Rau buôn bhrợ căh liêm bhlầng nắc apêê ta coóh ta ha lâng p’niên k’tứi
Pazêng t’ngay p’răng puíh nâu, n’đhơ ặt cóh đong vêy chr’đhí căh cợ lướt ooy nguôi c’lâng, bấc ngai cung glúh cr’hấu bấc pa bhlầng. Đợ cr’hấu glúh cóh nguôi bấc nắc tu đợ đác tợơ a chắc hêê hooi glúh. Ting cơnh Bác sĩ Thạc sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám-xay moon dinh dưỡng.Viện Dinh dưỡng k’tiếc k’ruung, cr’hấu glúh ting bấc nắc a chắc a rang hêê bil zập đác mơ đếêc. Bêl đếêc, a chắc a rang nắc xợơng g’lếêh nhưh, vil móh mặt, buôn bhrợ váih k’hir, bấc ngai lướt cóh nguôi p’răng nắc buôn bọol p’răng, bhrợ ca ay a cọ, k’đháp pa hơơm…
Ting cơnh Bác sĩ Nguyễn Trung An, Viện Lão khoa TƯ, pleng p’răng puíh cơnh xoọc đâu nắc căh liêm tước c’rơ âng apêê ta coóh ta ha, pa bhlầng nắc lâng ngai crêê đhanuôr cóh a chắc cơnh cr’ay da dul, huyết áp…Bêl pleng lalấh puíh, apêê ta coóh căh đấh loon zâng lâng đhr’năng cơnh đếêc tu “Trung tâm điều nhiệt” căh dzợ đấh cơnh bêl dzợ p’niên, bhrợ váih đhr’năng tr’xăl nhiệt cóh a chắc căh loon. Đh’rứah “trung tâm xay moon ra hal đác” đhị apêê ta coóh ta ha đhưr lấh, tu cơnh đếêc a chắc a rang căh zập đác ha dợ căh bơơn xợơng ra hal đác, căh loon pa xoọng đác cóh a chắc. Tợơ đếêc nắc buôn bhrợ váih đhr’năng bọol p’răng, buôn váih cr’ay jéh căh cợ cr’ay cóh a chắc ting ngân lấh mơ cóh pazêng t’ngay p’răng puíh. Tu cơnh đếêc, acoon cha chau nắc lêy k’dua apêê ta coóh ta ha âm đác t’bấc, đoọng ha pêê cha rau chr’na nhuum, bấc đác cơnh pr’chớh, bún… Bh’rợ pa xoọng zập đác nắc zooi đoọng ha pêê ta coóh ta ha c’rơ liêm lấh.
Lâng p’niên k’tứi, bấc ngai moon nắc tu p’niên ơy âm bấc sữa, cha pr’chớh, đác p’lêê p’coo tu cơnh đếêc nắc căh lấh pa hay đoọng p’niên âm đác, ha dợ p’niên nắc buôn âm đác tợơ lấh âm sữa, cha pr’chớh. Cóh đhr’năng lalua, bhiệc đươi dua đác đhị p’niên k’tưí bấc bhlầng. Lâng đợ ríh mẫu giáo tợơ 3-5 c’moo, m’bứih bhlầng nắc đoọng p’niên âm 1.000ml đác lâng 500ml sữa zập t’ngay; rúh tiểu học nắc 1.500ml đác zập t’ngay. Pa ghít lêy, oó đoọng p’niên âm đác ngam vêy ga, đác công nghiệp bhrợ têng vêy bấc đường, bhrợ ha p’niên dzơơng cha cha. Tu cơnh đếêc nắc đoọng ha pêê p’niên âm bấc bhlầng nắc đác p’lêê p’coo t’mêê, đác bhới ra véh, đác âm… Cung cơnh boó p’rá nâu, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai đoọng năl: Bil đác tợơ a chắc nắc tu k’hir bhrợ váih a chắc p’niên căh ơy dưr pậ zập rau, đhr’năng k’đơơng pa zập nhiệt căh k’rơ, tu cơnh đếêc nắc lưm pleng p’răng puíh, căh zập đác cóh a chắc p’niên buôn ca ay lấh apêê ta ha.
Zêl căh zập đác cóh a chắc
Zêl căh zập đác đoọng ha chắc năng tợơp tợơ bh’rợ âm bấc đác, pa bhlầng nắc bêl glúh bấc cr’hấu. Ting cơnh Bác sĩ Hải, lâng ma nuýh cơnh c’xu, đợ đác bơơn t’moọt ooy a chắc mơ 2500ml đác zập t’ngay, cóh đếêc đác âm mơ 1.000-1.500ml, gluh đăh n’căr 250-600ml… Lêy ting hân noo, rau bh’rợ bhrợ têng, ca ay jéh cóh a chắc năng t’moọt đác ooy a chắc hêê căh cợ đoọng glúh cóh nguôi tợơ a chắc vêy cơnh tr’xăl lalay.
Muy rau pa ghít dzợ nắc đoọng zêl căh zập đác cóh a chắc cóh t’ngay cha noọng xớơt, nắc ta luôn đơơng đác cóh toor a chắc, ta luôn âm chu m’bứi oó đớc bêl tứơc ra hal ha dợ âm. Cung cơnh pazêng ma nuýh nắc lướt c’lâng ch’ngai, lướt bấc giờ đồng hồ cóh xe máy, ha dang tước đhị ặt ha dợ âm đác, nắc bele đếêc a chắc hêê ơy bil đác bấc, xợơng g’lếêh cóh a chắc, n’đhơ âm muy lít đác cung căh choom pa chô c’rơ xoọc đếêc. Cơnh liêm choom bhlầng nắc đơơng chai đác cóh toor a chắc, bêl glúh bấc cr’hấu, pa đhêy âm m’bứi đác ha dợ lướt cớ. Bh’rợ pa xoọng đác ma múch cơnh đếêc nắc liêm choom lấh âm tước muy lít đhị muy chu.
Bêl đác tợơ a chắc glúh đăh n’căr tu cr’hấu, a đoo nắc cắh muy đác âng hêê âm, nắc dzợ zêng lâng bhoóh, khoáng, đường… Nắc rau tu bhrợ bil đác bấc, ha dang muy âm đác ga goóh nắc a chắc hêê căh lấh đấh c’rơ. Tu cơnh đếêc nắc tợơ chô đăh p’răng, ha dang lêy glúh cr’hấu bấc, ma nuýh xợơng g’lếêh nắc lêy pha oresol lâng đác k’jọoc đớc chrộ đợ mơ apêê moon nắc âm. Căh cợ đhị vel bhươl, đhanuôr bêl pa bhrợ đăh clung chô xợơng g’lếêh, ta luôn âm đác chanh t’mêê lâng m’bứi bhoóh cung choom zooi a chắc a rang hêê đấh pa chô c’rơ.
Ặt đhị mát l’thai, bha lọp bêl glúh cóh nguôi
G’lúh p’răng puíh nâu, mơ 8h ra diu nắc bơơn xợơng p’răng puíh pa bhlầng, bêl glúh cóh nguôi, gr’doó, bhrung bhrăng tợơ c’lâng nắc ting bhrợ k’đháp coh a chắc. Tu cơnh đếêc, nắc pa zay đơơng ca coon tước trường, lướt pa bhrợ lalăm 8h lâng đơơng chô coon bêl ha bu doó lấh p’răng dzợ. Cóh đhr’năng pleng p’răng púih, liêm choom bhlầng ặt cóh phòng, đươi dua điều hoà nhiệt độ căh cợ chr’đhí mát, xập xa nập zăng ga mắc, chrệêp cr’hấu. Ha dang glúh ooy nguôi bêl pleng p’răng puíh, nắc pa hay lêy g’lọp chr’por boóp lâng xập a doóh zêl p’răng nắc doó lấh bhrợ p’răng puíh cóh a chắc hêê.
Cóh pazêng t’ngay đâu, đhanuôr lâng pr’zợc nắc pa ghít rau căh ma mơ nhiệt độ tr’xăl pâm bhroọt. Ba bi cơnh, t’mêê chô đăh p’răng oó moọt tíh ooy phòng điều hoà, nắc lêy lọong pr’loọng phòng, dzoọng mơ 1 phút đoọng oó lấh puíh tợơ a chắc dzợ nắc ha dợ moọt ooy phòng điều hoà. Nhiệt độ cóh phòng nắc đớc mơ 25-28 độ C lâng cóh phòng nắc lêy vêy chr’đhí đoọng tệêm ngăn môi trường cóh phòng áih l’thai, g’đéch đhr’năng phòng lalấh kiêr, lêy cơnh căh vêy không khí mát ha dợ dzợ choom bhrợ váih vi khuẩn, virus t’váih cr’ay./.
Phòng bệnh trong những ngày nắng nóng cao điểm
Theo Dân trí
Đợt nóng nắng này, tại nhiều địa phương nhiệt độ hấp thụ nhiệt ngoài trời lên tới 45 độ C. Với nền nhiệt cao, sự thích ứng của cơ thể rất khó khăn, nên rất dễ ốm. Vậy phải đối phó với thời tiết nắng nóng để bảo vệ sức khỏe như thế nào? Mời bà con và các bạn cùng tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình tropng những ngày nắng nóng này.
Dễ tổn thương nhất là người già, trẻ em
Những ngày nắng nóng này, dù ngồi trong nhà có quạt hay đi ngoài đường, nhiều người vẫn đổ mồ hôi rất nhiều. Lượng mồ hôi thoát ra ngoài nhiều chính là lượng nước từ cơ thể bài tiết ra. Theo BS ThS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám - tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh quốc gia, mồ hôi ra càng nhiều thì cơ thể càng dễ bị mất nước. Khi đó, cơ thể sẽ mệt mỏi, choáng, dễ gây sốt, trong nhiều trường hợp mất nước nặng khi đi ngoài nắng khiến người bệnh dễ bị say nắng, gây nhức đầu, khó thở…
Theo BS Nguyễn Trung Anh, Viện Lão khoa TƯ, thời tiết nắng nóng như hiện nay rất bất lợi đối với người cao tuổi, nhất là những người mắc bệnh mãn tính (tim mạch, huyết áp…). Khi nhiệt độ tăng cao, người già rất khó thích ứng kịp vì “trung tâm điều nhiệt” không còn nhạy cảm như thời trẻ, dẫn đến việc điều chỉnh thân nhiệt không kịp thời. Đồng thời, “trung tâm báo khát” ở người già cũng hoạt động kém đi, nên cơ thể bị thiếu nước nhưng không cảm thấy khát, không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng say nóng, dễ mắc bệnh hoặc bệnh tình trở nặng hơn trong những ngày nhiệt độ tăng cao. Vì thế, con cháu hãy luôn nhớ nhắc nhở các cụ uống nước, cho các cụ ăn các loại thức ăn mềm, loãng, nhiều nước như cháo, bún... Việc bổ sung đủ nước sẽ giúp các cụ khỏe khoắn, tỉnh táo, hoạt bát hơn.
Riêng với trẻ em, nhiều người quan niệm do bé đã uống nhiều sữa, ăn cháo, nước hoa quả nên rất ít khi nhớ cho bé uống nước, mà trẻ thường chỉ được nhấp một tí nước để tráng miệng sau ăn sữa, ăn cháo. Trên thực tế, nhu cầu nước ở trẻ rất cao. Đối với lứa tuổi mẫu giáo từ 3-5 tuổi, tối thiểu nên cho uống 1.000ml nước và 500ml sữa/ngày; Lứa tuổi tiểu học là 1.500 ml nước/ngày. Lưu ý, không nên cho trẻ uống nước ngọt có ga, nước qua chế biến công nghiệp có nhiều đường, khiến các cháu càng biếng ăn. Nên cho các cháu uống chủ yếu là nước hoa quả tươi, nước rau, nước lọc… Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết: "Mất nước là nguyên nhân gây ra sốt do cơ thể trẻ em chưa phát triển hoàn thiện, khả năng điều nhiệt kém, nên gặp thời tiết nắng gay gắt, mất nước nhiều trẻ dễ bị sốt hơn người lớn".
Chống mất nước cho cơ thể
Chống mất nước cho cơ thể luôn phải bắt đầu từ việc uống nhiều nước, nhất là khi ra nhiều mồ hôi. Theo BS Hải, với người bình thường, lượng nước được đưa vào cơ thể khoảng 2500ml nước/ngày, trong đó nước uống khoảng 1.000-1.500 ml. Nước thải ra ngoài cũng khoảng 2.500ml bao gồm: nước tiểu 1.000-1.500ml, bốc hơi qua da 250-600 ml.... Tùy từng mùa, tính chất lao động, bệnh tật mà lượng nước đưa vào hoặc thải ra có sự thay đổi khác nhau.
Một lưu ý nữa cần ghi nhớ để phòng mất nước trong ngày hè, hãy luôn mang theo theo nước bên mình, liên tục uống từng ít một chứ đừng để khi khát mới uống. Như những người phải đi chặng đường xa, đi hàng giờ đồng hồ trên xe máy, nếu đến nơi mới uống nước, thì lúc này, cơ thể đã bị mất nước nhiều, cảm thấy rất mệt mỏi, có uống cả lít nước khi đó cũng không lại ngay sức. Cách tốt nhất là mang theo chai nước bên mình, khi thấy mồ hôi ra nhiều, dừng lại uống một ít rồi mới đi tiếp. Sự bổ sung rải rác đó tốt hơn nhiều so với việc khát uống hàng lít một lúc.
Khi nước từ cơ thể bốc hơi qua da do đổ mồ hôi, nó không chỉ là nước lọc như khi ta uống vào, mà nó gồm cả muối, khoáng, đường… Đó là lý do khi mất nước nhiều, nếu chỉ uống nước lọc không cơ thể không dễ dàng hồi phục. Vì thế, sau buổi đi nắng về, nếu thấy mồ hôi ra quá nhiều, người mệt mỏi tốt nhất nên pha oresol với nước sôi để nguội theo đúng tỷ lệ để uống. Hay như ở nông thôn, người dân khi đi làm đồng về mệt mỏi, thường uống nước chanh tươi với một nhúm muối cũng giúp cơ thể lại sức nhanh chóng.
Ở nơi thoáng mát, che chắn khi đi ra ngoài
Đợt nắng nóng này, mới 8h sáng thời tiết đã trở nên rất gay gắt, khi đi ngoài đường, khói, bụi, hơi nóng từ đường hấp lên càng khiến bức bối. Vì thế, hãy cố gắng đưa con đến trường, đi làm trước 8h và đón con về khi nắng chiều đã dịu bớt. Trong thời tiết nắng nóng, tốt nhất nên ở trong phòng, dùng điều hòa nhiệt độ hoặc quạt thoáng, mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi. Nếu buộc phải ra ngoài trời vào thời điểm nắng gắt, hãy nhớ luôn có khẩu trang dày che trước mặt, kín gáy và áo chống nắng sẽ giúp ngăn chặn bớt những tia nắng chói chang rọi thẳng vào người.
Trong những ngày này, bà con và các bạn cũng cần chú ý sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột. Ví dụ, vừa đi ngoài nắng về không vào ngay phòng điều hòa, mà hãy mở cửa phòng, đứng khoảng 1 phút để cái nóng hầm hập trong người thích nghi dần với sự mát lạnh bên trong rồi mới bước vào phòng. Nhiệt độ trong phòng nên điều chỉnh ở 25-28 độ C và trong phòng nên có quạt thông gió để đảm bảo môi trường trong phòng thoáng khí, tránh tình trạng phòng quá kín, cảm giác không khí mát nhưng có thể tích trữ vi khuẩn, virus gây bệnh./.
Viết bình luận