Xđhanuôr Raglai cóh Ninh Thuận cung cơnh 2, 3 acoon cóh lơơng zr’lụ Trường Sơn Tây Nguyên nắc ting đắh k’căn. Ngai vêy pr’Ắt bh’rợ chr’nắp cóh đông, cóh ngoai nắc zêng apêê k’căn, k’điêl, apêê pân đil.
Ting cơnh j’niêng cr’bưn âng đhanuôr Raglai, bhiệc xay xơ nắc đắh đông n’đil zêng lêy moon bhrợ, đợ jập đồ zâp râu nắc zêng đắh n’đil k’rang lêy bơơn bhrợ. Bhiệc xay xơ cung bhrợ têng đhị đông n’đil. T’coóh C’Tơ Hoà, chr’val Phước Bình, chr’hoong Bác Ái đoọng năl: “Ha dang đắh k’diịc bơơn k’điêl nắc đắh k’diịc doọ râu bil bal. đắh n’đil zêng k’rang lêy bhrợ zâp râu. A’ọc 1 tạ, bhrợ 2, 3 p’ nong đoọng t’pấh k’đươi vel bhươl. Búah nắc zêệ 50 zợ. azi ting đắh n’đil, nắc bêl n’jứih bơơn k’điêl zêng chô ặt đông k’điêl. Váih k’coon hân đhơ n’jứih cắh cậ n’đil nắc zêng đơơng tô k’căn.”
Hân đhơ ting đắh k’điêl, nắc pân đil Raglai cắh lêy chấc năl zâp apêê pân jứih tu j’niêng cr’bưn, pân đil nắc lêy moon kiêng l’lăm cắh choom, apêê moon cắh liêm ta níh. Tu cơnh đêếc, t’coóh Mai Thắm cóh vel Ma Oai, chr’val Phước Thắng moon: “Bhiệc tr’kiêng nắc 2 nhi đoo tự lêy bhrợ pa dưr. Kiêng ngai nắc pay đoo n’nắc. k’căn k’conh cắh chấc pa ép. Pân jứih tự chấc lêy năl, ơy kiêng nặc pay. Đông n’đil cung cắh choom tự bơơn k’diịic ha k’coon.”
Ting cơpnh j’niêng cr’bưn âng đhanuôr Raglai, bêl bơơn zâp apêê pân jứih chắp kiêng nắc apêê pân đil choom “ lêy bếch” đh’rứah. “Bếch đh’rứah” tước đâu năc s mưy râu văn hoá liêm chr’nắp âng acoon cóh Raglai, đoọng ha zâp apêê pân jứih pân đil ma tr’ặt tr’năl. Ting cơnh t’coóh C’Tơ Hoà, j’niêngh cr’bưn nâu âng đhanuôr liêm ta níh, hân đhơ bếch đh’rứah nắc doọ vêy bhrợ mốp lết, ha dang bhrợ mốp lết nắc ta toom coọp.
Ooy cr’chăl lêy bếch ặt đh’rứah, ha dang nhi n’đil n’jứih lêy cắh tr’kiêng nắc cung tr’lơi liêm ta nih, doọ chấc gtr’mốp loom, tr’dzơơng lêy. Ha dang chắp nhêr, kiêng ặt pazưm đenh mâng nắc mị nhi đoo nhăn đắh pr’loọng đông lêy ta moóh. Xang bêl 2 đắh pr’loọng đông đoọng, đắh đông n’jứih chấc manứih bhrợ bhr’la, đợ apêê ga rựa t’ha, liêm ta níh, năl ghít j’niêng cr’bưn đoọng lướt ooy đông n’đil ta moóh lêy bhrợ bhiệc bhan. T’coóh C’Tơ Hoà đoọng năl: “Manứih bhrợ bhr’la nắc chấc lêy t’ngay giờ liêm crêê đoọng ta moóh. K’đươi ađoo bhrợ trưởng c’bhúh, lướt volóch ooy đông n’đil. Xang nặc 2 đắh đh’rứah tr’lưm. Đợ apêê bhrợ bhr’la nắc đợ apêê choom prá xay, năl ghít j’niêng cr’bưn nắc vêy choom bhrợ.”
Hân đhơ ting chô ooy đông n’đil, nắc pân jứih Raglai cung dzợ nặc apêê lêy cha mêết lêy pay kiêng ngai tước bhiệc ta moóh k’điêl. Bêl t’ngay lướt ta moóh, đắh đông n’jứih nắc âng đơơng jập đồ ooy đông n’đil, cơnh hi la a’bạ, p’lêê cau, 1 chai búah. Nâu đoo nắc g’lúh tr’lưm tr’nơợp, nắc mưy lưm ta moóh lêy 2 đắh pr’loọng đông ha cơnh.
Ooy bhiệc xay xơ, đợ jập đồ nắc zêng đắh đông n’đil lêy quyết định lâng k’conh k’căn mị đắh ting zooi zúp đh’rứah đoọng zúp anhi diịc điêl bhrợ têng cha, pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung ha y chroo. Bhiệc nâu cung xay moon hâu tu đợ apêê k’coon âng đhanuôr Raglai chắp nhêr k’căn k’conh, tu apêê cắh mưy n’niên t’váih, băn zư lêy, nắc dzợ zooi zúp zâp râu đoọng k’coon bhrợ têng cha. T’coóh T’Năng Trắc, chr’val Phước Thắng moon: “Ooy đắh j’niêng cr’bưn âng đhanuôr Raglai nắc k’coon n’jứih ting k’điêl. Pr’loọng đông nắc đoọng k’roóc đoọng 2 anhi diịc điêl bhrợ têng cha. K’căn k’conh 2 đắh đh’rứah chrooi đoọng ha nhi k’coon. Đông n’đil đoọng k’tiếc, đông xang, nắc đông n’jứih đoọng ta rí k’roóc đoọng zúp nhi đolô bhrợ cha.”
Lâng bhiệc năl ghít bh’rợ quyết định đắh bhrợ bhiệc bhan xay xơ, nắc bhiệc bhan nâu zêng ta bhrợ đhị đông n’đil, apêê đắh n’đil ơy zêng ra văng ơy. Bhiệc xay xơ âng đhanuôr Raglai nắc mưy ooy đợ bh’rợ chr’nắp bhlâng ooy pa zêng j’niêng cr’bưn ta bhrợ cóh pr’loọng đông, bhúh xoọng, vel bhươl./.
Đám cưới của đồng bào Raglai: Nhà gái lo liệu
Hải Phong –vov5
Như nhiều tộc người khác, đám cưới của đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận cũng trải qua nhiều nghi thức từ đính ước, ăn hỏi đến lễ cưới… Với đồng bào Raglai, quyền quyết định trong lễ cưới đều do nhà gái nắm giữ. Đây chính là nét độc đáo trong đám cưới của đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận.
Đồng bào Raglai ở Ninh Thuận cũng giống như một số tộc người vùng Trường Sơn Tây Nguyên theo chế độ mẫu hệ. Người có vai trò lớn nhất trong gia đình, cộng đồng là những người phụ nữ, người mẹ, người vợ.
Theo phong tục của đồng bào Raglai, việc cưới xin, hôn nhân sẽ do nhà gái quyết định, sính lễ cũng do nhà gái lo liệu. Nghi lễ chính thức của đám cưới được tổ chức tại nhà gái. Ông C’Tơ Hòa, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, cho biết: "Nếu bên chồng đi bắt vợ thì bên chồng sẽ không mất của gì. Bên vợ có lễ rất to. Lợn thì 1 tạ, có thể làm 1 con đến 3 con lợn để mời cả làng. Rượu khi cưới phải nấu 50 ché. Chúng tôi theo mẫu hệ nên chồng đi lấy vợ là phải ở nhà vợ luôn. Có con dù trai hay gái cũng lấy theo họ vợ."
Mặc dù cùng theo chế độ mẫu hệ, nhưng con gái Raglai không chủ động tìm hiểu các chàng trai vì theo phong tục, người con gái bày tỏ tình yêu trước sẽ bị xem là không thùy mị, nết na. Về điều này, ông Mai Thắm, thôn Ma Oai, xã Phước Thắng, cho biết: "Yêu đương là do tụi nó tự xây dựng. Yêu đứa nào thì lấy đứa đó. Cha mẹ không ép buộc gả. Đàn ông phải tự đi tìm hiểu ưng thì lấy không ưng thì thôi. Nhà gái cũng không được tự đi gả chồng cho con."
Theo quan niệm của đồng bào Raglai, khi được các chàng trai đem lòng thương yêu thì người con gái có thể chọn để tiến hành “Ngủ thảo”. “Ngủ thảo” đến nay vẫn được xem là nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Raglai, dành cho các chàng trai cô gái chưa lập gia đình để họ tự do tìm hiểu. Theo ông C’ Tơ Hòa, tục “Ngủ thảo” của đồng bào là trong sáng không có chuyện “vượt rào”, bởi “vượt rào” trước hôn nhân sẽ bị cộng đồng trách phạt.
Trong quá trình “Ngủ thảo”, nếu đôi trai gái thấy không ưng thuận thì sẽ chia tay trong êm đẹp, không hờn giận hay ghét bỏ nhau. Ngược lại nếu yêu thương, muốn gắn kết lâu dài, thì sau đó đôi trai gái sẽ xin gia đình hai bên cho phép tiến tới hôn nhân. Sau khi gia đình 2 bên đồng ý, nhà trai tìm ông mai bà mối, là những người lớn tuổi am hiểu phong tục tập quán, để sang nhà gái tiến hành hỏi cưới. Ông C’Tơ Hòa cho biết: "Người mai mối sẽ đi tìm hiểu ngày giờ cho đảm hỏi. Bầu ông làm trưởng đoàn, phó đoàn mai mối để hẹn nhà gái, sau đó hai bên cùng gặp nhau. Những người mai mối phải là những người biết ăn biết nói, biết phong tục tập quán, biết lễ nghĩa thì mới làm được việc này."
Mặc dù theo tiết chế mẫu hệ nhưng chàng trai Raglai vẫn là người chủ động trong hôn nhân từ việc chọn đối tượng bạn đời đến việc đi hỏi vợ. Trong ngày đi hỏi vợ, nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái, thường là một sắp lá trầu xanh, một chùm cau tơ, cùng 1 chai rượu. Đây là buổi đầu gặp gỡ chủ yếu là tìm hiểu hoàn cảnh, dạm hỏi ý tứ gia đình hai bên.
Trong hôn nhân, sính lễ do nhà gái quyết định và hiển nhiên bố mẹ hai bên có những hỗ trợ nhất định để giúp cho đôi vợ chồng trẻ trong làm ăn, phát triển kinh tế về sau. Điều này cũng lý giải vì sao những người con của đồng bào Raglai luôn kính hiếu với cha mẹ, bởi mẹ cha không chỉ sinh thành nuôi dưỡng con cái trưởng thành mà còn hỗ trợ giúp đỡ vật chất, của cải cho con cái đến tuổi lập gia đình. Ông T’Năng Trắc, xã Phước Thắng, chia sẻ: "Trong phong tục của đồng bào Raglai thì con trai đi theo vợ. Gia đình sẽ cho bò, cho trâu để 2 vợ chồng trẻ phát triển kinh tế. Cha mẹ 2 bên cùng đóng góp cho con. Nhà gái thì cho đất đai, nhà cửa. Nhà trai thì cho trâu bò… để giúp vợ chồng trẻ làm ăn."
Với việc nắm giữ vai trò quyết định trong hôn nhân, lễ cưới chính sẽ được tổ chức tại nhà gái khi họ đã chuẩn bị được đầy đủ điều kiện về sính lễ, nhân lực và vật lực. Lễ cưới của đồng bào Raglai là 1 trong những sự kiện quan trọng thuộc hệ thống nghi lễ vòng đời được diễn ra trước sự chứng kiến của gia đình, dòng họ và cộng đồng./.
Nguồn ảnh: baotintuc.vn
Viết bình luận