Bêệ cha gâr Bo Đô âng ma nứih Xơ Đăng bơơn bhrợ têng tơợ n’loong h’rănh chặt váih cóh crâng bhơi. Cha gâr vêy bơr n’đắh boóp ca đêêng lâng n’căr xông chăng. A chắc cha gâr bơơn bhrợ tơợ c’nặt n’loong vêy dal 50cm, ga mắc dâng 22 cm. Trúih hoọng a chắc cha gâr, ma nứih Xơđăng chọ apêê a ngoọn c’rêê đoọng k’dhơợng pa bhrơợng mị n’đắh boóp cha gâr.
Bh’rợ bhrợ têng apêê cha gâr n’nâu nắc choom z’lấh bấc c’nặt bh’rợ pa bhlâng k’đháp lâng nắc đươi dua đhr’niêng cr’bưn liêm. Tu cơnh đêếc, cơnh lâng ma nứih Xơđăng đhr’niêng bhuốih bhrợ cha gâr Bo Đô bơơn zư đớc bấc râu c’léh liêm pr’hay la lay.
Đoọng bhrợ cha gâr Bo Đô, ma nứih Xơ Đăng chơớih pay muy n’loong h’rănh ga mắc, tíh, doó t’lụt, b’boọng, xang n’nắc bhuốih xay trúih âng a bhô dang, a bhuy a lụ đoọng lướt ooy crâng col n’loong bhrợ cha gâr. Bha nuốih đoọng bhuốih nắc pa zêng muy p’nong a tứch, m’bứi a lắc, p’nang a bá. Bêl moọt ooy crâng chơớc lêy n’loong, ma nứih Xơ Đăng đơơng âng chuung dh’rứah lâng chiing cha gâr. Bơơn lêy muy t’nơơm h’ranh ga mắc, đha đhâm Xơ Đăng ting xa nul ching ha vâng chuung toor tơơm h’rănh. Ting cơnh ma nứih Xơ Đăng moon, đhr’niêng n’nâu vêy chr’nắp nắc zêl prúh a bhuy a lụ mốp glúh mút đhị n’loong âng đay k’noọ pay col. Pr’lứch đhr’niêng n’nâu, đha đhâm bhriêl choom bhrợ cóh c’bhúh dzoọng tơợ ch’ngaai ch’bhăr chuung crêê n’tập ooy bha lâng n’loong, xang nắc pa zêng c’bhúh dưr chô ooy đong.
Chô ooy đong ha dum bệch pâm poo ha dang pla chuung ặt nhâm cốh bha lâng n’loong nắc a bhuy âi ơơi đoọng nắc vêy lướt col pay, coóch boóc bhrợ cha gâr. Ha dang zấp râu tu n’hâu, bhrợ pla chuung ha tộ ooy k’tiếc nắc a bhuy cắh đoọng, lơi tơơm n’nắc lâng lướt bhuốih zước tơơm n’lơơng. A chắc cha gâr choom coóch bhrợ cóh crâng, nắc vêy chô đơơng ooy đong. Bêl a chắc gâr âi chô đơơng ooy đong, nắc bhuốih a bhô dang cơnh lâng bha nuốih nắc muy p’nong a tứch, m’bứi a lắc, p’nang a bá. Xang bhuốih, apêê đoo văr bhrợ c’târ cha gâr lâng ca đêệng lâng n’căr xông chăng mị n’đắh boóp cha gâr .
Boóp cha gâr Bo Đô bơơn ca đêêng lâng n’căr xông chăng. N’căr bơơn loó, lâng bhoóh lâng ha la n’loong , n’căr n’loong clóh pị pay đác chong dâng 3 t’ngay. Bh’rợ ca đêệng n’căr ooy boọp a chắc cha gâr nắc đươi a ngoọn cha tăng. Apêê a ngoọn bơơn t’vănh đớc cóh bấc t’ngay. Zấp bêl ra văng t’vănh a ngoọn, ta la n’căr xông chăng nắc bơơn t’bhịt lâng đác đoọng u l’boọt. Xang bêl n’căr xông chăng bơơn k’đêêng ooy cha gâr âi vêy đợ bhrơợng cơnh cr’noọ, ma nứih Xơ Đăng kít var boọng toor a chắc cha gâr đoọng pơợng đớc n’jéh ra dzul muy t’nooi cắh bơr t’nooi cha ngai đhị boóp cha gâr nắc 10 cm. Cr’chăl bhlưa n’nâu đươi đoọng c’chăl p’xoọng apêê n’jéh ra dzul đoọng bhrợ t’bhrơợng boóp cha gâr âi lấh đhu. Bêl đhưưng, apêê đoo ca óp cắh cậ cha bếc, bơr têy n’táp ooy bóop cha gâr.
Bơơn năl, ma nứih Xơ Đăng chr’hoong Nam Trà My pa bhlâng kiêng bhrợ t’váih t’mêê lâng hâng hơnh ooy cr’van âng tr’coó xa nul âng đay. Đha nuôr ta luôn zư đớc lâng pa choom đoọng pa ghít bh’rợ bhrợ cha gâr, ng’cơnh đhưưng cha gâr Bo Đô ha lang p’niên. Tu, cha gâr Bo Đô buôn đươi dua đhị zấp bh’rợ tr’nêng tơợ pr’loọng đong pa tước vel bhươl âng ma nứih Xơ Đăng.
Nâu câi, cr’noọ đươi dua cha gâr Bo Đô cắh dzợ bấc cơnh a hay, muy râu nắc tu pr’đươi bhrợ cha gâr ting t’ngay ting pr’hắt. Nâu đoo coong nắc râu k’đháp bhlâng cóh bh’rợ zư đớc lâng pa dưr apêê chr’nắp âng bêệ cha gâr Bo Đô liêm pr’hay n’nâu cóh pr’đơợ za zum cơnh xoọc đâu âng ma nứih Xơ Đăng cóh chr’hoong da ding ca coong Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam./.
(Nguồn: Báo Biên phòng)
TRỐNG BO ĐÔ TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI XƠĐĂNG
CTV Nguyễn Văn Sơn
Người Xơ Đăng ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam xem trống Bô đô là biểu tượng luôn gắn bó với họ trong cuộc sống lao động, sinh hoạt văn hóa tinh thần, mà nó còn gắn với nghi lễ, tín ngưỡng dân gian...
Chiếc trống Bo đô của người Xơđăng được làm từ cây gỗ dồi mọc tự nhiên trong rừng. Trống có hai mặt bịt bằng da sơn dương. Tang trống được chế tác từ một khúc gỗ liền có chiều dài 50cm, đường kính khoảng 22cm. Dọc theo tang trống, người Xơđăng néo các sợi dây mây để giữ căng hai mặt da.
Việc chế tác loại trống này phải trải qua nhiều công đoạn hết sức công phu, phức tạp và phải tuân thủ các luật tục, nghi thức thần linh một cách nghiêm ngặt. Do vậy, với người Xơđăng nghi lễ làm trống Bo đô được lưu truyền với nhiều nét độc đáo, mang nghi thức luật tục, cúng thần linh.
Để làm trống Bo Đô, người Xơ Đăng chọn một cây gỗ dồi to, thẳng, không bị dị tật, sau đó tổ chức lễ cúng báo cáo tổ tiên, ông, bà, xin phép các thần linh cho được đi rừng chặt cây, làm trống. Lễ vật trong lễ cúng gồm một con gà, ít rượu, trầu cau. Khi vào rừng tìm cây, người Xơ Đăng mang theo rìu cùng chiêng trống. Tìm được cây gỗ dồi lớn, các chàng trai Xơ Đăng theo điệu chiêng múa rìu xung quanh cây gỗ. Theo quan niệm của người Xơđăng, nghi thức này có ý nghĩa xua đuổi tà ma khỏi cây gỗ mà mình đã chọn. Kết thúc nghi thức, chàng trai tài giỏi nhất trong đoàn đứng từ xa phóng rìu cắm phập vào thân cây, sau đó cả đoàn người ra về.
Về nhà nằm mơ, nếu lưỡi rìu bám chắc trên thân cây có nghĩa là thần linh đã đồng ý cho thì sẽ tổ chức hạ cây, đẽo tang trống. Còn nếu bất cứ vì lý do gì, làm lưỡi rìu rơi xuống đất tức thần linh không cho, phải bỏ cây đó và tổ chức làm lễ xin cây khác. Tang trống phải đẽo ngay tại rừng, rồi mới đưa về nhà. Khi tang trống về nhà, phải làm lễ cúng thần linh với lễ vật là một con gà, ít rượu, trầu cau. Sau lễ cúng, họ tổ chức đục tai trống và tiến hành bịt da cho trống.
Mặt trống Bo đô được bịt bằng da của con sơn dương. Da được thuộc một cách thủ công, bằng muối và lá cây, vỏ cây rừng giã ra lấy nước ngâm, ướp khoảng 3 ngày. Cách bịt da vào tang trống là dùng dây néo. Các sợi dây được xoắn lại dần suốt quá trình nhiều ngày. Trước mỗi lần xoắn dây, tấm da con sơn dương lại được vuốt nước cho mềm. Sau khi da con sơn dương bịt mặt trống đã có độ căng đạt yêu cầu, người Xơ Đăng dùi lỗ quanh tang trống để đóng chốt tre thành một hàng hoặc hai hàng cách mặt trống khoảng 10 cm. Khoảng cách này dùng để chèn các nêm tre làm căng lại mặt trống đã bị chùng. Khi diễn tấu, nghệ nhân ôm hoặc đeo trống, hai bàn tay vỗ trên mặt trống.
Được biết, người Xơ Đăng huyện Nam Trà My rất ưa thích sáng tạo và tự hào về tài sản âm nhạc dân gian của mình. Bà con luôn lưu giữ và truyền dạy kỹ lưỡng các công đoạn làm trống, cách đánh trống Bo đô cho lớp trẻ. Bởi, trống Bo đô có mặt ở tất cả các sinh hoạt văn nghệ dân gian từ gia đình đến cộng đồng của người Xơ Đăng.
Ngày nay, nhu cầu sử dụng trống Bo đô không còn nhiều như trước đây, một phần do nguyên liệu làm trống ngày càng khan hiếm. Đây cũng chính là thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của chiếc trống Bo đô độc đáo này trong bối cảnh chung hiện nay của dân tộc Xơđăng ở huyện vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam./.
Viết bình luận