Acoon côh Thổ coh Việt Nam ( dzợ ta moon năc Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá, Vàng…), xooc ăt ma mông bâc đhị apêê chr’hoong Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ lâng thị xã Thái Hòa (tỉnh Nghệ An); Như Xuân, Thường Xuân ( tỉnh Thanh Hóa) lâng muy bơr đhị lơơng.
Bâc vel bhươl coh apêê chr’hoong da ding ca coong tỉnh Thanh Hóa lâng Nghệ An xooc dzợ zư đơc đợ c’leh văn hóa liêm pr’hay cơnh: Xa nâp, bhr’ươr pr’hat, pr’múa. Coh đêêc, chiing goong ta luôn k’dhơợng zyw chr’năp coh pr’ăt tr’mông âng đha nuôr Thổ. Bêl a hay, đha nuôr Thổ coh apêê tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa buôn bhrợ t’vaih vel coh m’pâng crâng ca coong, muy vel năc đhêêng vaih dâng 10 ta pêêh. Bêl vêy a đhăh dzăm chô pa hư apêê đoo buôn pay chiing goong t’coó. Xơợng xa nul chiing goong năc c’bhuh a đhăh dzăm k’pân dưr mut zêng. Tơợ đêêc, xa nul chiing goong dưr đơơr cơnh muy râu đoọng pruh a đhăh dzăm a bhuy a lụ. r’dợ, đha nuôr buôn đơơng âng chiing goong tươc pooh xang năc đh’rưah hát đợ pr’hat ví, hò, đợ pr’hat âng ma nưih Thổ… đhị tr’clá âng măt bh’rương xang apêê t’ngay pa bhrợ nhưh nhêên ga lêh k’bao.
C’bhuh chiing goong bơơn đươi dua bhưah coh đha nuôr Thổ. Chiing goong bơơn lêy cơnh năc muy cr’van chr’năp, năc angoọn ‘ptêêt bhlưa ma nưih lâng a bhô dang, năc đhị k’rong đơc cr’noọ cr;niêng, loom luônh coh pr’ăt tr’mông âng đha nuôr Thổ.
Nâu câi, âi moot câ bêl apêê têt toc, bhiêc bhan, đha nuôr Thổ năc pay pooh câ chiing goong. Buôn moot apêê t’ngay tơơp c’moo âm lịch, đha nuôr chơơih pay t’ngay liêm đoọng bhrợ têng pooh t’coó chiing goong rơơm kiêng pruh lơi a bhuy a lụ, rơơm đoọng muy c’moo t’mêê boo crêê đhí liêm, zâp đong zâp cha zâp xâp, vel bhươl bhui har… G’luh bhiêc bhan dưr vaih bhui har lâh mơ bêl xa nul chiing goong hr’luc lâng pr’hat, cr’chăng âng apêê ting pâh. A moó Trương Thị Ly, ăt coh chr’val Nghĩa Xuân, chr’hoong Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, xay moon:“Tr’coó xa nul âng acoon coh Thổ pa bhlâng bhui har. C’la cu bêl xơợng xa nul chiing goong đhị apêê bhiêc bhan năc kiêng hr’luc a đay ooy apêê xa nul n’nâu.”
C’bhuh chiing goong âng đha nuôr Thổ vêy 4 bêệ bơơn dôông tơợ ađai chô ooy a tam đhị muy x’rang, đoo bêệ x’ría bhlâng ănc ga măc bhlâng moon năc goong Căn. Ting nghệ nhân Lê Thị Dung ăt coh vel Thắng Sơn, chr’val Yên Lễ chr’hoong Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chiing goong acoon coh Thổ buôn năc pân đil t’coó:“Pân jưih pân đil lươt cha ơh coh bhiêc bhan, ting đhr’niêng cr’bưn âng acoon coh Thổ năc pân đil t’coó chiing goong. Đhị đêêc, pa choom đoọng ha coon cha chau văn hóa ty đanh âng acoon coh đay.”
A moó Trương Thị Lưu ăt coh chr’val Nghĩa Mai, chr’hoong Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, năc ma nưih hay bâc pr’hat ba booch lâng t’coó chiing goong pr’hay bhlâng coh vel Cáo. Tơợ bêl 3, 4 c’moo, a moó âi bơơn ca conh ca căn bhă lươt lêy bhiêc bhan chiing goong âng vel, tươc 5-6 c’moo năc tơơp pa choom n’toong, t’coó. Lâng tươc 14 c’moo a moó âi choom n’toong t’coó bâc cơnh. Ting a moó Lưu, cha ơh chiing goong Thổ doó vêy lâh u k’đhap, n’đhang căh vêy ngai công choom cha ơh, tu năc vêy bâc cơnh xa nul la lay:“T’coó pa lưu moon năc goong puôn. Goong puôn t’coó pa lueu năc bêl apêê múa pr’múa lăm vông. Xang n’năc tươc goong xẩm. Goong xẩm t’coó u nhoot thê cơnh nhạc rốc ni. Xang năc tươc goong pêê, xa nul n’nâu công u nhoot âh, moon năc cơnh hiphop âh. Chiing goong đươi bhrợ tr’coó xa nul ha t’ngay xay xơ, t’ngay hơnh pêê t’cooh t’ha.. apêê t’ngay n’nâu năc chr’va ch’ngai bhlâng. Zâp ngai choom cha ơh toot ha dum.”
Zâp xa nul chiing goong bơơn đươi dua đoọng ha muy bh’rợ chr’năp coh bh’rợ văn hóa acoon coh Thổ. Chiing goong dzợ moon năc râu pa căh loom âng acoon ma nưih lâng plêêng k’tiêc, lâng crâng ca coong, đợ râu pa căh loom âng apêê đha đhâm c’mâr đoọng tr’booch đh’rưah. Bâc g’luh hát n’năc, năc căh năl mơ apêê âi choom dưr vaih dic điêl tr’kiêng tr’hơnh./.
Cồng chiêng trong đời sống tâm linh của người Thổ
PV Giàng Seo Phùa
Cồng chiêng luôn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào Thổ. Trải qua bao thăng trầm chống chọi với thiên tai thú dữ, đến nay đồng bào Thổ vẫn bảo tồn được tiếng cồng chiêng trong đời sống văn hóa tâm linh; góp phần đa dạng bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Dân tộc Thổ ở Việt Nam, (Người Thổ có các tên gọi khác như Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng…), hiện sống tập trung tại các huyện: Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ và thị xã Thái Hoà (tỉnh Nghệ An); Như Xuân, Thường Xuân (tỉnh Thanh Hoá) và một số nơi khác.
Nhiều thôn làng ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An hiện vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc như: trang phục truyền thống, làn điệu dân ca, dân vũ. Trong đó, cồng chiêng luôn giữ một vị trí quan trọng và thiêng liêng trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào Thổ. Xưa kia, bà con dân tộc Thổ ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa thường lập làng giữa chốn núi rừng rậm rạp (với mỗi làng chỉ có khoảng 10 hộ), khi có thú dữ về phá phách họ thường đem cồng chiêng ra đánh. Nghe tiếng cồng chiêng thú dữ khiếp sợ chạy một mạch về rừng sâu. Từ đó, âm thanh cồng, tiếng chiêng vang lên như là một thứ vũ khí để chống lại thú dữ và xua đuổi tà ma. Lâu dần, bà con thường mang cồng, chiêng ra đánh rồi hát cho nhau nghe những điệu ví, câu hò, những làn điệu dân ca Thổ… dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc sau những ngày làm việc mệt nhọc trên nương rẫy.
Bộ cồng chiêng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Thổ. Cồng chiêng được xem như một vật thiêng, là sợi dây nối kết giữa người trần và các đấng linh thiêng, là nơi gửi gắm những tâm tư tình cảm, gắn bó mật thiết trong cuộc sống tâm linh của đồng bào Thổ.
Ngày nay, cứ vào các dịp lễ tết, lễ mừng lúa mới hay lễ xuống đồng, bà con dân tộc Thổ lại mở hội cồng chiêng. Thường vào các ngày đầu năm âm lịch, bà con chọn ngày đẹp để tổ chức hội cồng chiêng với mong muốn xua đuổi tà ma, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, nhà nhà đủ cái ăn, cái mặc, làng bản yên vui…Không khí lễ hội trở nên rộn ràng tươi vui khi tiếng cồng chiêng hòa lẫn với tiếng hát và tiếng hò reo cổ vũ cho những thành viên tham gia các trò chơi. Chị Trương Thị Ly ở xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, chia sẻ: "Âm nhạc của dân tộc Thổ rất rộn ràng. Bản thân tôi khi nghe tiếng cồng chiêng tại các lễ hội là muốn hòa mình vào những âm thanh này."
Dàn cồng chiêng của đồng bào dân tộc Thổ có 4 chiếc được treo thứ tự từ trái sang phải trên một giá đỡ, chiếc cuối cùng to nhất gọi là cồng mẹ. Theo nghệ nhân Lê Thị Dung ở làng Thắng Sơn, xã Yên Lễ huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cồng chiêng dân tộc Thổ thường thường do người phụ nữ đánh: "Trai gái đi chơi ở lễ hội, theo phong tục của dân tộc Thổ thì nữ đánh chiêng, còn nam giới đánh trống. Ngày vui hay những lễ hội đều đánh đánh cồng chiêng, qua đó, lưu truyền cho con cháu truyền thống văn hóa của dân tộc mình."
Chị Trương Thị Lưu ở xã Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, là người nhớ nhiều bài hát giao duyên và đánh cồng chiêng hay nhất ở làng Cáo. Ngay từ khi mới lên ba, lên bốn tuổi, chị đã được bố mẹ bồng đi xem hội cồng chiêng của làng, đến 5-6 tuổi bắt đầu học đánh. Và đến năm 14 tuổi chị đã đánh thành thạo các bài chiêng của dân tộc. Theo chị Lưu chơi cồng chiêng Thổ không khó lắm, nhưng không phải ai cũng chơi được bởi nó có nhiều nhạc điệu khác nhau: "Đánh chầm chậm gọi là cồng tư. Cồng tư đánh chậm là khi người múa nhịp điệu lăng vông, nhẹ nhàng về nhịp điệu. Sau đó chuyển đến cồng xẩm. Cồng xẩm đánh nhanh, nhịp nhàng như điệu nhạc rốc như nhảy bốc. Sau là đến điệu cồng ba, điệu này cũng bốc lắm, gọi gần bằng hiphop rồi. Cồng chiêng dùng làm nhạc cho cả ngày cưới, ngày giỗ tổ hoặc những ngày mừng lão. Những ngày này, gia đình nào tổ chức cũng đều rất vui, đông người đến chơi và tiếng cồng chiêng này vọng xa lắm. Mọi người có thể chơi thâu đêm."
Mỗi bản nhạc cồng chiêng được sử dụng cho một sự kiện quan trọng trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc Thổ. Cồng chiêng còn là lời tâm tình của lòng người với trời đất, với núi rừng, những lời tâm sự của các đôi trai gái tìm duyên để hát đối đáp với nhau. Qua những cuộc hát đó biết bao đôi trai gái người dân tộc đã nên duyên vợ chồng./.
Ảnh bìa: Que huong
Viết bình luận