Trao đổi: “ Phòng chống bệnh sởi”
Thứ tư, 00:00, 10/04/2019
Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ mắc sởi, cách phòng tránh cũng như điều trị ra sao. Mời bà con và các bạn cùng nghe PV A Viết Sĩ trao đổi với bác sĩ Bhling Nhưng, Trung tâm Y tế huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

 

                                                Thực hiện: Jumi Sĩ

Khách mời: Bác sĩ Bhling Nhưng-Trung tâm y tế huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

---------

          Thưa bà con và các bạn!

Thời gian qua tình hình dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết, đặc biệt là bệnh sởi xuất hiện và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, gây lo lắng cho nhiều người, nhất là bà con các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam như Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang... Từ đầu năm đến nay trên địa bản tỉnh này đã ghi nhận gần 20 ca sốt phát ban nghi mắc sởi, trong đó 5 trường hợp dương tính với bệnh sởi. Đáng lo ngại là hiện nay vẫn chưa có điều trị đặc hiệu cho virut sởi, chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Bệnh sởi khi bị biến chứng có thể gây viêm phổi, viêm não, viêm loét giác mạc. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.  Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ mắc sởi, cách phòng tránh cũng như điều trị ra sao. Mời bà con và các bạn cùng nghe PV A Viết Sĩ trao đổi   với bác sĩ Bhling Nhưng, Trung tâm Y tế huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam trong Tiết mục Thầy thuốc buôn làng tuần này về cách phòng tránh  bệnh sởi cho con em mình nhé.

  

         PV: Vâng! Xin chào bác sĩ. Bác sĩ có thể cho biết biểu hiện cũng như triệu chứng của bệnh sởi là như thế nào?

        Bác sĩ Bhling Nhưng: Biểu hiện của bệnh sởi thường sốt, nổi phát ban khắp người, đó là những biểu hiện đầu tiên. Biến chứng rất nguy hiểm và có thể bị tai biến, ảnh hưởng đến não bộ nếu chúng ta không chữa trị kịp thời.

         PV: Nguyên nhân nào gây ra bệnh sởi, thưa bác sĩ?

         Bác sĩ Bhling Nhưng: Nguyên nhân gây ra bệnh sởi thường là do môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm. Việc ăn ở của chúng ta không lành mạnh, không đảm bảo đầy đủ vệ sinh nên dễ gây ra bệnh.

          PV: Mức độ nguy hiểm của bệnh sởi là như thể nào? Khi phát hiện bệnh bà con nên làm gì và xử lý ra sao?

Bác sĩ Bhling Nhưng: Bệnh sởi là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời rất dễ bị tai biến, viêm não rất nguy hiểm. Khi phát hiện bệnh bà con nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất thăm khám để tránh bệnh tình lây lan, nặng thêm. Tốt nhất chúng ta nên phòng bệnh còn hơn là chữa bệnh, tiêm chủng đúng định kỳ và cách li người bệnh tránh lây lan cho người khác. Nên giữ vệ sinh sạch sẽ.

PV: Hiện nay, việc tổ chức tiêm phòng trên địa bàn cũng như lợi ích của việc tiêm phòng như thế nào, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Bhling Nhưng: Việc này y, bác sĩ Trung tâm y tế cũng thường xuyên đi vận động, tuyên truyền rộng rãi đến bà con để hiểu rõ việc tiêm vắc xin phòng sởi. Một số nơi, người dân nhận thức còn hạn chế nhưng chúng tôi luôn cố gắng làm sao để người dân hiểu và tránh dịch bệnh bùng phát gây nguy hiểm. Việc tiêm phòng rất quan trọng, nên chúng tôi luôn rà soát kỹ lưỡng không để xót đối tượng nào. Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh.

PV: Bác sĩ có những khuyến cáo như thế nào để bà con hiểu và an tâm hơn về bệnh sởi cũng như các dịch bệnh khác, nhất là khi trời đang chuyển hè?

Bác sĩ Bhling Nhưng: Đối với bà con, khi phát hiện trên người nổi phát ban kèm sốt thì nên  đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời. Bây giờ trời đang chuyển vào hè nắng mưa thất thường rất hay bị bệnh. Ngoài sởi ra còn có các bệnh khác như sốt rét hay là ho, viêm họng. Bà con nên ăn chín, uống sôi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ngủ mắc màn. Nên giữ vệ sinh cá nhân cũng như tập thể.

PV: Vâng, cảm ơn bác sĩ rất nhiều về cuộc trao đổi này!

         

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC