Zêl pr’lúh cr’ay buôn lưm mọot hân noo cha cệêt
Thứ tư, 00:00, 01/11/2017

 

        Mọot pazêng t’ngay boo cha cệêt, a chắc a rang âng hêê buôn váih cr’ay nắc cơnh ca ay đh’mâl, ca ay luônh… Đhị pazêng zr’lụ da ding k’coong, pleng cha cệêt đợ ma nuýh ta coóh ta ha lâng p’niên váih cr’ay ting bấc.

         K’hir a chắc a zân:

        Cơnh n’léh: K’hir a chắc a zân buôn pứih a chắc ha dợ doó glúh cr’hố, ca ay a c’ọ, vir móh mặt, k’oóh, hooi đác đh’mâl, a chắc xợơng g’dzộp cha cệêt. Bêl váih n’léh cơnh đếêc, đhanuôr hêê nắc đươi dua za nươu nâu đoo:

        Cơnh muy: Pay dua a hứ t’mêê 15g-20g, hành bhoóc 15g. Rao pa sạch mị râu đâu, xrắ nhar, zệê lâng 500ml đác, đớc k’jọc đanh mơ 10 phút. Âm pứih xang nắc plum đh’nuum tước bêl glúh cr’hố.

         Cơnh bơr: Pay muy p’nong a hứ, rao pa sạch, k’tuốh lơi k’đóh, clóh đoọng nhar xang nắc xào pứih lâng m’bứi a lắc bhoóc, tôm lâng bhai đoọng xang nắc n’tụt prang a chắc tước bêl glúh cr’hố.

         Cơnh pêê: Pay đươi hi la tía tô, hành t’mêê, zập râu 20g; a hức t’mêê 12g. Pazêng đơơng rao pa sạch, xrắt nhar. Zệê pr’chớh. Vắc pr’chớh ooy za hương  lâng luúc tía tô, hành, a hứ. Luúc pa xoọng zr’ma lâng cha xoọc dzợ pứih, plum đh’nuum tước bêl glúh cr’hố. Cắh cợ nắc zr’lụ loom bhrôông âng cr’liêng  a tứch ooy za hương pr’chớh đoọng pa xoọng dinh dưỡng.

        Cơnh puôn: Pay đươi 3 tước 5 râu hi la cóh bhươn nắc cơnh hi la tía tô, bhăng xi, kinh giới, bạc hà, ngải cứu, chanh, bha lung đoọng zệê đác âm, đh’hấc đoọng glúh cr’hố, sát trùng c’lâng p’hơơm. Đh’hấc xang, dzút goóh a chắc, xập xa nập ngăn lâng oó glúh ooy đhí tu a chắc a rang xoọc đâu dzợ đhưr.

         Pa ghít: Bhrơ têng cơnh tếh ky nắc đoọng ma ma nuýh ta ha. Lâng p’niên k’tứi nắc lêy mơ rúh c’moo đoọng đươi dua crêê cơnh, bhrợ mơ m’pâng căh m’bứi lấh.

         Ca ay luônh tu cha cệêt

         Cơnh n’léh: Ca ay luônh buôn váih bơr pêê râu cơnh đâu: luônh chrịêt ca ay, pa xưng luônh, âmg cha căh choom lướt pr’noong, lướt pr’noong pr’zruốh, vêy bêl kiêng k’tặ, dzung têy chrộ, k’pân cha cệêt. Lâng đhr’năng cơnh đâu nắc đươi dua za nươu cơnh đâu:

        Cơnh muy: Pay a hứ t’mêê 50g-80g rao pa sạch, xrắ nhar,pa điing đoọng rớơc, clóh nhar, luúc lâng m’bứi đác k’jọoc, âm đhị bêl đác êr êr. Choom luúc lâng m’bứi đác g’dớ cắh cợ đường đoọng buôn âm lấh.

          Cơnh bơr: pay a hứ goóh ( a hứ t’mêê zệê chệên xang đơơng ar đoọng goóh) 12g, p’ríh 15-20g. Mị râu đâu đơơng zệê đhị 500ml đác, đớc tước bêl rệê dzợ mơ 300ml, pác âm bơr chu lalăm cha cha.

         Cơnh pêê: Pay đươi a pul bhăng xi, hi la tía tô, hoắc hương, zập râu 12g; a hứ goóh 8g (cắh cợ a hứ t’mêê 12g), zệê lâng 500ml đác, đớc rệê mơ 300ml, pác âm 2 chu lalăm cha cha.

         Cơnh puôn: pay cr’liêng a moọt lâng a hứ goóh clóh nhar, zập râu tợơ 2-4g. Đơơng luúc lâng đác a vị pứih đoọng âm bêl ha ul cha.

         Pa ghít: Bêl âm pazêng râu za nươu cơnh xay moon n’tếh nắc lêy pa zưm lâng k’poóc cóh zr’lụ luônh, căh cợ nắc pay bột hi la ngải cứu puôl cơnh p’nuôl hót xang nắc oóch đh’hấc cóh pun lâng zr’lụ luônh mơ 5-10 phút. Bele bếch, nắc zư ngăn luonh. Oó cha râu chr’na t’mêê, chrộ cơnh nghê, a puối zập râu, bhơi ra véh hất, chr’na đớc chrộ đanh căh cợ apêê chr’na ơy ta zệê bhrợ tợơ la lắm đếêc.

        Apêê za nươu pa dứah bêl a chắc k’hir lâng ca ay luônh tước nâu kêi nắc lứch ặt. Đhanuôr lâng pr’zợc đương xợơng cớ pazêng râu za nươu pa dứah tợơ bhơi hi la cóh bhươn đong hêê choom pa dứah cr’ay buôn lưm cóh c’nặt t’ruíh “ma nuýh pa dứah đh’réh cr’ay cóh bhươl cr’noon” tuần ha y./.

 

Phòng bệnh thường gặp vào mùa lạnh

                                                          

Vào những ngày mưa lạnh, cơ thể của chúng ta rất dễ mắc một số bệnh như cảm lạnh, đau bụng.... Ở những vùng núi cao, trời rét, tỷ lệ người già và trẻ em nhiễm bệnh càng cao. Trong tiết mục “ Thầy thuốc của buôn làng” hôm nay, chúng tôi hướng dẫn bà con và các bạn cách nhận biết và chữa bệnh cảm lạnh bệnh đau bụng khi bị cảm lạnh.

  Bệnh  cảm lạnh:

Triệu chứng: Bệnh cảm lạnh thường gây sốt mà không ra mồ hôi, nhức đầu, chóng mặt, ho, sổ mũi, người gai gai ớn lạnh. Khi thấy những triệu chứng này, bà con có thể dùng các bài thuốc sau đây:

  Cách thứ nhất: Dừng gừng tươi 15 g - 20 g, hành trắng (cả dọc hành và lá hành) 15g. Hai thứ rửa sạch, xắt nhỏ, nấu với 500 ml nước, để sôi khoảng 10 phút. Uống nóng rồi đắp mền cho ra mồ hôi.

Cách thứ hai:  Dùng gừng tươi một củ, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nát rồi xào nóng với chút rượu trắng, bọc vào túi vải sạch để đánh gió khắp người cho ra mồ hôi.

Cách thứ ba : Dùng lá tía tô, dọc hành tươi, mỗi thứ 20 g; gừng tươi 12 g. Tất cả rửa sạch, xắt nhỏ. Nấu gạo tẻ thành cháo. Múc ra tô rồi trộn chung với tía tô, hành, gừng. Thêm gia vị và ăn nóng, đắp mền cho ra mồ hôi. Có thể cho vào cháo nóng một lòng đỏ trứng gà để tăng thêm khí lực, bổ sung dinh dưỡng.

Cách thứ tư: Dùng 3 đến 5 thứ lá có trong vườn như lá tía tô, sả, kinh giới, bạc hà, ngải cứu, chanh, bưởi để nấu nồi nước xông cho ra mồ hôi, sát trùng đường hô hấp. Xông xong, lau khô, mặc áo ấm và không ra gió vì cơ thể lúc này đang yếu.

  Lưu ý : Trên đây là liều dùng cho người lớn. Đối với Trẻ em tùy tuổi có thể dùng cách trên nhưng với liều ít hơn bằng 1/2 hoặc 1/3. 

  Đau bụng do lạnh

Triệu chứng : Đau bụng do lạnh thường có một số triệu chứng như bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn uống không tiêu, đi cầu lỏng, đôi khi buồn nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh. Trong trường hợp này, dùng một trong các bài thuốc sau:

Cách thứ nhất: Dùng gừng tươi 50g - 80g rửa sạch, xắt mỏng, sao chín vàng, giã nát, hòa với một tách nước sôi, uống ấm từng ngụm nhỏ. Có thể hòa với một ít mật hoặc đường để dễ uống hơn.

Cách thứ hai: Dùng gừng khô (gừng tươi hấp chín rồi đem phơi khô) 12 g, củ riềng 15-20g. Hai vị đem nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần, uống ấm trước bữa ăn.

Cách thứ ba: Dùng củ sả, lá tía tô, hoắc hương, mỗi thứ 12g; gừng khô 8g (hoặc gừng tươi 12g), nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.

Cách thứ tư:  Lấy hạt tiêu và gừng khô tán bột, mỗi thứ từ 2- 4g. Đem hòa với nước cơm nóng để uống vào lúc đói bụng.

Lưu ý:  Khi uống những bài thuốc trên có thể kết hợp xoa ấm vùng bụng, quanh rốn, hoặc lấy bột lá ngải cứu quấn thành điếu, đốt cháy rồi hơ ấm lỗ rốn và vùng chung quanh chừng 5-10 phút. Khi ngủ, nên giữ ấm vùng bụng. Tránh ăn các thức ăn sống, lạnh như nghêu, sò, ốc, hến, rau sống, thức ăn để nguội qua đêm hoặc các đồ nguội chế biến sẵn.

Các bài thuốc chữa bệnh cảm lạnh và bệnh đau bụng đến đây là hết rồi. Mời bà con và các bạn tiếp tục theo dõi những bài thuốc quý từ cây cỏ quanh vườn có thể chữa các bệnh thường gặp trong tiết mục “ Thầy thuốc của buôn làng” tuần sau./.

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC