C’leh liêm coh văn hóa ma nưih Pu Péo
Thứ bảy, 10:34, 09/10/2021
Ma nưih Pu Péo coh Hà Giang năc đhêêng vêy lâh 600 cha năc, ma mông bâc đhị apêê chr’val Phố Là âng chr’hoong Đồng Văn; chr’val Súng Tráng, Phú Lũng âng chr’hoong Yên Minh; lâng chr’val Yên Cường âng chr’hoong Bắc Mê. Bâc c’leh liêm âng ma nưih Pu Péo pa tươc đâu công bơơn zư đơc đhị bâc lang ma nưih.

 

Ma nưih Pu Péo bơơn năl tươc năc muy coh bâc đha nuôr ma mông đanh coh zr’lụ da ding ca coong Hà Giang. Apêê đoo bơơn lêy năc đợ đha nuôr tr’nơơp tươc tal prưah đhăm k’tiêc zr’năh k’đhap n’nâu. Tu năc nâu câi, coh apêê pa nhưa bh’bhuôih âng ma nưih Mông, Cờ Lao, bêl tơơp tal ha rêê, pooc ruộng t’mêê, zâp bêl apêê đoo công bhuôih đợ đha nuôr l’lăm tươc, coh đêêc vêy ma nưih Pu Péo.

 Ting cơnh t’ruih bh’lô âng ma nưih Pu Péo, t’ngay a hay, coh muy bha nụ n’câi vêy bơr đhi noo ma mông. Muy t’ngay, vêy bơr dic điêl tơợ lơơng tươc, zươc pa đhêy bêch muy dum. Đong căh vêy râu rí, bơr đhi noo đhưh pay pr’lêp cr’đêê bhrợ đhị a nhi dic điêl t’mooi bêch. M’pâng ha dum, đha đhi n’jưih r’ngheh, lêy đhị bhr’lêp cr’đêê năc bơr p’nong ca xănh xooc gun. K’pân, đha đhi looch t’bêch. N’đhang tươc ra diu, căh bơơn lêy ca xanh, năc muy a nhi dic điêl t’mooi a năm.

  L’lăm bêl dưr lươt. Ca điêl pay coh chđhung muy cr’liêng a lui lâng moon bơr đhi noo lươt choh lâng p’too moon: 3 t’ngay tươc a lui ch’măt năc zư x’mir pa liêm. 6 t’ngay vaih pô, 9 t’ngay boong p’lêê lâng tươc t’ngay 12, plêêng boo ngân năc lươt pêêh a lui. Ha dang đac dưr nong ga măc năc bơr đhi noo văr  boọng coh p;lêê a lui lâng tơt đhị đêêc. Boop p’too âng ma nưih t’mooi la lua, muy g’luh mr’nghi dưr vaih bhrợ pa clêch vel bhươl, đong xang, năc đhêêng dzợ bơr đhi noo ma mông. Pêê t’ngay đac xrêệ, bơr đhi noo lươt prang zâp ooy chơơc c’bhuh xoọng, vel ma nang. Tươc ooy, toọm k’ruung, n’loong n’cuông zêng ơơi: “ Căh dzợ ngai, bơr nhi đhi noo ăt đh’rưah bhrợ dic điêl”. Căh tộ, bơr đhi noo dzoọng đhị bơr n’đăh da ding, 3 chu p’tộ 3 râu đoọng lêy loom plêêng.

G’luh tr’nơơp bơr n’đăh  ha vât a pâ, bơr a pậ moot glăp muy ooy. G’luh bơr, muy n’đăh glâm c’cọ đhêl. Bơr c’cọ đhêl tơợ mị n’đăh da ding chô lô t’têêt muy ooy. G’luh pêê, na noo đil k’đhơợng za rum, đha đhi k’đhơợng k’paih. Muy ngai muy n’đăh da ding xang năc ha vât za rum lâng k’paih chô muy ooy. Choom chrih, k’paih  crêê ta ca xic ooy boọng za rum. Tơợ đêêc, bơr a nhi dưr vaih dic điêl, n’niên vaih ma nưih Pu Péo.“Bơr đhi noo dưr vaih dic điêl. Na noo  ăt k’đhap, n’niên muy c’cọ lêệ vuông. Bơr a nhi pay cha chooh, xang n’năc lươt m’pêế lơi. Ra diu m’muy, đợ lêệ ha tộ đhị ooy, đhị đêêc vêy ma nưih, vêy đong. Bơr a nhi da dông, pr’zươc đâc ooy plêêng. Na noo da dô, năc lươt bêl t’ngay. Đha đhi năc lươt bêl ha dum. Lươt t’ngay năc k’chit năc na noo ăt k’đhơợng muy pó za zum. Ngai  ta liing lêy a moó pay za rum tăc măt. Nâu câi, măt t’ngay a hêê ta liing lêy măt t’ngay clă măt pril căh choom la lêy. Ha dợ bh’rương lươt ha dum zâp ngai công choom lêy.”

Tươc nâu câi, t’cooh Tráng Mìn Hồ coh vel Chúng Chải, chr’val Phó Là, chr’hoong Đồn Văn, Hà Giang công dzợ hay ghit t’ruih ooy ma nưih Pu Péo âng t’cooh buôn xơợng apêê t’cooh truih bêl tứi. t’ruh n’năc xay moon râu dưr vaih âng măt t’ngaym măt bh’rương âng ma nưih Pu Péo, công năc boop p’too moon ca coon cha chau căh choom ha vil đhr’niêng bhuôih plêê a lui âng ma nưih Pu Péo.“Bhuôih t’ngay tết, t’ngaybhiêc bhan năc choom đươi. Ha dum 30 xría c’moo, t’ngay 1 tơơp c’moo lâng tr’cuôl c’xêê 1.  Cha tr’cuôl c’xêê 7, c’xêê 9 năc zêng đươi a lui lưch.”

Công tơợ t’ruih n’năc ma nưih Pu Péo bêl bhuôih buôn var muy boọng coh p’lêê a lui đoọng hay tươc tô gộ. Lâng apêê đoo zâp bêl công ra pă ch’na coh a pâ cr’đêê bêl bh’bhuôih.

Ma nưih Pu Péo ta luôn moon coh hoọng k’tiêc n’nâu zâp râu zêng vêy r’vaih. Tơợ n’loong, toọm k’ruung, k’tiêc k’buynh, acoon ma nưih, a đhăh dzăm... zêng vêy r’vai, vaih a bhuy zư lêy. Râu đâu pa căh ghit coh đhr’nong đong âng ma nưih Pu Péo. Coh zâp đhr’nong đong k’tiêc âng đay, ma nưih Pu Péo buôn bhrợ 3 – 5 gian. Tợơ p’loọng bhlâng bh’dzang moot, coh gian m’pâng c’la dong bhuôih plêêng k’tiêc, n’đăh gian a toọm vêy bhuôih a bhô dang lâng n’đăh gian a đai đhị vêy ta pêêh, c’la đong bhuôih a bhô ta pêêh. Ta pêêh, ma nưih Pu Péo đươi bêệ cha gang đoọng z’zêệ, ơ ăp. Tu apêê đoo moon vêy a bhô zư lêy, tu cơnh đêêc n’đhơ căh vêy pa pan bhuôih la lay nđhang zâp bêl bhiêc bhan ga măc coh c’moo, ma nưih Pu Péo ta luôn bhrợ đhrniêng bhuôih a bhô ta pêêh lâng điêng toọn:“T’ngay Tết, t’ngay bhiêc bhan, 30, t’ngay 1 lâng tr’cuôl cha tết năc prih ta pêêh pa liêm. T’ngay 1 tơơp c’moo căh choom đoọng tân toh đac ooy ta pêêh. Apêê t’cooh moon, ha dang đơc đac tân toh ooy ta pêêh năc lươt zâp ooy buôn lum boo, choh a bhoo, ha roo năc công buôn crêê boo bhrợ pa xrăh.”

  Đhị m’pâng đong ma nưih Pu Péo ta luôn vêy bơr t’noọl bhlâng. Bơr bêệ t’noọl đong n’nâu pa căh đoọng ha ma nưih k’điêl lâng k’dic coh pr’loọng đong. T’ngay 30 Tết lâng t’ngay 1 tơơp c’moo t’mêê, c’la đong zêng choom vêy c’bat trà,  thẻ hương bhuôih bơr t’noọl đoọng ca văr têêm ngăn. Dhị apêê t’noọl đhêl xơơl coh n’dup p’loọng buôn đha nuôr cooch booc apêê a tưch a đha, t’rí c’rooc. T’cooh Tráng Mìn Hồ moon, cooch coh đêêc đoọng a bhô p’loọng zư đơc, băn a coon n’hâu công choom dưr châc vaih.“Đhêl coh p’loọng n’nâu vêy bh’dưa, vêy a tưch, a đha năc pa căh ha bhô p’loọng n’nâu zư đơc bh’năn băn âng pr’loọng đong.”

  Công năc tơơp đhr’niêng: Pr’ăt tr’mông acoon ma nưih vêy têêm ngăn  căh năc đươi vêy a bhô dang zư lêy tu cơnh đêêc bhuôih a bhô ta pêêh ma nưih Pu Péo vêy bhuôih plêêng – k’tiêc lâng a bhô dang.“Tu, acoon ma nưih coh đâu công choom vêy plêêng, vêy k’tiêc năc vêy choom bhrợ cha, năc a đay choom bhuôih a bhô dang lâng plêêng k’tiêc. Acoon ma nưih hêê n’đhơ bhriêl choom mơ ooy n’đhang plêêng căh boo năc a hêê công căh choom bhrợ têng. Vêy ca conh ca căn, vêy đong  năc vêy choom bhrợ cha./.”

 

Nét đẹp trong văn hóa người Pu Péo

                             Lâm Thanh/VOV4

Người Pu Péo ở Hà Giang chỉ có hơn 600 người, sống chủ yếu tại các xã: Phố Là thuộc huyện Đồng Văn; xã Sủng Tráng, Phú Lũng của huyện Yên Minh; và xã Yên Cường của huyện Bắc Mê. Nhiều nét đẹp của người Pu Péo cho đến nay vẫn được trao truyền qua nhiều thế hệ.

Người Pu Péo được biết đến là một trong những cư dân sinh sống lâu đời ở vùng cao cực bắc Hà Giang. Họ được xem là những cư dân đầu tiên khai phá mảnh đất hiểm trở này. Bằng chứng là hiện nay, trong các bài cúng của người Mông, người Cờ Lao, khi khai nương, phá ruộng để làm nương mới, bao giờ họ cũng cúng những cư dân thuở trước, trong đó có tên của người Pu Péo. 

Theo truyền thuyết của người Pu Péo, ngày xưa, trong một xóm nọ có hai chị em sinh sống. Một hôm, có hai vợ chồng khách lạ qua đường, xin trú chân qua đêm. Nhà không có gì, hai chị em bèn lấy mẹt tre làm chỗ cho hai vợ chồng khách ngủ. Nửa đêm, người em trai thức giấc, nhìn thấy trên mẹt tre là hai con rắn đang nằm. Sợ hãi, người em bèn lặng lẽ đi nằm. Nhưng sáng ra, chẳng thấy rắn đâu, mà chỉ có hai vợ chồng người khách nọ.

Trước khi từ biệt, người vợ bèn lấy từ trong túi một hạt bầu bảo hai chị em đem đi gieo và dặn: 3 ngày tới cây lên thì đi chăm sóc. 6 ngày cây ra hoa, 9 ngày cây có quả và đến ngày thứ 12, trời mưa to thì đi hái bầu về. Nếu nước lớn hai chị em hãy đục một lỗ trên quả bầu và ngồi vào đó. Lời dặn dò của người khách lạ ứng nghiệm, một trận đại hồng thủy xảy ra nhấn chìm bản làng, nhà cửa, chỉ có hai chị em sống sót. Ba ngày nước rút, hai chị em đi khắp nơi tìm người thân, xóm làng. Đến đâu, sông suối, cây cối đều trả lời: “không còn ai cả, hai chị em phải làm vợ chồng thôi”. Không đồng ý, hai chị em bèn đứng ở hai bên núi, 3 lần thả 3 vật để đoán ý trời.

Lần thứ nhất hai bên tung mẹt, mẹt vừa khít với nhau. Lần thứ hai, mỗi bên thả cối đá. Hai cối đá từ hai bên núi lăn lại xếp vừa vặn bên nhau. Lần thứ ba, người chị cầm kim, người em cầm chỉ. Mỗi người một đầu núi rồi tung kim, chỉ về phía đối phương. Lạ thay, sợi chỉ luồn qua ngay lỗ kim. Từ đó, hai người trở thành vợ chồng, sinh ra người Pu Péo."Hai chị em thành vợ, thành chồng. Người chị mang bầu, sinh ra một miếng thịt vuông. Hai người bèn băm nhỏ, rồi đem đi vứt. Sáng hôm sau, miếng thịt rơi chỗ nào, chỗ ấy thành người, thành nhà. Hai người xấu hổ, bèn kéo nhau đi lên trời. Người chị xấu hổ, bèn đi ban ngày. Người em đi ban đêm. Đi ban ngày sợ xấu hổ thì chị cứ cầm một bó kim. Ai mà nhìn lên thì chị có thể lấy kim chọc mắt. Bây giờ, mặt trời mình nhìn lên mặt trời chói mắt không thể nhìn được. Cái ông trăng đi ban đêm ai cũng nhìn thấy". 

Cho đến giờ, ông Tráng Mìn Hồ ở thôn Chúng Chải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang vẫn nhớ như in câu chuyện về người Pu Péo mà ông vẫn thường được nghe các cụ kể lại từ ngày còn bé. Câu chuyện ấy lý giải sự ra đời của mặt trời, mặt trăng của người Pu Péo, cũng là lời nhắc nhở cho con cháu không bao giờ được quên tục thờ quả bầu của người Pu Péo. "Cúng ngày tết, ngày lễ phải dùng. Tối 30 cuối năm, mùng một đầu năm với lại ăn rằm 15 tháng 1. Ăn rằm tháng 7, ăn rằm tháng 9 dùng quả bầu mà".

Cũng từ câu chuyện ấy mà người Pu Péo khi cúng lễ luôn đục một lỗ trên quả bầu để tưởng nhớ đến tổ tiên thoát nạn đại hồng thủy. Và họ bao giờ cũng bày thức ăn trên chiếc mẹt tre khi hành lễ.

  Người Pu Péo luôn tin trên thế giới này vạn vật đều có linh hồn. Từ cây cối, sông suối, đất đai, con người, loài vật… đều có hồn trú ngụ, có thần bảo trợ. Điều này thể hiện rõ nét ở ngôi nhà của người Pu Péo. Trong mỗi ngôi nhà đất truyền thống, người Pu Péo thường làm 3 – 5 gian. Từ cửa chính bước vào, ở gian giữa gia chủ thờ thiên địa, cạnh gian bên phải có thờ tổ tiên và cạnh gian bên trái nơi có bếp lò, gia chủ có thờ thần bếp. Bếp này, người Pu Péo dùng chiếc kiềng để nấu cơm, đun nước. Vì quan niệm có thần ngự trị, nên dù không có bàn thờ riêng nhưng những dịp lễ lớn trong năm, người Pu Péo luôn làm lễ cúng thần bếp và giữ kiêng kỵ."Ngày tết, ngày lễ, 30, mùng một với ngày 15 ăn tết thì quét cái bếp lò cho sạch. Ngày mùng một đầu năm không để nước lên trên mặt lò. Các cụ bảo là nếu mà để nước dính trên mặt bếp lò đi đâu thường hay bị mưa, trồng ngô các thứ thì hay bị mưa". 

Ở vị trí giữa nhà người Pu Péo luôn có hai cột chính. Hai chiếc cột nhà này tượng trưng cho người vợ và người chồng trong gia đình. Hôm 30 Tết và ngày mùng Một đầu năm mới, gia chủ đều phải có chén trà, thẻ hương cúng hai cột này để cầu bình an. Tại các cột đá kê dưới chân cửa thường được bà con khắc hình các loại gia cầm, gia súc. Ông Tráng Mìn Hồ bảo, khắc lên đó để thần cửa bảo hộ, nuôi con gì cũng được sinh sôi, phát tài."Cái đá ở cửa này nó có hình con rồng, hình con gà, hình con ngan nó tượng trưng cho thần cửa này bảo vệ gia súc, gia cầm của gia đình mình".

Cũng bắt nguồn từ quan niệm: cuộc sống con người có bình an hay không là nhờ các vị thần và tổ tiên che chở nên ngoài thờ thần bếp người Pu Péo có thờ thiên - địa và thờ tổ tiên."Bởi vì, con người ở đâu cũng phải có trời, có đất thì mới làm được ăn thì mình phải thờ thiên và thờ địa. Con người dù mình giỏi đến mấy nhưng trời không mưa thì mình cũng không thể làm được. Có bố, có mẹ, có nhà mới làm được ăn"./.

Ảnh: Báo Tuyên Quang

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC