Lũng Tỳ nắc vel bhươl cóh k’coong ch’ngai, pa bhlâng zr’nắh k’đhạp âng chr’val Lương Thông, chr’hoong Thông Nông lâng lấh 95% đhanuôr nắc manứih acoon cóh Dao. Manứih Dao bhrông cóh đâu dzợ zư đợc bấc râu văn hoá pr’hay chr’nắp, tơợ p’rá xay nay, xa nập xập, j’niêng cr’bưn tước zâp pr’hát xa nưl ty chr’nắp. Lướt zi lấh cr’chăl t’ngay lâng bấc râu zr’nắh k’đhạp, tước đâu, đợ pr’hát CoÓng Dung âng manứih Dao chr’val Lương Thông dzợ zư đợc bấc lang.
Đợ g’lúh giao lưu chi ớh âng zâp nghệ nhân hát CoÓng Dung xoọc đâu nắc dưr váih hắt hiêl. Hân đhơ cơnh đêếc, râu chắp kiêng âng manứih Dao bhrông lâng pr’hát CoÓng Dung nắc manứih t’coóh, p’niên, pân jứih pân đil cóh zâp vel đông cắh ngai moon ngai nắc zêng đh’rứah ặt pazưm tớt ôộm cha. T’coóh Triệu Thị Diết, cóh vel Lũng Tỳ, chr’val Lương Thông moon: Đenh ặ acu nắc vêy bơơn xơợng cớ pr’hát CoÓng Dung: “Bêl xơợng nắc ting hay cậ bêl ahay, bêl azi buôn hát xoọc bêl lướt cóh ha rêê cắh cậ vêy bhiệc bhan xay xơ manứih. Xoọc đâu cắh dzợ bấc ngai hát.”
Ađhi Triệu Thị Chảng, cóh vel Lũng Tỳ, chr’val Lương Thông đoọng năl: “Lang apêê p’niên âng zi xoọc đâu buôn hát đợ pr’hát xa nưl xoọc đâu, cắh lấh xơợng lâng cung cắh choom hát CoÓng Dung dzợ. Hân đhơ cơnh đêếc, zâp bêl xơợng hát CoÓng Dung nắc azi xơợng tự hào bhlâng. Đợ ha y azi nắc cung lêy pa choom hát đoọng zư đợc pr’hoọm chr’nắp pr’hay âng acoon cóh.”
Pr’hát xa nưl âng manứih Dao bấc cơnh, pr’hay chr’nắp lâng pa zêng 2 râu: Lêy bhrợ đoọng ha cr’noọ tinh thần âng đhanuôr ooy pr’ắt tr’mung zâp t’ngay lâng râu bh’rợ dzợ ặt váih ooy zâp j’niêng cr’bưn. Coóng Dung nắc pr’hát xa nưl độp cơnh ngoọ ngâm thơ. Đh’rứah lâng zâp pr’hát xa nưl lơơng cơnh Páo Dung, Pá Dung, Tồ Dung âng đhanuôr Dao, cr’liêng hát CoÓng Dung zêng vêy râu zr’nưm nắc xay moon đắh pr’ắt tr’mung, bh’rợ tr’nêng, tr’kiêng 2 anhi n’đil n’jứih, hơnh déh amế a’ma, năl lêy chắp tô bhúh, chắp kiêng bh’rợ tr’nêng, vel bhươl, pr’ắt tr’mung liêm ta níh... đợ cr’liêng pr’hát nắc buôn cơnh thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, vêy cơnh n’juông pr’hay, bhrợ ha ngur loom manứih xơợng, apêê choom hát ta ơơi đh’rứah pr’hay, bhriêl ta bách, cắh cậ apêê t’coóh bhriêl năl cơnh prá xay, năl ghít đoọng ta ơơi lâng manứih hát lơơng. 2 nâu nắc zêng ting hát prá cắh ơy vêy ra văng lăm, chấc prá ơơi luôn bêl đêếc. Zâp g’lúh hát ba boóch CoÓng Dung cung nặc g’lúh đoọng pân jứih pân đil ma tr’lưm tr’lêy, chấc lêy năl đh’rứah đoọng choom ma tr’bơơn tr’pay ha y chroo.
Ting cơnh apêê t’coóh t’ha cóh vel đông, bêl ahay nắc mưy lêy hát ta moóh ta ơơi a’năm. xoọc đâu nắc pr’hát CoÓng Dung dzợ n’léh váih lâng chi ớh ooy zâp g’lúh hay k’noọ, hơnh déh g’lúh bhiệc bhan, t’ngay bhiệc bhan ga mắc cóh vel đông... Nghệ nhân Triệu Dào Siểu, chr’val Lương Thông, chr’hoong Thông Nông, tỉnh Cao Bằng moon: “Pr’hát acoon cóh Dao xoọc đâu dzợ váih, hân đhơ cơnh đêếc, xoọc dzoọng đhị đhr’năng bil pất, cắh vêy bấc ngai choom hát lâng xrặ bhrợ. Đợ apêê choom hát lâng năl cơnh xơợng pr’hay xoọc đâu tơợ 40, 60 c’moo nắc a’tếh. Tu pr’hát Coóng Dung lêy hát k’đhạp bhlâng, buôn hát moon bấc râu xa nay t’ruíh, k’đươi moon manứih hát nắc lêy năl liêm ghít lâng bấc râu đắh văn hoá acoon cóh. Bấc pr’zợc p’niên bêl pa choom hát CoÓng Dung nắc mưy choom hát ha dợ cắh choom pa chô cr’liêng pr’hát ooy p’rá đay.”
Pr’ắt tr’mung dzợ bấc zr’nắh k’đhạp, hân đhơ cơnh đêếc, đhanuôr acoon cóh Dao bhông cóh vel Lũng Tỳ, chr’val Lương Thông, chr’hoong Thông Nông dzợ ặt ma mung, bhrợ têng cha liêm choom, lêy pay cr’liêng pr’hát đoọng ặt pazưm đh’rứah tr’đăn, đoàn kết, tr’pác đh’rứah pa dưr pa xớc. đợ apêê chắp kiêng hát CoÓng Dung ooy cr’chăl hanua ơy lâng xoọc t’bhlâng chrooi pa xoọng zư lêy văn hoá ty chr’nắp acoon cóh Dao đoọng ha lang p’niên ha y chroo. Ooy đâu, chrooi pa xoọng zư lêy lâng pa dưr chr’nắp văn hoá đhanuôr zâp acoon cóh Việt Nam./.
Cao Bằng: Làn điệu Coóng Dung của người Dao Đỏ
PV Mạnh Phương
Cộng đồng dân tộc Dao Đỏ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có truyền thống văn hoá phong phú, giàu bản sắc, trong đó các làn điệu dân ca không chỉ làm đắm say người nghe, mà còn là khám phá thú vị về nét văn hóa, đặc sắc nổi bật qua làn điệu Coóng Dung của người Dao Đỏ..
Lũng Tỳ là xóm vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của xã Lương Thông, huyện Thông Nông với hơn 95% dân số là dân tộc Dao. Người Dao Đỏ nơi đây vẫn còn lưu giữ được rất nhiều nét văn hóa độc đáo, từ tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán đến các làn điệu dân ca truyền thống. Trải qua thời gian với nhiều thăng trầm, đến nay những làn điệu Coóng Dung của người Dao xã Lương Thông vẫn được lưu giữ qua nhiều thế hệ.
Những buổi giao lưu sinh hoạt của các nghệ nhân hát Coóng Dung ngày nay đã trở nên hiếm hoi. Tuy nhiên, sự yêu thích của người Dao Đỏ với làn điệu Coóng Dung vẫn luôn hiện hữu. Chỉ cần nghe văng vẳng điệu Coóng Dung là người già, người trẻ, trai gái khắp bản chẳng ai bảo ai đều cùng nhau tụ tập cùng thưởng thức. Bà Triệu Thị Diết, xóm Lũng Tỳ, xã Lương Thông, nói: Lâu lắm tôi mới lại được nghe hát Coóng Dung. “Nghe rồi lại nhớ lại thời trước của chúng tôi vẫn thường hát khi đi rẫy hay đi đám cưới. Giờ mọi người hát ít hơn rồi.”
Em Triệu Thị Chảng, xóm Lũng Tỳ, xã Lương Thông cho hay: “Thế hệ trẻ chúng em bây giờ thường hay hát nhạc trẻ hơn, ít được nghe và cũng không biết hát Coóng Dung nữa rồi. Nhưng mỗi lần nghe hát Coóng Dung là chúng em lại cảm thấy rất tự hào. Sau này em cũng sẽ tập hát để giữ gìn bản sắc của dân tộc.”
Dân ca của người Dao đa dạng, phong phú với 2 thể loại: Phục vụ nhu cầu tinh thần của nhân dân trong đời sống thường ngày và loại hình tồn tại trong các nghi lễ phong tục tập quán, tín ngưỡng. Coóng Dung là làn điệu như dạng ngâm thơ. Cùng với các làn điệu khác như Páo Dung, Pá Dung, Tồ Dung của đồng bào Dao, nội dung hát Coóng Dung đều có nét chung là phản ánh về các lĩnh vực đời sống tinh thần, tình yêu lứa đôi, nhân đức, kính hiếu cha mẹ, biết ơn tổ tiên, yêu lao động, quê hương, triết lý cuộc sống... Ca từ thường theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có vần điệu, giàu hình ảnh ví von, ý nhị sâu sắc, cảm hóa, cuốn hút lòng người, có thể do những người hát sáng tác, đối đáp một cách thông minh, dí dỏm, tài tình, hoặc do người già giỏi chữ nghĩa, hiểu biết trong làng ứng tác hộ cho người hát. Cả hai trường hợp đều là ca từ ngẫu hứng, phóng tác tại chỗ, không có bài bản chuẩn bị từ trước. Mỗi dịp hát giao duyên Coóng Dung cũng là dịp nam thanh, nữ tú gặp nhau tìm hiểu dẫn đến tình yêu đôi lứa.
Theo những người có tuổi trong làng, ngày trước chỉ cần nhìn thấy là hát đối đáp nhau. Giờ đây, điệu Coóng Dung chỉ còn xuất hiện và biểu diễn trong những dịp kỷ niệm lễ hội, ngày hội của xóm, xã…Nghệ nhân Triệu Dào Siểu, xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng nói: “Dân ca dân tộc Dao hiện nay vẫn còn nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một, rất ít người biết hát và sáng tác lời cho dân ca. Những người biết hát và biết thưởng thức dân ca hiện nay từ 40, 60 tuổi trở lên. Bởi ca từ của các bài Coóng Dung học rất khó, thường ít lời nhiều ý, đòi hỏi phải am hiểu sâu sắc về văn hóa dân tộc. Nhiều bạn trẻ khi học hát Coóng Dung chỉ biết hát chứ không thể dịch lời.”
Đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Dao Đỏ ở xóm Lũng Tỳ, xã Lương Thông, huyện Thông Nông vẫn lạc quan trong lao động sản xuất, dùng lời ca, tiếng hát để xích lại gần nhau, đoàn kết, chia sẻ cùng phát triển. Những người yêu thích hát Coóng Dung trong thời gian qua đã và đang tích cực góp phần bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc Dao cho thế hệ trẻ mai sau. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam./.
Ảnh bìa: Báo Cao Bằng
Viết bình luận