A lắc Đoác-“Buôh âng pleng” âng ma nuyh Tà Ôi
Thứ bảy, 10:21, 14/08/2021
Đha nuôr Tà Ôi ặt ma mông k’rong đhị chr’hoong da ding ca coong ca noong k’tiếc A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Z’lâh bấc rau zr’năh k’đhap coh pr’ặt tr’mông, ma nuyh Tà Ôi dzợ zư liêm chr’năp văn hóa ty đanh cơnh xa nập xập, tr’cọ x’nưl lâng bấc bhiệc bhan chr’năp pr’hay pa bhlầng. Lâng đhanuôr coh đâu, bêl mọot cr’chăl bhiệc bhan căh cợ vêy t’mooi tước đong, lâh mơ zệê chr’na cơnh a vị hor, lệê boh, tôm cuốt… buôh nắc rau pr’âm căh choom căh vêy.

 

         Đhanuôr Tà Ôi buôn đơc a lắc Đoác nắc “buôh âng pleng”, ha dợ Cơ Tu hêê moon nắc Tà Vạc. Apêê đơc cơnh đéêc nắc tu nâu đoo nắc buôh căh vêy đươi piêng lâng cha neh, doó ng’zệê bhrợ lâng chưng cơnh buôh c’xu ha dợ pay tợơ tơơm Tà Vạc coh crâng, apêê moon tơơm đoác.

        T’cooh K’Rieng Đôn, ặt đhị vel Bình Sơn, chr’val A Ngo, chr’hoong A Lưới, ma nuyh vêy bấc kinh nghiệm bhrợ Tà Vạc truih: Đhanuôr Tà Ôi căh năl Tà Vạc vêy tợơ ha bêl, apêê muy năl tợơ a hay ơy vêy pr’âm nâu lâng zư đơc tước t’ngay đâu. Đọong vêy Tà Vạc âm coh t’ngay bhiệc bhan, lalăm 1 c’xêê, pân jưih Tà Ôi mọot ooy crâng chếêc lêy tơơm Tà Vạc. Vêy lưm tơơm Tà Vạc ga mắc nắc apêê bhrợ đoọng pay đác. Ting cơnh t’cooh K’Rieng Đôn, tơơ Tà Vạc pậ tợơ 4-5 c’moo nắc ơy choom pay đác, vêy đoo t’ngay pay 5 tước 6 lit. Bha lầng ga mắc nắc đác yêm lâh:“Đoo bha lầng k’tứi cung vêy đác ha dợ m’bứi a năm, mơ 1 chai k’tứi. Ha dợ bha lầng ga mắc ơy boong p’lêê mơ 3 c’nuung nắc choom pay mơ 30lit. Zập bha lầng cơnh đéêc choom pay đác tợơ 3 tước 4 c’xêê. Dhanuôr coh đâu kiêng bhlầng âm Tà Vạc tu buôh nâu buôn ng’âm, đha hum yêm.”

        Cung cơnh buôh lơơng, piêng căh choom căh vêy coh đhăng bhrợ têng Tà Vạc. Đhơ cơnh đếêc, piêng nâu ếêh rau coon ma nuyh bhrợ ha dợ nắc pay tợơ k’đoh tơơm Zuôn, muy rau n’loong chắt vaih bấc đhị crâng ca coong Trường Sơn. Bêl pay đác Tà Vạc, đhanuôr Tà Ôi t’mọot k’đooh zuôn ơy pa gooh ooy canh cr’độ lâng lêy tợơ bh’rợ ơy loih âng đay đoọng pa liêm đợ bấc đoọng mơ đhiệp âm. T’cooh Hồ Văn Sĩ, ặt đhị vel Pâr Nghi, chr’val A Ngo đọong năl: Apêê c’nặt bh’rợ bhrợ têng TàVạc ba buôn bhlầng. Đhơ cơnh đếêc, đoọng vêy Tà Vạc đha hum yêm, ma nuyh bhrợ têng năl ghit zập c’nặt bh’rợ:“Đoong bhrợ Tà Vạc nắc pay đác tợơ bha lầng tơơm Tà Vạc lâng t’mọot k’đooh zuôn đoọng. Lêy đợ bấc đác mơ 5lit căh cợ 10lit nắc t’moọt k’đooh zuôn mơ đhiệp. Bhrợ Tà Vạc ba buôn cơnh đếêc, ha dợ đoọng bhrợ u yêm lâng đha hum nắc lêy vêy kinh nghiệm. Chr’năp bhlầng nắc t’mọot k’đooh zuôn mơ đhiệp. Đhị chr’val A Ngo, Tà Vạc bhrợ căh loon đoọng pa câl, tu đhanuôr coh đâu kiêng âm bhlầng”.

        Buôh Tà Vạc vêy pr’họom bh’luúc lêy cơnh sữa âng a đhuốc bhrợ, đha hum yêm, âm xợơng mát coh luônh lâng ngam coh tu n’tạc. Tu nắc bhrợ tự nhiên, bêl ng’âm doó bhrợ ca ay a cọ lâng vil moh mắt cơnh buôh lơơng. Đhị zr’lụ đhanuôr Tà Ôi-Pa Cô ặt, pân jưih pân đil zêng choom âm buôh nâu. Pazêng t’ngay vel bhươl moọt t’ngay bhiệc bhan, buôh Tà Vạc nắc rau pr’âm căh choom căh vêy đoọng ha đhanuôr âm. Bêl coh đong vêy t’mooi cung cơnh đếêc, ma nuyh Tà Ôi pay buôh Tà Vạc đoọng pa âm t’mooi. Pa căn Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa lâng Thông tin chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đọong năl: Đhanuôr Tà Ôi đhị chr’hoong da ding ca coong A Lưới vêy bấc rau ch’na pr’âm đơơng chr’năp âng crâng ca coong. Coh đếêc, buôh Tà Vạc nắc rau pay bhrợ coh crâng:“Đhị chr’hoong A Lưới, chr’na pr’âm âng ma nuyh Tà Ôi bấc rau, pa bhlầng nắc buôh Tà Vạc, nắc rau căh choom căh vêy. Coh pr’ặt tr’mông âng đhanuôr, pa bhlầng nắc đhị bhiệc bhan nắc phải vêy buôh Tà Vạc. Xọoc đâu, đoọng bhrợ du lịch nắc buôh Tà Vạc rau pa căh đoọng ha t’mooi âng apêê kiêng bhlầng buôh nâu. Đhị apêê Homsetay Hương Danh, A Ka A Chi căh cợ nắc A Hưa, bêl t’mooi du lịch tuớc nắc bơơn dzoóc tơơm Tà Vạc đoọng pay đác lâng bhrợ buôh âm. Nâu đoo nắc rau chếêc năl văn hóa, chr’na đh’năh âng đhanuôr acoon coh đhị A Lưới, coh đếêc vêy buôh Tà Vạc âng ma nuyh Tà Ôi”.

Đọong bhrợ têng lâng pay buôh Tà Vạc liêm buôn, t’ngay đâu, đhanuôr Tà Ôi ơy pay m’ma tơơm Tà Vạc tợơ crâng chô choh coh bhươn đong. Zập tơơm Tà Vạc ha dang k’rang lêy liêm nắc choom pay buôh tợơ 5 tước 7 c’moo, vêy đoo bha lầng pay tước 10 c’moo. Nâu đoo nắc pr’đợơ liêm buôn đoọng chr’hoong da ding ca coong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế t’pâh t’mooi du lịch tước chếêc năl pazêng chr’năp văn hoá âng đhanuôr acoon coh ặt ma mông coh đâu./.

 

Rượu Đoác-“Rượu trời” của người Tà Ôi

PV VOV Miền Trung

       Đồng bào Tà Ôi sống tập trung ở huyện vùng cao, biên giới A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trải qua thời gian với bao thăng trầm trong cuộc sống, người Tà Ôi vẫn giữ được bản sắc truyền thống thông qua trang phục, âm nhạc và nhiều lễ hội vô cùng đặc sắc. Với bà con nơi đây, khi bản làng vào mùa lễ hội hay có khách quý đến nhà, ngoài các món ăn truyền thống như cơm lam, thịt nướng ống, bánh A quát...thì rượu là thức uống không thể thiếu. Trong đó, rượu Đoác là một loại thức uống mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Tà Ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

         Đồng bào Tà Ôi thường gọi rượu Đoác là “Rượu trời”. Gọi như vậy là bởi lẽ, đây là loại rượu không dùng men với gạo, không cần nấu và chưng cất mà được lấy từ cây đoác ở tận rừng sâu.

        Ông K’Rieng Đôn, ở thôn Bình Sơn, xã A Ngo, huyện A Lưới, người có nhiều kinh nghiệm chế biến rượu Đoác kể: người Tà Ôi không biết rượu Đoác có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, đời ông, đời cha đã có loại rượu này và được lưu truyền cho đến ngày nay. Để có món rượu Đoác dùng trong mùa lễ hội, trước đó một tháng, người đàn ông Tà Ôi phải băng rừng, lội suối vào tận rừng sâu tìm cây Đoác. Khi thấy những cây đoác cao to, họ dùng dao đục một lỗ trên thân cây, rồi lấy ống cây tre lồ ô chọc vào để dẫn nước vào can hoặc chai. Theo ông K’Rieng Đôn, cây Đoác từ 4 đến 5 năm tuổi là đã có thể cho nước, có những cây mỗi ngày hứng được từ 5 đến 6 lít.  Cây Đoác càng già thì rượu càng ngon:“Cây đoác nhỏ cũng lấy rượu được nhưng không lợi, mỗi ngày chỉ lấy được khoảng 1 chai nhỏ. Còn loại to, đã ra buồng rất lợi, có khi một cây có 3 buồng có thể lấy được 30 lít. Mỗi cây mình có thể lấy rượu từ 3 đến 4 tháng mới hết. Người dân tộc thiểu số ở đây rất thích rượu đoác vì rượu này dễ uống, thơm ngon.”

         Cũng như các loại rượu khác, men không thể thiếu trong quá trình chế biến rượu Đoác. Tuy nhiên, loại men này không phải do con người làm ra mà được lấy từ vỏ cây Chuồn, một loại cây mọc nhiều ở đại ngàn Trường Sơn. Trong khi hứng nước từ cây Đoác, người Tà Ôi bỏ vỏ Chuồn đã phơi khô vào can và dựa vào kinh nghiệm của mình để điều chỉnh liều lượng sao cho can rượu ủ xong đảm bảo vừa thơm vừa nồng. Ông Hồ Văn Sĩ, ở thôn Pâr Nghi, xã A Ngo cho biết: Các công đoạn chế biến rượu Đoác rất đơn giản. Tuy nhiên, để có can rượu Đoác thơm, ngon, người chế biến cũng cần có những hiểu biết và kinh nghiệm cơ bản:“Để chế biến rượu Đoác thì chỉ cần khai thác nước trên cây Đoác và bỏ vỏ chuồn vào để cho rượu lên men. Tùy lượng nước can 5 lít hay 10 lít mà bỏ vỏ chuồn cho vừa. Đơn giản vậy thôi nhưng để chế biến được rượu Đoác thơm, ngon cũng phải có kinh nghiệm. Quan trọng nhất là việc bỏ vỏ chuồn vào nước đoác phải đúng liều lượng dựa theo kinh nghiêm của mình. Ở xã A Ngo, rượu Đoác làm ra không đủ bán, vì bà con ở đây rất thích uống loại rượu này.”

         Rượu Đoác có màu trắng đục như sữa đậu nành, thơm mùi men đặc trưng, uống vào nghe mát rượi và vị ngọt đọng nơi đầu lưỡi. Vì được chế biến hoàn toàn tự nhiên nên rượu Đoác không gây đau đầu, chóng mặt và khó chịu sau khi uống như nhiều loại rượu khác. Ở vùng đồng bào Tà Ôi-Pa Cô, cả đàn ông và phụ nữ đều uống được loại rượu này. Những ngày bản làng vào mùa lễ hội, rượu Đoác là thức uống không thể thiếu để bà con chúc tụng nhau. Hay khi nhà có khách quý, người Tà Ôi sẽ mời những ly rượu Đoác thơm nồng. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Đồng bào Tà Ôi ở huyện vùng cao A Lưới có kho tàng văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú với nhiều món ăn và thức uống mang hương vị núi rừng. Trong đó, rượu Đoác là loại rượu có nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên:“Tại huyện A Lưới, ẩm thực của người Tà Ôi rất phong phú và độc đáo, đặc biệt là món rượu Đoác. Trong đời sống của bà con, đặc biệt là khi bản làng có lễ hội thì phải có rượu Đoác. Hiện nay, để phục vụ các hoạt động du lịch thì rượu Đoác là món ẩm thực được giới thiệu và rất nhiều du khách thích thú với loại rượu này. Tại các Homsetay Hương Danh, A Ka A Chi hay A Hưa, khi khách du lịch đến thì sẽ được trực tiếp lên cây Đoác để trải nghiệm cách lấy nước và chế biến rượu Đoác. Đây là trải nghiệm thú vị về văn hóa, về ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số ở A Lưới, trong đó có rượu Đoác của người Tà Ôi.”

 Để thuận tiện cho việc khai thác và chế biến rượu Đoác, ngày nay, đồng bào Tà Ôi đã đưa giống cây Đoác từ rừng sâu về trồng trong vườn nhà. Mỗi cây Đoác nếu chăm sóc tốt có thể khai thác rượu từ 5 đến 7 năm, có những cây hơn 10 năm. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thu hút khách du lịch đến trải nghiệm và khám phá những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng cao, biên giới này./.

         

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC