Lâng râu rơơm kiêng zư lêy bh’rợ tr’nêng ty đanh âng đhanuôr đay, bâc c’moo n’nâu, t’cooh A Vô Cưa, 70 c’moo, ăt coh cr’noon Dỗi, chr’val Thượng Lộ, chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế ơy t’bhlâng pa dưr bh’rợ t’taanh. Pazêng pr’đươi âng đoo taanh cơnh zong, achuy, pazêng râu cr’độ pr’đươi coh pr’loọng đong… ta luôn vêy đhanuôr coh zr’lụ lâng bấc ta mooi kiêng.
C’moo đâu năc lâh 70 c’moo, ha dợ zập t’ngay t’cooh A Vô Cưa ăt coh cr’noon Dỗi, chr’val Thượng Lộ, chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên- Huế dợ t’bhlâng taanh đợ pr’đươi ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu. T’cooh A Vô Cưa xay moon, t’taanh năc bh’rợ ty danh ơy vêy tơợ lang ahay âng manuyh Cơ Tu. Pazêng pr’đươi t’taanh âng manuyh Cơ Tu năc bâc cơnh, cơnh: tơ lêếc, zong, a chuy, a rê, n’đâl… t’cooh A Vô Cưa prá: “Bh’rợ t’taanh âng đhanuôr Cơ Tu năc bh’rợ ty đanh, ơy u vaih tơợ lang ahay, tơợ lang k’conh pa bhươp ahay ơy vêy bh’rợ t’taanh. Bêl ahay acu taanh n’đâl, a chuy, arooch đoọng k’độ m’ma ha roo bêl chượt ha roo, tươc bêl xoót ha rêê năc đươi a rooch, n’đâl đoọng k’độ ha roo. Lâng bh’rợ taanh zong năc pr’đươi ta luôn âng apêê ađhi amoó, cơnh guy óih, guy a rong, guy r’veh… Bh’rợ t’taanh coh l’lăm ahay căh ngai pa choom ha ngai, năc ma pa choom bhrợ. Cơnh acu, bêl ta đhâm năc nhăn pa choom tơợ manuyh ta ha, xang n’năc lươt ooy crâng k’coong ta bơơn c’rêê, m’răh chô t’taanh.”
Ting cơnh t’cooh A Vô Cưa, đoọng vêy đợ pr’đươi liêm mâng, đươi dua đanh đươnh, năc vêy đợ pr’đươi ng’bhrợ công liêm mâng. Pazêng râu pr’đươi đoọng t’taanh âng đhanuôr Cơ Tu buôn năc ng’bơơn tơợ crâng k’coong. Xang bêl bơơn năc chô chiah pa liêm, hâc đơc ooy tiir đoọng u mâng. Lâh bh’rợ ta luôn t’taanh ch’chiah, t’cooh A Vô Cưa năc dợ ting pâh ooy lớp pa choom bh’rợ tr’nêng ty đanh ha apêê ta đhâm c’mor. Râu âng t’cooh A Vô Cưa k’rang năc pazêng apêê ta đhâm c’mor Cơ Tu nâu cơy căh lâh kiêng bhrợ bh’rợ tr’nêng ty đanh, coh đêêc vêy bh’rợ t’taanh: “Pazêng apêê ta đhâm c’mor xoọc đâu ng’moon zazum năc ta béch, pa choom t’taanh đơợh pa choom, taanh liêm. Ha dợ apêê đoo căh tộ bhrợ, tu bhrợ bh’rợ râu lơơng năc bơơn bâc zên, t’taanh u đanh đợ râu bơơn pay pa chô căh mơ. Acu rơơm kiêng Đảng, Nhà nước đớc đoọng zên bhrợ têng lớp pa choom bh’rợ tr’nêng t’taanh ty đanh đoọng ha lang ta đhâm c’mor. Ha dang căh năc bh’rợ t’taanh n’nâu u bil, vêy cơnh cậ apêê pr’zơc căh dợ n’năl ooy pr’đươi ty đanh acoon coh coh đay.”
Xoọc đâu, pazêng pr’đươi t’taanh âng t’cooh A Vô Cưa ting t’ngay vêy bâc ngai n’năl lâng dưr vaih pr’đươi du lịch, xay truih ooy ta mooi du lịch coh k’tiêc k’ruung lâng ooy k’tiêc k’ruung n’lơơng. Căh muy taanh pazêng pr’đươi ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu, t’cooh A Vô Cưa năc dợ pazum đh’rưah lâng apêê choom t’taanh n’lơơng coh chr’val taanh bhrợ pazêng râu pr’đươi t’mêê, cơnh: apậ chr’na, tr’nợt, grăng n’đoh, n’noh… pa câl ooy thị trường tơợ đêêc công p’xoọng thu nhập ha c’la đay lâng pr’loọng đong. T’cooh Hồ Văn Chước, ăt coh cr’noon Dỗi, chr’val Thượng Lộ xay moon, t’cooh A Vô Cưa năc manuyh lứch loom lâng văn hoá lâng bh’rợ tr’nêng t’taanh ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu: “Coh chr’val Thượng Lộ năc dợ mơ 5 cha năc azi n’năl bh’rợ t’taanh ty đanh âng Cơ Tu, coh đêêc vêy t’cooh A Vô Cưa. T’cooh Cưa năc manuyh zay pa choom đoọng ha apêê ta đhâm c’mor Cơ Tu ooy bh’rợ t’taanh, boóp năc prá xay têy năc t’taanh. Ađoo pa choom đoọng ha pêê ta đhâm c’mor ghit pa bhlâng âng bh’rợ t’taanh ty đanh âng Cơ Tu.”
T’cooh Hồ Văn Nhũ, Phó Trưởng phòng Văn hoá Thông tin chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế xay moon: Coh cr’chăl ahay, Phòng Văn hoá Thông tin ơy đh’rưah lâng pazêng ban ngành âng chr’hoong xay bhrợ bâc xa nay bh’rợ zư lêy lâng pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá âng đhanuôr Cơ Tu. Ta luôn lươt xay moon, zooi manuyh g’lăng z’hai zư lêy lâng pa dưr bh’rợ tr’nêng ty đanh âng acoon coh đay, coh đêêc vêy bh’rợ t’taanh; ting n’năc bhrợ têng bh’rợ lươt la lêy, pa choom bh’rợ tr’nêng ty đanh đoọng ha pazêng apêê g’lăng z’hai manuyh Cơ Tu đhị pazêng vel đong anag tỉnh Quảng Nam. T’cooh Hồ Văn Nhũ xay moon, t’cooh A Vô Cưa năc manuyh lứch loom lâng bh’rợ t’taanh ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu: “Lâng t’cooh A Vô Cưa năc ng’choom moon năc muy coh pazêng manuyh vêy cr’noọ zư lêy bh’rợ tr’nêng ty đanh dal bhlâng. Tu xoọc đâu t’cooh Cưa ta luôn ăt coh đong taanh đợ pr’đươi ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu. Moon zazum ađoo năc manuyh kiêng bh’rợ tr’nêng, ting n’năc năc manuyh zư lêy lâng pa dưr râu chr’năp liêm n’năc. T’cooh A Vô Cưa năc dợ chêêc lêy n’năl, ta béch coh bh’rợ zư lêy lâng pa dưr bh’rợ tr’nêng ty đanh âng acoon coh đay.”/.
A Vô Cưa: Người giữ nghề đan lát của đồng bào Cơ Tu
Hôih Nhàn
Đồng bào Cơ Tu hiện sống tập trung ở 3 huyện miền núi Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và hai huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Người Cơ Tu giỏi nghề điêu khắc gỗ, trang trí Gươl, dệt thổ cẩm, đan lát... Trong những nghề truyền thống lâu đời, nghề đan lát thể hiện sự cần mẫn, đôi bàn tay khéo léo và sáng tạo của người đàn ông Cơ Tu. Tuy nhiên, trước sự hội nhập mạnh mẽ của cơ chế thị trường, nghề đan lát của người Cơ Tu đang đứng trước nguy cơ mai một.
Với mong muốn giữ gìn nghề truyền thống của đồng bào mình, nhiều năm nay, ông A Vô Cưa, 70 tuổi, ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn nỗ lực duy trì nghề đan lát. Các sản phẩm đan lát của ông như gùi, giỏ, các loại mâm đựng vật dụng trong gia đình… luôn được bà con trong vùng và nhiều du khách yêu thích.
Năm nay đã hơn 70 tuổi, nhưng hàng ngày ông A Vô Cưa ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn miệt mài đan những vật dụng truyền thống của dân tộc Cơ Tu. Ông A Vô Cưa cho hay, đan lát là nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Cơ Tu. Các loại sản phẩm đan lát của người Cơ Tu rất phong phú, đa dạng như: guy nam, guỳ nữ, các loại giỏ đựng lúa, rau, củ quả… Ông A Vô Cưa cho biết: "Nghề đan lát của đồng bào Cơ Tu là nghề truyền thống, hình thành từ rất lâu rồi, từ thế hệ cha ông xưa đã có nghề đan lát. Trước đây mình đan n’đâl, a chuy, arooch dùng để đựng lúa giống lúc đi tỉa lúa, đến khi tuốt lúa rẫy chín cần có arooch, n’đâl để đựng lúa. Đối việc đan gùi (zong) là vật dụng thường xuyên cho chị em sử dụng, như guỳ củi, guỳ sắn, guỳ rau…Nghề đan lát trước đây không ai dạy cho ai, mà phải tự học. Như tôi, thời còn trẻ là đi học từ những người lớn tuổi, sau đó tự lên rừng lấy nguyên liệu về làm."
Theo ông A Vô Cưa, để có được một sản phẩm tốt, sử dụng lâu bền, cần có những nguyên liệu tốt. Các nguyên liệu được sử dụng cho nghề đan lát của đồng bào Cơ Tu thường được lấy từ trong rừng. Sau khi được lấy về, các nguyên liệu đó cần phải được xử lý, tăng độ bền chắc. Ngoài việc duy trì nghề đan lát, ông A Vô Cưa còn nhiệt tình tham gia các lớp tập huấn, trao truyền nghề truyền thống cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, điều mà ông A Vô Cưa trăn trở đó là các bạn trẻ dân tộc Cơ Tu hiện không còn mặn mà với các nghề truyền thống, trong đó có nghề đan lát: "Các bạn trẻ hiện nay nói chung rất thông minh, học đan lát rất nhanh, đan rất đẹp. Nhưng các bạn ấy không chịu làm, vì làm việc khác cho thu nhập nhiều hơn, đan lát mất nhiều thời gian nguồn thu lại ít. Tôi mong muốn Đảng, Nhà nước bố trí kinh phí tổ chức các lớp truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho các thế hệ trẻ. Nếu không làm sau này nghề đan lát này sẽ mất đi, có khi các bạn trẻ còn không nhớ tên các vật dụng truyền thống đấy nữa."
Hiện nay, những sản phẩm đan lát của ông A Vô Cưa ngày càng được nhiều người biết đến và đã trở thành sản phẩm du lịch, giới thiệu đến khách du lịch trong và ngoài nước. Không chỉ đan các loại sản phẩm đan lát truyền thống của dân tộc Cơ Tu, ông A Vô Cưa còn phối hợp với các nghệ nhân khác ở trong xã đan các loại sản phẩm mới, như: mâm cơm, ghế ngồi, giỏ rác, giỏ đựng bút… đưa ra thị trường, qua đó cũng tạo thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Ông Hồ Văn Chước, ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ cho biết, ông A Vô Cưa là người tâm huyết với văn hoá và nghề đan lát truyền thống của dân tộc Cơ Tu: "Ở xã Thượng Lộ chỉ còn 5 người chúng tôi biết nghề đan lát truyền thống Cơ Tu, trong đó có ông A Vô Cưa. Ông Cưa là người rất nhiệt tình trong việc hướng dẫn cho các bạn trẻ người Cơ Tu về nghề đan lát, miệng thì nói mà tay thì đan. Ông ấy hướng dẫn cho các bạn trẻ rất kỹ về trình tự, kỹ thuật của nghề đan lát truyền thống Cơ Tu."
Ông Hồ Văn Nhũ, Phó Trưởng phòng Văn hoá Thông tin huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Trong thời gian qua, Phòng Văn hoá Thông tin đã phối hợp với các ban ngành của huyện thực hiện chương trình, đề án bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Cơ Tu. Thường xuyên tuyên truyền, hỗ trợ các nghệ nhân giữ gìn, phát triển nghề truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghề đan lát; đồng thời tổ chức các chuyến tham quan, học hỏi nghề truyền thống cho các nghệ nhân Cơ Tu tại các địa phương của tỉnh Quảng Nam. Ông Hồ Văn Nhũ cho rằng, ông A Vô Cưa là người tâm huyết với nghề đan lát truyền thống của dân tộc Cơ Tu. Các sản phẩm đan lát của ông Cưa được giới thiệu tại các địa điểm du lịch trên địa bàn huyện, cũng như đem đi giới thiệu tại các sự kiện, lễ hội văn hoá ở các địa phương khác trong cả nước: "Đối với ông A Vô Cưa có thể nói là một trong những người có tinh thần để giữ gìn nghề truyền thống cao nhất. Bởi vì hiện nay ông Cưa thường xuyên ở nhà đan lát các vật dụng truyền thống của dân tộc Cơ Tu. Nói chung ông ấy là ngươi yêu nghề, đồng thơi là người giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị nét đẹp đó. Bản thân ông A Vô Cưa có tinh thần khám phá, sáng tạo trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình."/.
Viết bình luận