Chr’nắp r’piing bhuôih âng ma nuyh Dao
Thứ bảy, 00:00, 29/02/2020
Cung cơnh apêê acoon coh lơơng, bhiệc bhuôih a bhô dang bơơn ma nuyh Dao pa bhlầng k’rang pa ghit. Bhiệc đớc r’piing bhuôih a bhô dang bơơn đhanuôr bhrợ têng lâng bấc j’niêng. Chẻo Thu, PV Đài P’rá Việt Nam xay moon đăh j’niêng nâu.

Cơnh lâng đhanuôr Dao, bhuốih caih nắc j’niêng chr’năp bhlầng. Ma nuyh Dao bêl choh bhrợ đong t’mêê zêng vêy bhrợ bhiệc đớc r’piing bhuôih, kiêng đớc r’piing bhuôih nắc lêy t’ngay c’xêê, giờ đơ liêm ting k’bhuh xoọng nắc. Cơnh c’xu zập c’xêê nắc vêy 1 t’ngay liêm lâng ma nuyh dzoọng bhuôih chơih pay. Tợơ ơy lêy pay t’ngay nắc bhrợ r’piing bhuôih. Bhiệc đớc r’piing bhuôih nắc bhlưa pa tệêt âng 2 t’ngay (tợơ giờ Hợi tước giờ Tý). R’piing bhuôih âng ma nuyh Dao Khâu bơơn ta đớc đhị m’pâng, đăh nguôi zr’lụ đớc giường bếch. J’niêng đớc r’piing bhuôih âng ma nuyh Dao Khâu nắc: 4 dzung t’nol nắc đớc crêê đhị mặt k’tiếc. J’niêng nâu crêê tước bh’lô bh’la “Pa pan ty tợơp bhrợ t’vaih pleng k’tiếc”, vêy 4 bệê t’nol coh 4 đăh đoọng đợ pleng. Bêl bhrợ bhiệc đớc r’piing bhuôih, c’la đong nắc ra văng pa ngan hương, bloo, ra văng bạc bhoóc lâng bha nuôih lơơng xang nắc t’đang ma nuyh chô bhuôih. Bấc pr’loọng ma nuyh Dao Khâu nắc pa zưm bhrợ đh’rưah bhiệc đớc r’piing bhuôih lâng bhuôih tết, oó đoọng bil bấc zên bhrợ têng. Ma nuyh bhuôih nắc t’đang lứch r’vai a bhô dang chô moọt ặt đhị lư hương đoọng ha coon, châu thờ bhuôih, zooi zooi a coon, cha châu prang c’moo ma mông k’rơ, bhrợ cha choom. Tợơ bêl ơy đớc r’piing bhuôih nắc c’la đong lêy bhuôih ta luôn ting cr’chăl. Tước t’ngay 1 lâng t’ngay tr’cuôl zập c’xêê lêy xăl đác coh choom đớc coh lư hương, ooch ru bêl bắt hương, đớc bơr t’cul r’hơơng oih coh lư hương, nắc pa căh đoọng ha mắt âng a bhô dang, bắt hương đhị r’piing bhuôih lâng đhị bơr đưh pr’loọng gluh moọt. Pa căn Chẻo Mý Lai, acoon coh Dao Khâu đhị thị trấn Sìn Hồ đoọng năl: “Ma nuyh Dao  Khâu a zi nắc bêl choh bhrợ đong t’mêê zêng vêy bhrợ bhiệc đớc r’piing bhuôih. T’đang r’vai âng pazêng a bhô dang chô moọt ặt coh lư hương đoọng ha coon châu thờ bhuôih, a bhô dang nắc zooi zooi a coon, cha châu prang c’moo ma mông k’rơ, bhrợ cha choom. BhrỢ bhiệc đớc r’piing bhuôih nắc chếêc lêy tơơm ngải chặt vaih coh da ding ca coong dal, đăh mặt t’ngay ploh, đơơng chô ooch vaih cơnh bloo đớc đh’rưah lâng bạc bhoóc coh lư hương.”

R’piing bhuôih âng ma nuyh Dao bhrôông đhị chr’hoong Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang bơơn ta bhrợ têng tợơ tơơm n’loong mâng lâng tih. R’piing bhuôih nắc lêy bhrợ tợơ muy tơơm n’loong vêy coh crâng ch’ngai, đhị liêm sạch, tơơm n’loong vêy pô lâng p’lêê, vêy zập đoong, tu, loom n’loong, t’nơơm doó crêê grâm the. Bêl bhrợ r’piing bhuôih nắc tệêm ngăn j’niêng: n’đhâng đớc n’loong-tơơm đăh dưp, tu đăh piing. Tơơm boọ ooy k’tiếc. Loom âng r’piing bhuôih nắc đớc nhâm ooy za đêr đong, t’mâng lâng đinh tơơm vầu căh cợ chọ lâng a ngoọn song, c’rêê. Lêy bhrợ r’piing bhuôih lêy điêng, oó t’mâng lâng đinh nam. Cơnh lâng r’piing bhuôih lâng tô k’bhuh nắc vêy cơnh lalay: Tầng đăh piing nắc pa liêm đoọng kiêr zập 4 đăh.  Anoo Lý Trò Nhàn, ma nuyh Dao bhrôông ặt đhị vel Phìn Hồ, chr’val Thông Nguyên, chr’hoong Hoàng Su Phìn, tỉnh Hà Giang đoọng năl: “R’piing bhuôih âng ma nuyh Dao vel đong zi nắc ta đớc nhâm đhị gian m’pâng âng đong ặt, coh pazêng t’ngay đăn tết nắc zập bêl cung vêy đớc muy p’leh  lệê a’ọc yêm. Lêy bắt đhâu lâng bắt hương., xăl đác t’mêê tước lứch tết. Coh r’piing bhuôih dzợ dông bấc bhai bhrôông, rơơm a bhô dang zup zooi, chrooi đoọng muy c’moo t’mêê vêy bấc rau pr’đoọng. T’ngay tết đhanuôr coh đâu căh vêy bhrợ bánh chưng nắc bhrợ bánh dầy. Bêl bhrợ têng bánh xang,, chơih pay 4 bệê bánh liêm bhlầng đớc coh r’piing bhuôih, pa căh đoọng ha 4 hân noo, mọot ra diu t’ngay 1 tết, đhanuôr nắc lướt pếêh g’lốôc, tếch đoong đào, clặ đhị bánh, rơơm đoọng pr’loọng đong vêy zập acoon n’đil, coon n’jưih.”

Cơnh lâng ma nuyh Dao Tiền đhị chr’hoong Vân Hồ, tỉnh Sơn La, r’piing bhuôih ta luôn bhrợ 2 tầng. Tầng piing nắc đhị bhuôih a bhô dang, tô k’bhuh âng đay. Tầng dứp n ắc đớc hương, ru, apêê pr’đươi đớc đoọng bhuôih. Cơnh lâng tô Lý lâng tô Triệu nắc c’la đong dzợ ra văng bha ar dó, đươi ma nuyh dzoọng bhuôih nắc ma nuyh t’cooh t’ha, vêy chr’năp dal coh vel đoọng pa chăm đhị r’piing bhuôih. Ma nuyh dzoọng bhuôih căt vaih pr’đhang mặt t’ngay, pr’đhang a xiu, a xếêh, a choo… pay đác a vị xứt, xang nắc clặ ooy r’piing bhuôih âng pr’loọng đong. Ma nuyh Dao Tiền moon, bhiệc clặ apêê pr’đhang a coon nặ nức đoo đoọng c’moo t’mêê b’băn liêm choom, mặt t’ngay ta luôn dzool ang đoọng tô k’bhuh âng đay. T’cooh Bàn Văn Liềm, ma nuyh Dao Tiền ặt đhị  vel Suối Lìn, chr’val Vân Hồ, chr’hoong Sìn Hồ, tỉnh Sơn La moon: “R’piing bhuôih âng ma nuyh Dao Tiền vêy 2 tầng, tầng piing nắc vêy choom clặ  hương lâng 1 choom đác, 4 choom đớc toong a lắc. Tầng dứp đớc pr’đươi đoọng bhuôih. T’ngay tết lâh mơ apêê bha nuôih cơnh a’ọc, a tưch, a xiu đớc bhuôih tết, đhanuôr dzợ dông zên coh r’piing bhuôih rơơm muy c’moo t’mêê bhrợ cha liêm choom.”

Đhanuôr Dao xay moon: Đhị thờ bhuôih a bhô dang nắc đhị chr’năp ma bhuy pa bhlầng, muy c’la đong nắc vêy choom bhrợ c’la bhuôih lâng coon pân jưih choom ặt pa đăn lâng pa liêm r’piing bhuôih. Đhanuôr buôn bhuôih a bhô dang đhị 3 cr’chăl Tết nắc: Tết Nguyên đán, Tết Thanh Minh, Tết t’ngay 14 c’xêê 7 âm lịch. N’đhơ cơnh bhrợ  vêy rau lalay ha dợ j’niêng bhuôih a bhô dang âng đhanuôr Dao zêng pa căh rau chăp hơnh, hay tước a bhô dang, a bhướp a dich, a conh căn, rơơm đoọng a bhô dang zup zooi, chrooi đoọng ma nuyh dzợ ma mông c’rơ liêm, vêy bấc rau pr’đoọng. Nâu đoo nắc chr’năp văn hoá ty đanh liêm chr’năp bhlầng bơơn đhanuôr zư lêy lâng pa dưr./.

 Ý nghĩa bàn thờ cúng tổ tiên của người Dao

                                                                                                                                 Chẻo Thu

Cũng như các dân tộc khác, việc thờ cúng tổ tiên được người Dao đặc biệt chú trọng. Việc đặt bàn thờ cúng tổ tiên được đồng bào thực hiện với nhiều nghi lễ.

Đối với đồng bào Dao, thờ cúng tổ tiên là nghi lễ quan trọng. Người Dao khi cất được ngôi nhà mới đều phải làm lễ đặt bàn thờ, muốn đặt bàn thờ thì phải chọn ngày, giờ đẹp theo dòng họ đó. Thông thường mỗi tháng chỉ có một ngày đẹp và phải do thầy cúng chọn. Sau khi đã chọn ngày thì phải đóng bàn thờ. Lễ đặt bàn thờ phải bắt đầu từ lúc giao thời giữa hai ngày (từ giờ Hợi sang giờ Tý). Bàn thờ tổ tiên của người Dao Khâu được đặt ở góc của gian giữa, phía ngoài buồng ngủ. Nguyên tắc đặt bàn thờ của người Dao Khâu là: bốn chân cột phải chạm đất. Nguyên tắc này có liên quan đến truyền thuyết “Bàn Cổ khai thiên lập địa”, có bốn cột ở bốn góc để chống trời. Khi làm lễ đặt bàn thờ, gia chủ phải chuẩn bị bát hương, đốt tro, chuẩn bị bạc trắng và các đồ lễ rồi mời thầy. Nhiều gia đình người Dao Khâu kết hợp lễ đặt bàn thờ với cúng tết cho đỡ tốn kém. Thầy cúng phải gọi toàn bộ tổ tiên về nhập vào cái lư hương để con cháu thờ phụng, phù hộ độ trì cho con cháu quanh năm. Sau khi đặt bàn thờ thì người nhà phải chăm lo thờ phụng theo định kỳ. Cứ vào ngày mồng một và ngày Rằm hàng tháng phải thay nước trong cái chén đặt cạnh lư hương, đốt trầm hương trong và khi thắp hương phải gắp hai hòn than đỏ được đốt bằng thanh củi tròn đặt trên lư hương tượng trưng cho đôi mắt tổ tiên, thắp hương nén ở chân bàn thờ và hai cửa ra vào. Bà Chẻo Mý Lai, dân tộc Dao khâu ở thị trấn Sìn Hồ cho biết:“Người Dao Khâu chúng tôi khi làm được nhà mới thì phải mời thầy cúng về làm lễ đặt bàn thờ. Gọi hồn của toàn bộ tổ tiên về  về nhập vào cái lư hương để con cháu thờ phụng, tổ tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, gia đạo hưng long thịnh vượng. Làm lễ đặt bàn thờ thì phải đi tìm cây ngải mọc ở trên cao, phía mặt trời mọc, đem về đốt trành tro để cùng bạc trắng trong lư hương”

Bàn thờ người Dao Đỏ ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang được làm từ cây gỗ tốt và thẳng. Bàn thờ chỉ được làm từ một cây gỗ có trong rừng sâu, ở nơi sạch sẽ, loại cây phải có hoa và quả, có đủ cành, ngọn, cây không bị sét đánh. Khi làm bàn thờ phải đảm bảo nguyên tắc: khi dựng lên gốc cây ở dưới, ngọn cây ở trên. Gốc phải chạm đất. Mặt trong của bàn thờ được gắn cố định vào tường bằng đinh cây vầu hoặc buộc bằng dây song, mây. Tuyệt đối khi làm bàn thờ không được đóng đinh sắt. Riêng bàn thờ của trưởng họ thì hơi khác: Tầng trên phải được che kín bốn bên. Anh Lý Tròi Nhàn, người Dao Đỏ ở thôn Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cho biết thêm:“Bàn thờ người Dao quê mình được đặt cố định ở một góc trong gian giữa của ngôi nhà, trong những ngày tết thì lúc nào cũng phải có một miếng thịt lợn ngon được treo hoặc đặt trên bàn thờ. Phải thắp đèn và đốt hương thay nước mới cho đến khi hết tết. Trên bàn thờ còn treo nhiều dải vải đỏ những mong tổ tiên phù hộ gia đình một năm mới may mắn. Ngày tết bà con nơi đây không làm bánh chưng mà chỉ làm bánh dầy. Khi làm xong bánh, phải lựa bốn cái bánh tròn đẹp nhất đặt trên bàn thờ tượng trưng cho bốn mùa, vào sáng mồng một tết bà con sẽ đi hái cành mận, cành đào cắm trực tiếp vào chiếc bánh những mong gia đình có đủ con trai con gái”

Với người Dao Tiền ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, bàn thờ luôn phải làm hai tầng. Tầng trên cùng là nơi thờ cả tổ tiên dòng họ nhà mình. Tầng dưới là nơi để hương, trầm hương, các dụng cụ dùng cho lễ cúng. Riêng họ Lý và họ Triệu thì gia chủ còn chuẩn bị thêm giấy dó để nhờ thầy cúng, người cao tuổi hoặc có uy tín trong bản trang trí nơi thờ cúng. Thầy cúng sẽ cắt giấy thành hình ông mặt trời, con cá, con ngựa, con chó… dùng nước cơm phết lên, rồi dán lên bàn thờ của gia đình. Người Dao Tiền cho rằng việc dán các hình thù, con vật như vậy để năm mới chăn nuôi phát triển, mặt trời luôn soi sáng cho dòng họ mình. Ông Bàn Văn Liềm, người Dao Tiền ở Bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La nói: “Bàn thờ của người Dao Tiền có hai tầng, tầng trên có bát hương và một bát nước, có 4 chén để rót rượu. Tầng dưới để các dụng cụ dùng cho lễ cúng. Ngày tết ngoài các lễ vật như lợn, gà, cá để cúng tết, bà con còn treo thêm đồng tiền trên bàn thờ những mong một năm mới làm ăn phát đạt”

Đồng bào Dao quan niệm: Nơi thờ cúng tổ tiên là nơi linh thiêng, chỉ có chủ gia đình mới được làm chủ lễ cúng và chỉ có con trai mới được đến gần và dọn dẹp. Đồng bào thường cúng tổ tiên vào ba dịp Tết: Tết Nguyên Đán, Tết Thanh Minh; Tết mười bốn tháng bảy. Dù cách làm có khác nhau song tục cúng tổ tiên của đồng bào Dao đều thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ ông bà, cha mẹ, cầu mong sự phù hộ, che trở từ người đã khuất cho người sống gặp may mắn, bình an. Đây là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp được đồng bào gìn giữ và phát huy./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC