sự rất khó. Đã nói cử tuyển là dành cho các đối tượng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì sau khi ra trường họ phải được bố trí việc làm ổn định. Bây giờ các bạn thấy đấy, đến giờ vẫn thất nghiệp. Rất buồn.

PV: Hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước cần tuyển dụng lao động, các bạn nghĩ sao về việc này?xin mời bạn A Lăng Mười

Bạn A Lăng Mười: Thời gian qua huyện có mời các công ty, doanh nghiệp về trao đổi, hướng nghiệp, thậm chí là đi xuất khẩu lao động... Theo tôi, họ giới thiệu vậy cũng tốt, nhưng đi xuất khẩu lao động trong khi mình đang  tay trắng, điều kiện gia đình không cho phép nên rất đắn đo. Mà chưa chắc đi xuất khẩu được như ý, đi cũng lo gia đình, vợ con không ai quan tâm, chăm sóc nên không đành xa gia đình.

PV: Còn bạn nghĩ sao, Bhling Thi Bhênh” ?

Bạn Bhling Thị Bhênh: Bây giờ học xong lại bảo đi xuất khẩu lao động? Bản thân tôi đã đào tạo xong chuyên ngành Ngoại ngữ mà bây giờ bảo đi xuất khẩu, lại vay mượn tiền rất tốn kém. Sao trước đây không bảo đi xuất khẩu lao động mà giờ học xong cử tuyển lại bảo đi? Gia đình, chồng con ai lo? Suy nghĩ rất nhiều và thật sự chưa có ý định đi xuất khẩu.

PV: Vì sao các bạn không thích đi xuất khẩu?

Bạn A Lăng Mười: Vì điều kiện gia đình khó khăn, đi lại phải vay mượn tiền. Với lại, có vợ có con rồi mình đi thì ai lo lắng, chăm sóc cho họ. Tóm lại mình không thích đi và không muốn sống xa gia đình.

Bạn Bhling Thị Bhênh: Tôi thì bây giờ cũng có chồng, có con rồi nên không có suy nghĩ phải đi xuất khẩu. Đã không bố trí được việc làm thì tôi vẫn thích kiếm việc gì làm gần nhà thôi. Con còn nhỏ sao bỏ ở nhà được, nếu đi thì cả chồng con đều đi hết. Mà chưa chắc mình đi là chồng và gia đình đồng ý. Theo tôi thấy hầu như các bạn đều không thích đi xuất khẩu.

PV: Điều mong muốn của các bạn bây giờ là gì?

Bạn Bhling Thị Bhênh: Trong điều kiện không bố trí được việc làm cho sinh viên cử tuyển, thì rất mong chính quyền địa phương  quan tâm  tìm hướng khác cho chúng tôi như: cho vay không lãi, vay dài hạn 5 năm hay 10 năm để những sinh viên cử tuyển thất nghiệp có vốn đầu tư làm ăn, kinh doanh tại địa phương. Nhưng chúng tôi vẫn mong muốn Đảng, Nhà nước rồi chính quyền địa phương tạo điều kiện cho  sinh viên cử tuyển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ra trường được bố trí việc làm ổn định để họ có cuộc sống ổn định hơn, gia đình khấm khá hơn.

Bạn A Lăng Mười: Với cá nhân tôi giờ mong muốn làm sao chính quyền địa phương khi tìm, kết nối với công ty, doanh nghiệp nào thì phải thật sự uy tín, chất lượng. Mà theo tôi, cũng không nhất thiết phải đi xuất khẩu lao động nếu trong nước mình có nhiều công ty, doanh nghiệp chất lượng và uy tín. Mong chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện để các bạn trẻ ra trường có công việc cũng như cuộc sống ổn định hơn.

PV: Vâng! Trong cuộc trao đổi hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ và nghe ý kiến của ông A Rất Blúi- Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Thưa ông A Rất Blúi !  Hiện nay có rất nhiều sinh viên cử tuyển ra trường gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Đối với chính quyền huyện Tây Giang  có phương hướng ra sao trong việc này?

Ông A Rất Blúi: Chúng tôi luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến cũng như nguyện vọng của các bạn sau khi ra trường. Tình hình chung bây giờ  cũng rất khó cho lãnh đạo địa phương, cho cá nhân các bạn. Chúng tôi cũng luôn mời gọi các công ty, doanh nghiệp chất lượng lên để tuyển dụng lao động, có những việc làm phù hợp với các bạn. Và cũng mong các bạn luôn cố gắng tìm kiếm công việc ổn định, đừng nản chí. Không được làm việc này thì ta làm việc khác để cuộc sống tốt hơn, ổn định hơn.

PV: Cụ thể, huyện Tây Giang có những chính sách hỗ trợ thế nào, thưa ông?

Ông A Rất Blúi: Huyện cũng đang quy hoạch sắp xếp bố trí lại công việc ổn định. Kêu gọi các bạn trẻ  mạnh dạn đầu tư làm ăn kinh tế, trồng rừng, trồng cây dược liệu... Chúng tôi luôn tạo điều kiện cho các bạn vay vốn làm ăn, các vốn vay chúng tôi thông báo rộng rãi đến các địa phương để mọi người có thể vay đầu tư làm ăn, đi xuất khẩu lao động. Trong thời gian qua cũng có nhiều thanh niên mạnh dạn vay vốn làm ăn khấm khá, còn một số thanh niên chưa dám vay nhưng chúng tôi luôn tạo điều kiện và khích lệ tinh thần để các bạn có chí hướng làm ăn, ổn định đời sống.

PV: Vâng ! Cảm ơn ông A Rất Blúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang với những thông tin hữu ích vừa rồi. Một lần nữa cảm ơn ông và các bạn trẻ đã tham gia cuộc trao đổi này!!!

Ảnh bìa: Công Bính+H.T


 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC