Tợơp c’xêê 7, đhr’nong đong k’tứi âng a moó H’Yar Kbuôr (buôn đớc nắc A mí Ru Mi), ặt đhị vel Kla, chr’val Drai Sáp, chr’hoong Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk dưr bhui har lâh bêl k’bhuh k’rong bhrợ têng tước đong amoó cher đoọng lâng ra lắp, pa choom đươi dua máy vắt sổ. Nâu đoo nắc hun pr’hêl âng cha ner khuyến khich vêy đh’nớc “ươm mầm” âng a moó H’Yar bơơn zươi bêl ting pâh tr’thi pân đil tợơp bhrợ têng cha c’moo 2021 âng K’bhuh pân đil tỉnh Đắk Lắk bhrợ têng. Pa căn Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Chủ tịch K’bhuh pân đil tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban bhrợ têng tr’thi đoọng năl, Ban bhrợ têng xay moon dal chr’năp dự án âng a moó H’Yar căh muy bh’nơơn liêm lâng rau ta nih âng pr’đươi, nắc dzợ rau pa zay lưch loom âng a moó bêl ting pâh tr’thi: “Bấc thí sinh nắc ma nuyh ta bhuch da dô, manuyh acoon coh, manuyh khuych goo cung ting pâh thi, đơơng chr’năp văn hoá âng acoon coh đay ting pâh thi, pa căh rau cr’noọ pr’chăp ta nih liêm rơơm đoọng dự án cung cơnh pr’đươi âng đay bơơn pa câl coh bấc thị trường lâng tệêm ngăn coh đhr’năng ha dưr coh ha y chroo.”
Đhị đhiêr chung kết tr’thi, đh’rưah lâng cha ner ơy bơơn, a moó H’Yar dzợ pa tệêt lâng apêê doanh nghiệp lâng vêy bơơn ta bhưah zr’lụ bhrợ têng, pa dưr dal bh’nơơn a din. Ting cơnh a noo Phạm Thanh Tuấn, ma nuyh bhrợ t’vaih Công ty xã hội Bồ Công anh, ma nuyh coh hội đồng giám khảo tr’thi, dự án âng a moó H’Yar nắc bơơn zooi bhrợ kiêr ting cơnh t’nooi bhrợ têng tước pa câl. Lâng bh’rợ nắc pr’đươi ta bhrợ têng bơơn pa đăn lâng thị trường, zooi a moó H’Yar choom ma mông lâng bh’rợ tr’nêng lâng bấc lâh mơ nắc choom pa tệêt lâng apêê a noo a moó đhị vel đong lơơng vaih nắc tổ bhrợ têng, t’vaih bhiệc bhrợ đoọng bấc ha pêê choom t’taanh lơơng: “Ban tổ chức pa tệêt lâng apêê đong k’rong bhrợ zooi đoọng a moó pr’đươi bhrợ têng lâng k’rong câl bh’nơơn bh’rợ ơy ta bhrợ têng liêm xang. Lâng bêl k’rong câl lưch bh’nơơn bh’rợ, căh dáp âng zên k’rong bhrợ nắc cr’van năc đoo chô a moó H’Yar. A zi nắc gr’họot moon đh’rưah bhrợ têng lâng zooi apêê a moó, pazêng ngai pâh taanh a din lơơng, apêê choom ma mông lâng bh’rợ tr’nêng nâu lalăm. Tợơ bhiệc apêê ơy t’vaih bh’nơơn, a zi k’rong pr’đươi bhrợ têng, k’rong câl lâng pa câl bh’nơơn bh’rợ đoọng ha pêê, t’vaih pr’đhang t’mêê liêm crêê cơnh lâng đhr’năng xoọc đâu.”
Ting cơnh a moó H’Mên Apuôr, Phó Chủ tịch Hội pân đil chr’val Drai Sáp, chr’hoong Krông Ana truih, đhơ khuych dzung tợơ bêl a đoo crêê k’hir bại liệt tợơ bêl dzợ k’tứi ha dợ H’Yar ta luôn pa zay coh pr’ặt tr’mông. Bêl vêy chr’val, chr’hoong bhrợ tr’thi nắc a moó zêng ting zước pâh taanh a din lâng bơơn cha ner dal. A Moó dzợ ting pa choom taanh a din âng apêê lớp k’bhuh pân đil t’vaih, thậm chí nắc dzợ k’dua pa choom đhị chr’hoong Buôn Đôn. A moó H’Yar cung nắc muy coh đợ m’bứi ma nuyh năl bấc xr’xrặ coh a din âng ma nuyh Êđê lâng tự têy a đay taanh bhrợ ghit liêm pa bhlầng. A moó nắc dzợ vêy za hai choom ih lâng tự bhrợ tiệm I’ih k’tứi coh đong động t’bơơn zên t’mông c’la đay lâng pr’loọng đong: “A zi lêy đhơ ng’khuych dzung ha dợ a moó H’Yar pa zay lưch c’rơ âng đoo coh zập bh’rợ a đoo bhrợ. Tr’mông tr’meh âng a moó cung zr’năh bhlầng bêl vêy 1 p’nong ca coon ha dợ muy a đoo băn. Đhơ khuych dzung têy ha dợ c’rơ pa zay âng a đoo lâh pân lơơng, a moó doó ngoọ tước g’nưm tợơ pân lơng.”
A moó H’Yar K’buôr pa prá, cơnh lâng a moó, taanh a din nắc rau chăp kiêng bhlầng đoọng pa tệêt rau chr’năp liêm tợơ a mế, a dich. Bêl 10 c’moo a moó nắc ơy kiêng lâng tự têy a đay taanh ta bẹ n’li, cha cech k’tứi, bha nặ. Căh mặ pa bhrợ cơnh apêê pr’zớc lơơng, a moó nắc câl bha ar chô pa choom ih đoọng ha đay vêy muy bh’rợ t’mông c’la đay. Dâng 25 c’moo hay, a moó nắc ơy t’vaih tiệm íh lâng bơơn đhanuôr tước pa ih. Tợơ lâh g’luh tr’thi, bh’nơơn pr’đươi âng a moó ơy bơơn bấc ngai năl tước lâng k’dua ih ting bấc lâh mơ. M’jưah lâng đếêc, rau gr’hoọt moon zooi pa dưr bhrợ têng tợơ apêê nắc ơy vêy bấc ngai zước câl, t’vaih pr’đươi t’mêê liêm. Đươi vêy cơnh đếêc, căh muy kinh tế nắc bhriêl choom âng a moó cung ting choom lâh mơ: “A cu yêm bhlầng loom, lâng pr’đươi bơơn apêê zooi đoọng t’mêê cơnh đâu, máy bhrợ lâng điện nắc ih đâh lâh, tợơ đâu zôi đoọng ha cu vêy bấc pr’đươi lâh, choom zooi apêê a moó lơơng. A cu cung rơơm vêy pa xoọng manuyh ting bhrợ, ting pâh coh đhr’năng bhrợ têng, t’vaih bh’nơơn pr’đươi liêm, choom t’’pâh 2 hội viên pân đil ting pâh nắc bhrợ đâh lâh, loon đợ mơ apêê k’dua ih.”
Đhơ khuych mị đăh dzung, a chắc căh lâh c’rơ liêm ha dợ lâng c’rơ tợơ loom đay, a moó H’Yar Kbuôr ơy pa zay coh pr’ặt tr’mông, t’vaih đoọng ha c’la đay muy bh’rợ đoọng choom t’mông pr’loọng đong. C’la a moó dzợ pa zay zư lêy bh’rợ taanh a din, cơnh pa chăm a din chroi k’rong ooy bh’rợ zư lêy chr’năp văn hoá âng acoon coh./.
Nghị lực khởi nghiệp của người phụ nữ Êđê khuyết tật
(H’Xíu- VOVTN)
Dù bị khuyết tật ở chân nhưng chị H'Yar Kbuôr, ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk vẫn luôn nỗ lực vươn lên, tự lực khởi nghiệp với nghề dệt thổ cẩm và may trang phục truyền thống. Chị còn tích cực tham gia các hoạt động do Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tổ chức, đứng lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm để gìn giữ truyền thống của dân tộc mình.
Một ngày đầu tháng 7, căn nhà nhỏ của chị H’Yar Kbuôr (thường gọi amí Ru Mi), ở buôn Kla, xã Drai Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk trở nên nhộn nhịp khi nhóm nhà đầu tư đến nhà chị để tặng và lắp đặt, hướng dẫn sử dụng chiếc máy vắt sổ. Đây chính là phần thưởng của Giải khuyến khích có tên là “ươm mầm”, mà chị H’Yar đạt được khi tham gia cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo năm 2021 do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết, Ban Tổ chức đánh giá cao dự án của chị H’Yar không chỉ vì chất lượng và tính khả thi của sản phẩm, mà còn bởi sự nỗ lực và tâm huyết của cá nhân chị khi đến với cuộc thi: “Nhiều thí sinh ở đối tượng phụ nữ yếu thế trong xã hội, thí sinh là phụ nữ dân tộc thiểu số, thí sinh là người khuyết tật cũng đã mạnh dạn tự tin tham gia cuộc thi, gắn với các sản phẩm về bản sắc dân tộc của mình, thể hiện được ý tưởng, suy nghĩ, mong muốn để dự án cũng như sản phẩm của mình được chiếm lĩnh thị trường và ổn định trong quá trình phát triển sau này.”
Tại vòng chung kết cuộc thi, cùng với giải thưởng đạt được, chị H’Yar còn kết nối được với một số doanh nghiệp và có thêm cơ hội để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thổ cẩm. Theo anh Phạm Thanh Tuấn, người sáng lập Công ty xã hội Bồ công anh, thành viên hội đồng giám khảo cuộc thi, dự án của chị H’Yar sẽ được hỗ trợ dài hơi thành một chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Với mục tiêu là sản phẩm làm ra được tiếp cận gần hơn với thị trường, giúp chị H’Yar có thể sống với nghề và cao hơn là có thể kết nối với các chị em khác tại địa phương hình thành tổ sản xuất, tạo cơ hội việc làm cho thêm nhiều người dệt thổ cẩm khác: “Ban tổ chức kết nối với các nhà đầu tư hỗ trợ cho chị tư liệu sản xuất và các nguồn lực, thu mua các sản phẩm làm ra. Và khi thu mua hết sản phẩm, khấu hao hết giá trị đầu tư đó thì tài sản đó thuộc sở hữu của chị. chúng tôi cũng xin cam kết đồng hành và hỗ trợ không chỉ với chị mà những người phụ nữ dệt thổ cẩm khác, là cá nhân những người dệt thổ cẩm, họ phải sống được với nghề trước đã. Thông qua việc họ làm sản phẩm, chúng tôi đầu tư tư liệu sản xuất, thu mua tư liệu sản xuất và bán hàng giùm họ, thiết kế những mẫu sản phẩm trẻ trung phù hợp xu thế.”
Theo chị H’Mên Apuôr, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Drai Sáp, huyện Krông Ana kể, tuy bị tật ở chân do di chứng của trận sốt bại liệt từ ngày nhỏ nhưng chị H’Yar luôn lạc quan và có nhiều nỗ lực trong cuộc sống. Khi có các cuộc thi do xã, huyện tổ chức, chị đều đăng ký tham gia dệt thổ cẩm và giành nhiều giải cao. Chị còn tham gia truyền dạy nghề dệt qua các lớp do hội phụ nữ mở, thậm chí còn được mời đi dạy ở huyện Buôn Đôn. Chị H’Yar cũng là một trong số ít người biết nhiều loại họa tiết cổ của người Êđê, và tự tay dệt được các họa tiết rất sắc sảo. Chị còn rất khéo tay, biết cắt may trang phục và đã tự mở tiệm may nhỏ tại nhà để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình: “ Chúng tôi thấy rằng tuy bị tật ở chân nhưng chị H Yar có sự cố gắng và nỗ lực rất nhiều trong mọi việc. Cuộc sống của chị cũng rất vất vả khi làm mẹ đơn thân. Tuy chân tay không lành lặn như người bình thường nhưng nỗ lực của chị rất phi thường, chị không nề hà việc gì, không ỷ lại vào người khác mà tự lao động bằng công sức của bản thân.”
Chị H’Yar Kbuôr tâm sự, đối với chị, dệt thổ cẩm là sự đam mê tiếp nối truyền thống của bà và mẹ. Từ khi lên 10 tuổi chị đã yêu thích và muốn tự tay mình dệt ra những tấm váy áo, chăn địu. Không thể bắt kịp bạn bè đi chơi hay đi làm, chị quyết tâm mua sách vở mày mò học may để có cho mình một nghề tự nuôi sống bản thân. Cách đây gần 25 năm chị đã tự mở tiệm may và được nhiều bà con trong buôn ủng hộ, tìm đến may đồ. Sau cuộc thi, sản phẩm của chị đã được nhiều người biết đến hơn nên đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Cùng với đó, sự cam kết từ nhà đầu tư giúp chị có thêm nhiều đơn đặt hàng, sáng tạo ra sản phẩm mới. Nhờ vậy không chỉ kinh tế mà tay nghề cũng được cải thiện hơn: “Tôi cảm thấy rất là vui mừng, phấn khởi với thiết bị được đầu tư hiện đại hơn, máy chạy bằng điện nên sẽ có năng xuất hơn, từ đó giúp tôi làm được thêm nhiều sản phẩm, phát triển công việc của bản thân và có thể hỗ trợ thêm các chị em khác. Tôi cũng mong muốn có thêm người cùng cộng tác, hỗ trợ mình trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm, có thể thêm 2 hội viên phụ nữ cùng tham gia thì việc sản xuất sẽ nhanh hơn, đáp ứng kịp nhu cầu của khách thì số lượng đơn hàng sẽ nhiều hơn.”
Dù đôi chân không lành lặn, cơ thể không khỏe mạnh nhưng với ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan, chị H Yar Kbuôr đã cố gắng vươn lên trong cuộc sống, tạo cho mình một cái nghề để tự nuôi sống bản thân và gia đình. Bản thân chị còn nỗ lực duy trì nghề dệt thổ cẩm, cách tân trang phục thổ cẩm, góp phần vào việc gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc./.
Viết bình luận