Xa nập âng ma nứih pân đil Cao Lan pa bhlâng hắt râu tr’xăl đợ pa tước cr’chăl apêê c’moo 60 âng thế kỷ XX. Bêệ a doó ty bhlâng âng ma nứih pân đil Cao Lan “ Pù dằn dinh” – a dóoh díc đil t’mêê nắc đoo a doóh “va vác”. Tu 2 pr’léh “ dằn dinh” năc đoo ca vác ga mắc. Đhêr n’năng âng đoo ga mắc mơ tr’pang têy, ha dơ va vác k’tứi moon nắc “ Tú Pệt nhứ” chr’nắp âng đh’nớc a doóh n’nâu pa cắh đoọng ahêê lêy cr’noọ âng pân đil Cao Lan kiêng a đay xập lêim cơnh va vác. Công vêy đhị moon nắc” Pà dàu dinh” nắc đoo a doóh bhiệc bhan – xập bêl cha ớh bhiệc bhan hát xul tơợ vel n’nâu tước vel n’tốh. Râu a doóh n’nâu bơơn pa chăm z’zăng liêm lâng k’đháp. A moó Nguyễn Thị Mai Thanh, cán bộ Bảo tàng tỉnh Bắc Giang xay trúih: “Muy xa nập liêm xang âng pân đil Cao Lan pa zêng a doóh dal cóh nguôi moon nắc pù dằn dinh, muy râu xr’nạp cóh cr’loọng moon nắc sồng dím, n’đoóh công bơơn taanh lâng bhai tăm, cóh dzung pâr sà cạp lâng quài sà cạp taanh lâng k’páih, cóh a cọ pơng khăn”.
Ảnh: tuyengiao.bacgiang
Pân đil Cao Lan a hay đươi khăn dal đoọng pâr cóh a cọ. Khăn nắc muy ta la bai 6 vuông dal 2 m, ga mắc 40 cm pr’hoọm tăm t’viêng, khăn bơơn pâr cóh a cọ ting muy cơnh la lay, bơr n’đắh xưa nắc cắt cha chrêếh n’đắh t’guc lâng xiêr tước chr’lang ga lóp cr’dôm xóc.
A doóh âng pân đil xập zấp t’ngay buôn nắc râu bhai c’bhum tăm t’viêng, dal lấh tr’col, têy nắc đệ ga mắc. Cóh đưl a doóh t’boọ đợ bhai bhoóc, hình vuông. A doó cắh vêy đhr’lêê, tu cơnh đêếc bêl xập, pân đil Cao Lan đươi dua 2 bêệ bhai pr’hoọm, buôn nắc t’viêng lâng bhrông, đọong bhrợ cr’têêng cóh nguôi, bơr n’đắh tuôr a doóh ca íh t’boọ bhai bhoóc, tăm c’chăl, cóh đêếc bhai tăm vêy k’íh apêê x’rắ ting truyền thống âng ma nứih Cao Lan. Hun n’đắh a doóh n’đắh loom âng pân đil Cao Lan bơơn pác bhrợ 2 t’clắh, cơnh a doóh tứ thân âng ma nưuíh Kinh, n’đhang vêy viền lâng lâng pr’hoọm bhoóc. Dzợ cóh hoọng a doóh vêy k’íh bấc x’rắ pậ. Apêê x’rắ âng ma nứih Cao Lan âng ma nứih pân đil ma k’íh, c’lâng za rum, c’lâng chỉ mr’cơnh liêm bhlâng. Nghệ nhân ưu tú Trạc Thị Ngọn, a coon cóh Cao Lan cóh vel Khe Nghè, chr’val Lục Sơn, chr’hoong Lục Nam, tỉnh Bắc Giang xay trúih: “C’nặt k’íh bil bấc cr’chăl. Đhêêng cơnh k’íh pêê x’rắ pô âi bil 6 t’ngay. Choom k’íh crêê pr’đhang âng ma nứih Cao Lan t’ngay a hay. Buôn nắc k’íh x’rắ p’lêê boy, pô, n’đắh hoọng nắc xrắ k’íh bha lâng zri, apêê lang a hay moon nắc cơnh. N’đắh hoọng công vêy pô boy lâng k’íh bha lâng tơơm zri, a chịm boọ cóh đoong zri. Ma taanh lứch, k’íh pô xang lướt k’íh xang n’nắc t’boọ pô, l’lăm a zi zêng ma k’íh”.
Pân đil Cao Lan buôn đươi xr’náp đoọng ga lóp đha đhưa, xr’nap vêy pr’hoọm bhoóc cắh cậ bhrông, nắc muy ta la bhai vuông văr boọng đoọng buôn xruuc a cọ lâng vêy a ngoọn chọ n’đắh hoọng. Cóh apêê t’ngay ha pruốt cha ớh bhiệc bhan, t’ngay lướt pay k’díc pân đil Cao Lan buôn chọ pêê tước puôn bêệ cóh tr’vêêng đoọng liêm. A moó Mai Thanh moon: “Ting đhr’niêng ma nứih Cao Lan, ma nứih ca coon n’đil bêl pay k’díc choom vêy bêệ xr’nap lâng bơr xr’nap. Ha dang bêl pay k’díc nắc cắh vêy bơr pêê xr’nạp n’nâu nắc bơơn lêy ma nứih pân đil choom pay cớ k’díc, tu cơnh đêếc bơr bêệ xr’nạp n’nâu pa bhlâng chr’nắp. Cơnh bêl lơơng nắc ma nứih pân đil n’đhơ cắh xập xr’náp coh cr’loọng n’đhang pân đil t’mêê chô đong k’díc nắc cắh choom cắh xạp xr’nạp. Apêê đoo lêy ooy xr’nap âng pân đil nắc apêê đoo choom năl a đoo n’đil n’nâu ng’cơnh ooy. Pa đhang moon pân đil cắh vêy xr’nap nắc ma nứih n’nắc âi vêy k’díc l’lăm”.
N’đooh âng pân đil Cao Lan moon nắc “Sồng bịn” nắc muy ta la bhai bơơn k’íh cách lâng xơơng ta la bhai, hoọng n’đoóh k’tứi lấh lâng bhai n’lơơng pr’hoọm buôn t’viêng bhrông. N’đooh bơơn chọ lâng piêl k’páih cloom, tu k’pái nắc bhrợ pa nóh, pân đil Cao Lan dzợ đươi xơơng a ngoon k’páih pr’hoọm cloom đoọng viền cóh dzung n’đoóh, apêê đoo xấp n’đoóh dal tước m’pâng ch’luung. T’ngay c’xu lướt pa bhrợ, pân đil Cao Lan buôn k’tiêu ch’píah vêy xr’noóp cóh tr’vêêng. A ngoọn xr’noóp ch’píah bơơn cloom k’đháp lâng liêm ga mắc 1 cm cơnh lâng bấc pr’hoọm.
Cóh p’lêê ch’luung, pân đil Cao Lan buôn xà cạp lâng bhai bhoóc lâng bơr quai taanh bhai. Nghệ nhân Trạc Thị Ngọn đoọng năl, kiêng lêy muy cha nắc pân đil Cao Lan vêy têy z’hai hay cắh, lấh bh’rợ lêy bêệ bhai a doóh, n’đoóh apêê đoo ma taanh vêy liêm căh, x’rắ pô k’íh vêy crêê liêm ma núih Cao Lan cắh lâng pa bhlâng ma nứih n’nắc vêy năl taanh quai xà cạp cắh. Hun quai n’nâu bơơn taanh lalay lâng muy râu tr’xâu k’tứi, kiêng ma nứih bhrợ t’váih a đoo nắc choom vêy mắt bhriêl đh’rứah lâng muy tr’pang têy z’hai g’lăng.
Nâu câi, đhị Khe Nghè công dzợ bấc pân đil Cao Lan k’đhơợng bhrợ t’taanh lâng k’íh xa nập acoon cóh đay. Nâu đoo nắc cơnh đoọng apêê đoo n’jứah zư đớc xa nập tơợ bấc lang n’nâu công cơnh zư đớc bh’rợ ty đanh âng a conh a bhướp./.
Độc đáo trang phục truyền thống của phụ nữ Cao Lan ở Bắc Giang
Lê Phương
Cao Lan là một trong hai nhóm của dân tộc Sán Chay (Cao Lan – Sán Chí). Tại Bắc Giang, người Cao Lan tập trung chủ yếu ở 4 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. So với dân tộc Cao Lan ở các địa phương khác như Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, văn hóa đồng bào Cao Lan ở Bắc Giang có một số nét khác biệt. Trong đó có trang phục của người phụ nữ. Trang phục của người Cao Lan ở Bắc Giang rất độc đáo, chỉ cần nhìn vào trang phục của người phụ nữ Cao Lan là có thể nhận ra tộc người này.
Trang phục của người phụ nữ Cao Lan rất ít thay đổi cho đến thời kỳ những năm 60 của thế kỷ XX. Chiếc áo cổ nhất của người phụ nữ Cao Lan “Pù dằn dinh” – áo uyên ương có nghĩa là áo “bươm bướm”. Vì 2 từ “dằn dinh” là chỉ loài bươm bướm to. Sải cánh của chúng có thể bằng bàn tay còn loài bươm bướm nhỏ gọi là “Tú pệt nhứ” ý nghĩa của tên gọi chiếc áo này gợi cho ta thấy ước vọng của người phụ nữ Cao Lan muốn mình mặc đẹp như con bươm bướm. Cũng có nơi gọi là “Pù dàu dinh” nghĩa là áo du hương – áo mặc đi chơi hội hè ca hát từ bản này sang bản khác. Loại áo này được trang trí khá công phu và đẹp. Chị Nguyễn Thị Mai Thanh, cán bộ Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, giới thiệu: “Một trang phục hoàn chỉnh của người phụ nữ Cao Lan gồm một áo dài bên ngoài gọi là pù dằn dinh, một cái yếm ở bên trong gọi là sồng dím, váy cũng được dệt bằng vải chàm, ở chân cuốn sà cạp với quai xà cạp dệt thổ cẩm, trên đầu có đội khăn”.
Phụ nữ Cao Lan xưa dùng khăn dài để cuốn trên đầu. Khăn là một mảnh vải 6 vuông dài trên 2m, rộng khoảng 40cm màu chàm, khăn được cuốn trên đầu theo một lối riêng, hai đầu thừa thắt chéo nhau ở sau gáy và hạ xuống chấm vai che búi tóc.
Áo của phụ nữ mặc ngày thường là loại áo vải nhuộm chàm thẫm, dài quá đầu gối, tay chẽn hơi rộng ngang. Dưới gấu áo đáp liền nhau những miếng vải trắng, hình vuông. Áo không cúc, vậy nên khi mặc, phụ nữ Cao Lan sử dụng 2 dải vải màu, thường là màu xanh và đỏ, để làm thắt lưng bên ngoài. Hai bên cổ áo may đáp vải trắng, đen xen kẽ, trong đó vải đen có thêu các hoa văn theo truyền thống của người Cao Lan. Phần áo phía trước của phụ nữ Cao Lan được xẻ thàng 2 tà, như tà áo tứ thân của người Kinh, nhưng được viền bằng vải màu trắng. Còn phần lưng áo có thêu các họa tiết lớn. Các hoa văn của người Cao Lan do người phụ nữ tự tay thêu, đường kim mũi chỉ đều tay, rất đẹp. Nghệ nhân ưu tú Trạc Thị Ngọn, dân tộc Cao Lan ở bản Khe Nghè, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chia sẻ: “Phần thêu mất thời gian nhất. Riêng thêu bộ hoa đã mất 6 ngày. Phải thêu đúng mẫu của người Cao Lan ngày xưa. Thường thêu hình hoa trám, hoa hồi, đằng sau phải thêu có gốc đa, các cụ từ thuở xa xưa dạy như vậy. Sau lưng cũng có hoa trám và thêu hình gốc đa, chim đậu trên cành đa. Tự dệt hết, thêu hoa xong đi may rồi mới chắp hoa vào, trước chúng tôi toàn tự khâu lấy, không biết may đâu”.
Phụ nữ Cao Lan thường dùng yếm che ngực, yếm có màu trắng hoặc đỏ, là một mảnh vải vuông khoét cổ tròn và có dây buộc sau gáy. Trong những ngày xuân đi chơi hội, ngày đi lấy chồng phụ nữ Cao Lan thường thắt ba đến bốn dải phải nhiễu điều ở eo bụng cái nọ đắp lên cái kia tạo dáng vẻ thướt tha uyển chuyển. Chị Mai Thanh cho biết: “Theo phong tục người Cao Lan, người con gái khi lấy chồng phải có cái yếm và đôi dải yếm. Nếu khi lấy chồng mà không có đôi dải yếm này thì được coi là người phụ nữ tái giá, vì vậy đôi dải yếm này rất quan trọng. Bình thường người phụ nữ có thể không cần mặc yếm mà mặc áo bên trong nhưng cô dâu mới về nhà chồng bắt buộc phải có dải yếm. Người ta nhìn vào dải yếm của cô dâu thì họ sẽ biết được cô dâu như thế nào. Ví dụ cô dâu không có dải yếm thì là người phụ nữ tái giá”.
Váy của phụ nữ Cao Lan gọi là “sồng bịn” là một tấm vải được khâu khép kín ghép bằng năm miếng vải, cạp váy nhỏ hơn gấp nẹp vằng vải khác màu thường là hoa văn xanh đỏ. Váy được buộc bằng lọn chỉ tết tròn, đầu chỉ để thành tua luồn vào trong cạp, phụ nữ Cao Lan còn dùng năm dây chỉ màu tết một cách khéo léo để khâu viền dưới gấu váy, họ mặc váy dài đến bắp chân. Ngày thường đi làm, phụ nữ Cao Lan thường thắt con dao nhỏ có vỏ dao ngang thắt lưng. Dây vỏ dao được dệt rất công phu và đẹp rộng 1cm với nhiều màu sắc.
Ở bắp chân, phụ nữ Cao Lan cuốn xà cạp bằng vải trắng với đôi quai dệt thổ cẩm. Nghệ nhân Trạc Thị Ngọn cho biết muốn xem một người phụ nữ Cao Lan có khéo tay hay không, ngoài việc xem miếng vải áo, váy họ tự dệt có đẹp không, hoa văn thêu có đúng kỹ thuật người Cao Lan không và đặc biệt người đó có biết dệt quai xà cạp không. Phần quai này được dệt riêng bằng một loại khung cửi nhỏ, đòi hỏi người làm ra nó phải có mắt thẩm mỹ cùng với một đôi tay khéo léo.
Ngày nay, tại Khe Nghè vẫn còn nhiều phụ nữ Cao Lan duy trì nếp tự tay dệt vải và thêu truyền thống của dân tộc mình. Đây là cách để họ vừa gìn giữ trang phục từ bao đời nay cũng như bảo tồn nghề truyền thống của ông cha để lại./.
Viết bình luận