Ha dang cơnh 20 c’moo a hay, apêê vel bhươl đha nuôr Cơ Tu ngoóp ngáp xa nul cha gâr, chiing, khèn n’đhơ pr’dưr pr’dzoọng da dặ âng pân đil Cơ Tu, Gươl cốh muy vel bhươl Cơ Tu công r’dợ cắh vêy tân léh… N’đhơ cơnh đêếc, tước nâu câi, Gươl âi dzoọng ma bhuy z’nghít đhị m’pâng tang zấp vel Cơ Tu cóh apêê chr’hoong Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang. Prang vel bhươl r’rộ r’răm đhưng xí, bhưưng ang âng xa nập Cơ Tu cóh apêê t’ngay bhiệc bhan âng vel; xa nul A bel, a guốch ga đơơi ting đhí chr’va prang crâng ca coong….
Âi tước cậ 7 giờ ha dum, a đhi Bhling Thị Diệu Linh, vel Công Dồn, chr’val Zuốih, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam nắc tước cậ Gươl âng vel đoộng pa choom da dặ. Linh moon, zấp hân noo ch’noọng n’đoo công cơnh đêếc, a đhi dhd’rứah lâng apêê pr’zớc tước Gươl đoọng bơơn apêê nghệ nhân cắh muy pa choom đoọng ng’cơnh tân t’ung, da dặ, ng’cơnh đhưưng cha gâr, n’toong chiing. Tước nâu câi, a đhi âi choom da dặ liêm cơnh apêê t’ha. T’mêê a hay, C’bhúh chiing cha gâr vel Công Dồn hâng hơnh pa cắh đoọng ha chr’hoong ting pấh.
T’ngay bhiệc bhan apêê chr’hoong da ding ca coong tỉnh Quảng Nam g’lúh 19 lâng pa cắh mặt đoọng ha acoon cóh Cơ Tu Quảng Nam ting pấh T’ngay bhiệc bhan Văn hóa acoon cốh miền Trung g’lúh 3 ta bhrợ đhị thành phố Tam Kỳ. Bhling Thị Diệu Linh xay moon: “Zấp g’lúh lướt pấh cơnh đêếc nắc xơợng bh’nhăn hâng hơnh cóh cu nắc dưr cậ, chắp kiêng văn hóa, chắp kiêng đợ râu âng acoon cóh. A cu yêm loom bêl âi ting pấh xay trúih pa cắh văn hóa acoon cốh Cơ Tu tước lâng zấp ngai. A cu hâng hơnh bêl a cu âi năl da dặ, bơơn năl bấc râu ooy văn hóa. CÓh trường n’dhơ cóh vel công buôn bhrợ văn nghệ, a zi buôn pay tâng tung da dặ lâng hát pr’hát Cơ Tu ting pấh”.
Nghệ nhân Bhling Hạnh nắc ma nứih k’đhơợng pa choom đoọng c’bhúh đhưưng xí âng vel Công Dồn moon la lay lâng chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam moon za zum. T’coóh Hạnh moon, tơợ tứi a đoo âi chắp kiêng văn hóa acoon cóh. T’ngay n’đoo cắh bơơn xơợng xa nul cha gâr, chiing, khèn… nắc t’ngay n’nắc loom luônh t’coóh cắh yêm ặt tợt. Tơợ bêl Nghị quyết Trung ương V khóa VIII bơơn xrắ bhrợ lâng bơơn tước lâng pr’ặt tr’mông, râu liêm pr’hay âng văn hóa acoon cóh Cơ Tu âi bơơn pa dưr lâng zư đớc. Zấp c’moo chr’val Zuốih công bhrợ bấc bh’rợ văn hóa, văn nghệ; bhrợ t’váih apêê câu lạc bộ pr’hat xa nul, tân tung da dặ. T’coóh Bhling Hạnh hâng hơnh: “Tước nâu câi lêy lang p’niên cóh vel, cóh chr’val n’dhơ cóh chr’hoong Nam Giang âi năl tân tung da dặ, năl đhưưng xí, năl bấc ooy văn hóa ty đanh acoon cóh. Nắc đoo râu bhui har bhlâng. Văn hóa acoon cóh hêê âi bơơn pa dưr, bơơn zư đớc ha lang p’niên”.
Văn hóa ty đanh âng đha nuôr Cơ Tu tỵ l’lăm a hay âi bấc ơl zấp cơnh. Tu cơnh đêếc, c’lâng xa nay zư đớc chr’nắp văn hóa ty bơơn lêy nắc pr’đơợ đoọng apêê vel đong da ding ca coong pa zum têy zư đớc râu liêm pr’hay âng đha nuôr, đhị dh’năng k’noọ bil pật. t’coóh Bhơriu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam moon, văn hóa ty đanh âng đha nuôr nắc đoo cr’van chr’nắp bhlâng âng a conh a bhướp đớc đoọng ha lang t’tun, dưr váih râu hâng hơnh âng đha nuôr. T’coóh Bhrơ Liếc moon ghít, Văn hóa ty đanh nắc râu chr’nắp bhlâng âng đha nuôr hêê. Ha dang bêl văn hóa nắc bil zấp râu. “Kiêng zư đớc văn hóa a zi nắc tơợp zư đớc văn hóa vel, cr’noon, chr’val. Cóh đêếc, k’rang tước bhlâng nắc văn hóa vel. Gươl nắc r’vai âng vel Cơ Tu. Pa zêng apêê vel, apêê chr’val cóh chr’hoong zêng bhrợ pa dưr lâng bơơn chóh bhrợ Gươl. A zi âi ra pặ 84/95 zr’lụ đha nuôr ặt ma mông đhị 70 vel âng 10 chr’val ting crêê cơnh vel ty âng đha nuôr Cơ Tu a hay, a mông ga ving muy đhị, vêy Gươl, vêy k’tiếc bhrợ cha”.
Zư đớc văn hóa ty đanh nắc đoọng pa dưr, cắh vêy zư đớc nắc đhị. Xang 20 c’moo xay bhrợ Nghị quyết Trung ương V khóa VIII, apêê chr’hoong Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang âi vêy bấc bh’rợ xa nay zư đớc lâng pa dưr văn hóa ty đanh p’têệt lâng pa dưr du lịch. Apêê vel du lịch vel bhươl nắc âi dưr váih lâng chô đơơng liêm choom cơnh: vel du lịch vel bhươl Z’ra ( Nam Giang); Đh’rôông, Bh’hôông ( Đông Giang), vel ty đanh Cơ Tu Tây Giang… Pa bhlâng ắnc, tân tung da dặ, bh’rợ taanh n’đoóh a doóh lâng prá pr’ma, bhrợ bh’noóch âi bơơn xay moon nắc C’kir văn hóa phi vật thể cấp k’tiếc k’ruung. Đhị muy bơr vel đong âi k’rong đớc t’rúih bh’lô bh’la, bhr’ươr pr’hat, bhrợ bấc g’lúh prá pr’ma, bhrợ bh’noóch ghi âm zư đớc. Pa bhlâng ắnc, t’mêê đâu Sách P’rá Cơ Tu âng Bhơriu Liếc, Bí thư Huyện Tây Giang xrắ âi bơơn in pa glúh. Nâu đoô nắc râu bhui har, hâng hơnh lâng mâng loom ooy văn hóa ty đanh Cơ Tu tỉnh Quảng Nam cóh brương tr’nu. T’coóh Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao lâng Du lịch tỉnh Quảng Nam đoọng năl, bêl Nghị quyết Trung ương V khóa VIII ta xrắ pa glúh, nắc tơợp tơợ apêê c’moo 2000, tỉnh Quảng Nam âi vêy muy c’lâng bh’rợ pa dưr văn hóa âng đha nuôr apêê acoon cóh tơợ xa nập, ch’na, apêê pr’hát pr’múa, tước apêê đhr’niêng bh’rợ âng đha nuôr đoọng p’têệt lâng bh’rợ pa dưr du lịch: “Quảng Nam nắc muy cóh bấc vel đong tr’nơợp mặ zư đớc muy môi trường nắc đhị ặt ma mông âng bấc đha nuôr acoon cóh da ding ca coong. A zi công xoọc bhrợ pa dưr muy Đề án đoọng zư đớc văn hóa apêê acoon cóh, pa bhlâng nắc văn hóa phi vật thể. Cóh đề án n’nắc, a zi vêy cr’liêng xa nay nắc p’too moon chr’nắp n’nâu cóh trường học. Lâng đh’rứah lâng n’nắc, a hêê công choom lướt ting c’lâng nắc zư đớc đoọng pa dưr lâng pa dưr đhị c’lâng du lịch nắc đoo crêê bhlâng. Tu pa dưr du lịch đoọng đha nuôr vêy pr’đơợ ting pấh, vêy pr’đơợ xay trúih râu liêm pr’hay văn hóa acoon cóh đay ha pêê t’mooi zấp n’đắh”.
T’bhlâng cắh đhêy ặt âng zấp cấp ủy lâng chính quyền tỉnh Quảng Nam bêl za nươr ooy bh’rợ âng ting c’la cóh vel bhươl đha nuôr acoon cóh đoọng zư đớc lâng pa dưr râu liêm pr’hay văn hóa âng đha nuôr Cơ Tu âi bhrợ t’váih pr’đơợ zư đớc bấc râu chr’nắp ty đanh âng đha nuôr vel đong./.
Quảng Nam giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Tu
Alăng Lợi
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước không chỉ góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất cho bà con Cơ Tu phía tây của tỉnh Quảng Nam.
Nếu như 20 năm trước, các thôn bản của đồng bào Cơ Tu vắng tiếng trống, chiêng, khèn kể cả hình ảnh dập dìu của các thiếu nữ Cơ Tu trong điệu múa da dặ, Gươl ở một số bản làng Cơ Tu cũng thưa thớt dần… Thế nhưng, đến nay, Gươl sừng sững, uy nghiêm đứng giữa các thôn bản của đồng bào Cơ Tu ở các huyện Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang. Khắp thôn bản rộn ràng tiếng trống chiêng, sặc sỡ của trang phục truyền thống trong các ngày hội của làng. Réo rắt tiếng Abel gọi bạn tình, xì xào tiếng đàn môi theo gió ngàn vi vu….
Cứ đến 7 giờ tối, em Bhling Thị Diệu Linh, thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam lại có mặt ở Gươl của thôn để tập múa da dă. Linh bảo, hè nào cũng vậy, em cùng bạn bè đến Gươl để được các nghệ nhân không chỉ hướng dẫn kỹ thuật múa tân tung, da dặ, cách đánh trống chiêng. Đến nay, em đã múa thành thạo và nhuần nhuyễn từng điệu múa của dân tộc mình. Vừa rồi Đội trống chiêng thôn Công Dồn vinh dự đại diện cho huyện tham gia Ngày hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam lần 19 và đại diện cho dân tộc Cơ Tu Quảng Nam tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần 3 tổ chức tại thành phố Tam Kỳ. Bhling Thị Diệu Linh bộc bạch: “Qua mỗi lần đi biểu diễn, niềm tự hào dân tộc trong em lại cứ tăng lên, yêu văn hóa, yêu những gì thuộc truyền thống nhiều hơn. Em vui và hạnh phúc khi em đã góp phần nhỏ cho việc quảng bá, giới thiệu văn hóa dân tộc Cơ Tu đến với mọi người. Em tự hào hơn khi bản thân em đã biết múa da dă như các mẹ, các bà trong thôn. Ở trường hay trong xã năm nào cũng tổ chức văn nghệ, và lớp em thường chọn hát dân ca Cơ Tu, múa trống chiêng để tham dự và luôn đạt giải cao”.
Nghệ nhân Bhling Hạnh là người đảm nhận hướng dẫn và dìu dắt đội trống chiêng nhí của thôn Công Dồn nói riêng và huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam nói chung. Ông Hạnh tâm sự, từ nhỏ ông đã đam mê văn hóa dân tộc. Ngày nào vắng tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng khèn... là ngày đó lòng ông luôn thổn thức. Từ khi Nghị quyết Trung ương V khóa VIII được ban hành và đi vào cuộc sống, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu đã được khơi dậy và bảo tồn. Hàng năm xã Zuôih tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ; thành lập các câu lạc bộ dân ca, dân vũ. Ông Bhing Hạnh tự hào: “Đến bây giờ thấy lớp trẻ trong thôn, trong xã, thậm chí trong huyện Nam Giang đã biết múa tân tung da dặ, biết đanh trống chiêng, biết nhiều hơn về văn hóa truyền thống dân tộc. Đó là điều vui mừng nhất. Văn hóa dân tộc mình đã được khơi dậy, được lưu truyền cho thế hệ tương lai”.
Văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu vốn phong phú và đa dạng. Vì thế, chủ trương bảo lưu giá trị văn hóa gốc được xem là nền tảng để các địa phương miền núi chung tay giữ gìn bản sắc của đồng bào, trước nguy cơ mai một. Ông Bhơriu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho rằng, văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ chính là tài sản vô giá mà tổ tiên đồng bào Cơ Tu đã để lại cho bao thế hệ con cháu, trở thành niềm tự hào của cộng đồng vùng cao. Ông Bhơriu Liếc khẳng định, Văn hóa truyền thống là thứ quan trọng nhất của đồng bào mình. Nếu mất văn hóa là mất đi tất cả. “Muốn giữ và bảo tồn vàn hóa chúng tôi bắt đầu bảo tồn văn hóa làng, xã. Trong đó quan tâm nhất là văn hóa làng.Nhà Gươl là linh hồn của làng Cơ Tu. Toàn bộ các thôn, các xã trong huyện đều phục dựng và xây dựng được Gươl. Chúng tôi đã bố trí, sắp xếp 84/95 khu dân cư mới tại 70 thôn của 10 xã theo đúng văn hóa làng truyền thống đồng bào Cơ Tu thời xưa, sống tập trung, có Gươl, có đất sản xuất”.
Bảo tồn văn hóa truyền thống là để phát huy, không phải cất giữ để đó. Sau 20năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa VIII, các huyện Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang đã có nhiều chương trình dự án, đề án bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Các làng du lịch cộng đồng lần lượt hình thành và mang lại hiệu quả cao như: làng du lịch cộng đồng Z’ra (Nam Giang); Đh’rôồng, Bh’hôồng ( Đông Giang), làng truyền thống Cơ Tu Tây Giang;.... Đặc biệt, điệu múa tâng tung da dá, nghề dệt thổ cẩm và nghệ thuật nói lý - hát lý được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tại một số địa phương đã tổ chức sưu tầm các truyện cổ dân gian, làn điệu dân ca, tổ chức các buổi nói lý, hát lý ghi âm lưu giữ. Đặc biệt, mới đây Sách Tiếng Cơ Tu của tác giả Bhơriu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã được xuất bản. Đây là niềm vui mừng, niềm tự hào và là niềm tin tưởng về văn hóa truyền thống Cơ Tu tỉnh Quảng Nam trong tương lại. Ông Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho hay, khi Nghị quyết Trung ương V khóa VIII ra đời, ngay từ những năm 2000, tỉnh Quảng Nam đã có một ý tưởng phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số từ trang phục, ẩm thực, các dân ca dân vũ, rồi các phong tục tập quán của đồng bào để gắn với công tác phát triển du lịch. "Quảng Nam là một trong những địa phương đầu tiên giữ được một môi trường là nơi sinh sống của nhiều đồng bào ở miền núi. Chúng tôi cũng đang xây dựng một Đề án để bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu sổ, đặc biệt là văn hóa phi vật thể. Trong đề án đó, chúng tôi có nội dung là giáo dục giá trị này vào trong trường học. Và đồng thời chúng ta cũng phải đi theo một hướng là bảo tồn để phát triển và phát triển thông qua con đường du lịch là tốt nhất. Vì phát triển du lịch để bà con có cơ hội tham gia vào, có cơ hội giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc mình cho các du khách trong nước và Quốc tế”.
Nỗ lực không mệt mỏi của các cấp ủy và chính quyền tỉnh Quảng Nam khi dựa vào vai trò của từng chủ thể trong cộng đồng vùng cao để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Cơ Tu đã mở ra cơ hội bảo tồn nhiều giá trị truyền thống của đồng bào địa phương./.
Viết bình luận