Cóh bhiệc bhan đha nuôr Raglai, x’nur bơơn lêy tơơm ma bhô dang, nắc đhị c’lâng lướt chô âng apêê a bhô dang, nắc a ngoọn p’têệt đoọng acoon ma nứih bơơn lum lâng a bhô dang.
T’coóh Măng Báy, ặt cóh vel Liên Sơn 2, chr’val Phước Vinh, chr’hoong Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, z’zăng năl ghít ooy đhr’niêng bh’rợ âng acoon cóh đay. “x’nur pa cắh đoọng ha đhr’niêng bh’rợ âng ma nưih Raglai. Bêl tước hân noo xoót pêếh, buôn moọt bêl c’xêê 2 âm lịch, nắc c’đhâng x’nur, ra pặ a tứch, ha roo, a vị, p’nang, a lắc đoọng bhuốih a bhô dang”.
Ảnh: Công Phong
X’nur lâng đha nuôr Raglai pa zêng vêy 2 râu. Râu muy nắc bơơn đớc đhị muy chóch đong đh’rơơng, nắc dal đhêêng 1,2-1,5mét. Râu 2 nắc dal tơợ 3-4 mét c’đhâng đhị tang đong bêl vêy bhiệc bhan ga mắc âng pr’loọng đong lâng âng vel. T’coóh Nguyễn Văn Lâm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin chr’hoong Ninh Sơn moon, x’nur đươi cóh apêê t’ngay bhiệc bhan bơơn pa chăm bấc cơnh x’rắ lâng dông đợ bh’nơơn bh’rợ: “X’nur nắc đoo đhị bha lâng âng apêê bhiệc bhan zấp đoo zêng vêy, apêê bh’rợ ta bhrợ toor x’nur n’nắc. Ma nứih Raglai đươi t’noọl tơợ n’loong cóh crâng. X’nur 2, 3 clang, bấc bêệ vêy t’ghêy t’rí cóh dúp, vêy bơr n’năng cóh piing vêy boóc đợ a chịm a đhắh, pa dhang moon cơnh a chịm, a xiu bhoóc, xong bhrông luônh. Apêê đhiêr, pa nóh, apêê cha nắc nắc kiêng p’têệt pa liêm apêê tô c’bhúh đoàn kết dh’rứah. Râu bha lâng bhlâng nắc r’vai âng x’nur n’nắc”.
Ma nứih Raglai moon, x’nur lâng apêê x’rắ cóh xnur nắc pa cắh âng lang ma nưih. Acoon ma nứih tơợ bêl n’niên váih tước bêl chô lâng a bhô dang ta luôn ặt liêm lâng crâng ca coong, tu cơnh đêếc đợ x’rắ cóh x’nur zêng tr’đăn lâng acoon ma nứih. Cóh piing x’ría bhlâng lâng mị n’đắh n’năng dông a bhoo cắh cậ ha roo đoọng bhuốih a bhô dang, pa cắh moon nắc bơơn choor.
Ảnh: Sơn Ngọc
T’coóh Nguyễn Thanh Thủy, Giám đốc Trung tâm Văn hóa chr’hoong Thuận Bắc, đoọng năl: “X’nur nắc pr’đươi buôn ra pặ đớc đợ bha nuốih. Buôn nắc, muy pr’loọng đong cắh cậ pa zum bấc pr’loọng đong bhuốih nắc k’đươi ma núih bh’bhuốih. A đoo bh’bhuốih pa nhưa, xang pa nhưa, ma nứih bh’bhuốih lướt prang apêê bha nuốih nắc xái ch’nêếh, xái lứch nắc bh’rợ bhuốih xang. Xang bêl bhuốih, muy pr’loọng đong cắh cậ bấc pr’loọng đong k’đươi zấp ngai ộm n’dza đoọng bhui har. Bêl đâu vêy Mã la, t’coó mã la lướt prang x’nur lâng c’bhúh pân đil múa lướt dh’rứah lâng Mã la. G’lúh bhui har buôn đanh 1 tiếng cắh cậ đanh lấh, bêl xơợng nhứh ặ nắc vêy đhêy”.
X’nur âng dha nuôr Raglai bơơn bhrợ z’zăng k’đháp. Cắh vêy bha nuốih n’đoo công c’đhâng x’nur, nắc ting cr’đơơng âng bh’rợ nắc đha nuôr c’đhâng x’nur cóh đong, cắh cậ cóh tang. Cơnh nắc bhuốih c’rơ bhréh nắc x’nur c’đhâng cóh đong; ha dợ bhuốih cha ha roo t’mêê, bhuốih c’móch ... nắc x’nur bơơn c’đhâng đhị tang đong.
Bêl x’nur bơơn c’đhâng, zấp ngai đha nuôr cóh vel zêng tước bhui har, dh’rứah đhưưng xí, múa t’nơớt. Apêê t’ngay n’nâu, bấc đha đhâm c’mâr đơơng âng xa nul tr’coó âng đay cơnh a guốch, n;jưl a lui, n’jưl cha- pi đoọng cha ớh, ba boóch đh’rứah toong ha dum./.
Cây nêu của người Raglai
Seo Pùa VOV4
Cũng như nhiều dân tộc thiểu số vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, bất cứ lễ hội lớn nào, người Raglai cũng dựng cây nêu.
Trong lễ hội của đồng bào Raglai, cây nêu được coi là trục tâm linh, là nơi đi về của các vị thần, là sợi dây nối để con người để tiếp cận ông bà tổ tiên.
Ông Măng Báy, ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, khá am hiểu về phong tục, tập quán của dân tộc mình.“Cây nêu tượng trưng cho phong tục người Raglai. Khi mà tới mùa thu hoạch, thường thường là vào tháng 2 âm lịch, thì dựng cây nêu lên, bày gà, lúa, cơm, trầu cau, rượu để cúng ông bà tổ tiên”.
Cây nêu của đồng bào Raglai gồm có hai loại. Loại thứ nhất được đặt ở một góc trên nhà sàn, chỉ cao từ 1,2-1,5 m. Loại thứ hai cao từ 3-4 m được dựng ngay trước nhà sàn hoặc giữa khoảnh sân trong dịp lễ lớn của gia đình và lễ hội của làng. Ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Ninh Sơn, cho rằng, cây nêu dùng trong các ngày lễ hội được trang trí các loại hoa văn và treo các sản vật lên:“Cây nêu chính là điểm tâm mà các lễ hội đều có, các hoạt động diễn ra xung quanh cây nêu đó. Người Raglai dùng cột từ cây rừng làm. Cây nêu có 2, 3 tầng, nhiều cây có hai sừng trâu ở dưới, có 2 cánh bên trên. Có khắc các con vật gần gũi với bà con hàng ngày, ví dụ như là con chim, con cá trắng, con sóc. Các vòng, các tua, các rua là muốn tròn trịa kết nối, kết nối sợi dây, kết nối tộc họ đoàn kết lại với nhau. Đỉnh điểm chính là hồn của cây nêu ấy”.
Người Raglai quan niệm cây nêu và những hình ảnh vẽ trên cây nêu là một vòng đời người. Con người từ khi sinh ra cho đến khi về với ông bà, tổ tiên luôn sống gắn bó với thiên nhiên, nên những hình ảnh vẽ trên cây nêu đều gần gũi với con người. Ở phía trên cùng và hai cánh treo bắp ngô hoặc lúa để cúng thần linh, dâng lên ông bà tổ tiên, tượng trưng được mùa. Ông Nguyễn Thanh Thủy, Giám đốc Trung tâm văn hóa huyện Thuận Bắc, cho biết:“Cây nêu là một vật dụng để trưng bày các đồ cúng lên. Thông thường một gia đình cúng hay nhiều gia đình liên kết cúng thì họ mời thầy cúng khấn một bài rất là cụ thể. Khấn xong, thầy cúng cầm gạo đi chung quanh các lễ vật đó, vãi gạo xong là cuộc cúng kết thúc. Khi cúng xong thì một gia đình hay nhiều gia đình bắt đầu mời dân làng uống rượu nếp hoặc uống rượu cần để chung vui. Lúc này có mã la, đánh mã la đi chung quanh hoặc một tốp nữ múa phụ họa đi cùng với mã la. Cuộc vui có thể kéo dài một giờ hoặc nhiều giờ đồng hồ, khi nào cảm thấy cuộc vui tàn mới nghỉ”.
Cây nêu của đồng bào Raglai được làm khá kỳ công, tỉ mỉ. Không phải lễ cúng nào cũng phải dựng cây nêu, mà tùy thuộc trường hợp cụ thể đồng bào dựng cây nêu trong nhà hoặc trước nhà sàn hay trước sân của làng. Như lễ cúng sức khỏe thì cây nêu dựng trong nhà; còn cúng đầu lúa mới, lễ bỏ mả...thì cây nêu được dựng trước cửa nhà.
Khi cây nêu được dựng lên, tất cả bà con trong làng đều đến vui chơi, cùng đánh mã la, nhảy múa. Những ngày này, nhiều thanh niên mang theo nhạc cụ của mình như kèn môi, khèn bầu, đàn chapi để giao lưu, hoặc hát giao duyên với nhau thâu đêm suốt sáng./.
Viết bình luận