Tợơ lang a hay, ma nuyh Thái bhoóc đhị Tây Bắc ơy choom taanh “cúp bửa”, vêy đhị đớc nắc “cúp tát”. Cúp nắc lip, bửa nắc n’năng vạc vạc. Nâu đoo nắc muy rau lip pơng chr’năp liêm lalay âng pân đil Thái bhoóc, lalay lâng lip âng đhanuôr đăh xuôi pa câl coh thị trường xoọc đâu, a đoo nắc cơnh muy rau pr’đươi căh choom căh vêy cơnh lâng pân đil Thái bhoóc đhị chr’hoong Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; Phong Thổ, Mường Tè, tỉnh Lai Châu; Mường Lay, tỉnh Điện Biên... Đhơ cơnh đếêc, nắc ếêh rau zập ngai cung choom taanh lip nâu, tu taanh k’đhap bhlầng, bấc clang, ma nuyh t’béch z’hai bhlầng vêy choom taanh. Lip nâu doó đâh hư, clang đăh nguôi taanh lâng c’rêê; vêy muy clang đăh c’loong bhrợ lâng jeh cram ơy chiêh k’tứi đoọng chọ pa nhâm apêê clang hi la tơơm c’rêê vaih muy bệê lip liêm, mâng. Lip nâu đươi prang ca c’moo cung doo choom hư, jân jéc. T’cooh Điêu Văn Minh, nghệ nhân ưu tú, ma nuyh năl ghit ooy văn hoá ma nuyh Thái đhị chr’val Mường Giàng, chr’hoong Quỳnh Nhai đọong năl:“A đhi a moó chô đong k’díc nắc vêy cher đoọng lip nâu, lâng muy bệê xỏng. Bêl cha ơh, lướt ha rêê, pâh xay xơ cung pơng lip nâu. Pa bhlầng nắc bêl căh dzợ ma mông, ma nuyh pân đil Thái vêy dông muy bệê lip đhị ping”.
Lang a hay, pân đil Thái bhoóc chăp bhlầng lip ty đanh âng acoon coh đay, lướt đhơ đhơ ooy cung đơơng. Ơy đươi xang nắc đớc pa liêm đhị ma bhuy chr’năp bhlầng coh đong ặt, nắc đhị pa pan bhuốih cáih a bhô dang âng pr’loọng đong. T’ngay đâu, coh thị trường vêy bấc rau lip ra pặ pa câl, tu cơnh đếêc cắh lâh bơơn lêy apêê a moó pơng lip nâu dzợ. Đhơ cơnh đếêc, đhị pazêng pr’loọng đong ma nuyh Thái bhoóc, zập pr’loọng dzợ zư đớc lip nâu, m’bứi bhlầng nắc cung vêy 1 bệê. Lip nâu n’leh bấc đhị apêê sân khấu, diễn văn nghệ. Chr’năp bhlầng nắc múa lip, đươi dua “cúp bửa” nắc rau đơ bhlầng, pa căh rau liêm cra âng pân đil Thái. Lâng đhị apêê cửa hàng pa câl pr’đươi ta bhrợ lâng c’rêê am cung vêy pa câl lip nâu. Pa căn Hoàng Thị Tiên, c’la cửa hàng pa câl pr’đươi ta bhrợ lâng c’rêê, am đhị phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La đọong năl: “ Cơnh lâng lip âng acoon coh Thái bhoóc, lang a hay nắc căh vêy lip bhrợ lâng a xậ đhir, a xậ trịa, nắc apêê t’cooh lêy taanh đoọng pơnhg đhị bêl pleng p’răng boo. Lip nâu lâh mơ pơng đhị pleng p’răng boo nắc nâu kêi apêê pân đil c’mor dzợ pay đoọng biểu diễn văn nghệ đhị apêê sân khấu, cung cơnh đhị bhiệc bhan nghệ thuật quần chúng, lâng nắc rau c’lẹ liêm cra bhlầng âng pân đil Thái bhoóc Tây Bắc”.
Prang chr’hoong Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La xọoc đâu nắc dzợ muy pa căn Hoàng Thị Đo, ặt đhị vel Bon, chr’val Mường Chiên choom taanh lâng zư liêm bh’rợ taanh “Cúp bửa”. P’loon đhị doó trơ, zập c’moo pa căn Đo taanh cung lâh 100 bệê lop, pa xoọng bh’nơơn bh’rợ đoọng ha pr’loọng đong. Pa căn Hoàng Thị Đo đọong năl:“A cu pa choom t’taanh tợơ dzợ p’niên c’mor. Bêl pay k’díc, vêy acoon nại nắc k’dic cu moọt ooy crâng jéh c’rêê lâng chiêh đơơng chô a cu taanh. Lạt oó trâm lâng đác, oó bha hur, pa goóh đhị t’pếêh, bhrợ cơnh đếêc buôn u tr’đeh, k’đhap taanh. Taanh tợơ ra diu tước ha dưm nắc vêy 2 bệê lip. Muy bệê lip pa câl 250 r’bhầu đồng, zập đoo c’moo cung vêy apêê k’bhuh văn nghệ tước zước câl”.
Pa căn Hoàng Thị Đo cung đớc cr’chăl pa choom cơnh đoọng taanh bhrợ đoọng ha lang acoon cha châu. A đoo cung đâh ting pa choom đoọng h’ngai vêy kiêng taanh lip nâu, lâng rơơm kiêng nắc “cúp bửa” âng acoon coh đay oó choom bil pât, dzợ ta zư đớc tợơ lang nâu tước lang tôh./.
“Cúp bửa” –Vẻ đẹp chiếc nón truyền thống
của phụ nữ Thái trắng Quỳnh Nhai
PV Tòng Anh
Với người phụ nữ Thái trắng xưa, “Cúp bửa”, tức chiếc nón truyền thống không chỉ là đồ vật giúp che nắng, che mưa, mà còn góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp riêng của họ. Vì thế, chị em ai đi đâu cũng mang theo chiếc nón. “Cúp bửa” khác gì so với những chiếc nón thông thường ? Bây giờ có được chị em phụ nữ Thái trắng dùng nữa hay không ? Bài viết của Đức Anh, phóng viên Đài TNVN đề cập vấn đề này:
Từ xa xưa, người Thái trắng ở Tây Bắc đã biết đan “cúp bửa”, có nơi gọi là “cúp tát”. Cúp chính là nón, bửa là cánh bướm. Đây là một loại nón đặc trưng của phụ nữ Thái trắng, khác với nón của đồng bào miền xuôi bày bán trên thị trường hiện nay, nó như một vật bất ly thân gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ Thái trắng ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; Phong Thổ, Mường Tè, tỉnh Lai Châu; Mường Lay, tỉnh Điện Biên... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đan loại nón này, vì rất khó đan, nhiều lớp, đòi hỏi người đan phải thật khéo tay, kiên trì, tỷ mỷ từ lúc chọn tre, vót tre, chẻ lạt, cho đến khi đan, hoàn thiện một chiếc nón theo yêu cầu. Loại nón này rất bền, lớp ngoài được đan từ lá cây mây ( tiếng Thái gọi là bằư bai) là một loại lá rất dai; có một lớp khung bên trong dùng thanh tre nhỏ uốn cong tạo thành để buộc, xiết chặt các lớp lá cây mây lại với nhau cho chiếc nón được kín, chắc chắn, mịn đẹp. Một chiếc nón có thể dùng cả năm trời không rách, không hỏng. Ông Điêu Văn Minh, nghệ nhân ưu tú, người am hiểu về văn hoá Thái ở xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai cho biết:“ Chị em khi đi nhà chồng thì cũng phải có chiếc nón bửa cho thì mới gọi là đi nhà chồng, và một cái ếp đeo ( tiếng Thái gọi là xỏng). Khi đi chơi, đi ruộng, đi nương, đi đám cưới, đám hiếu cũng thường đội chiếc nón truyền thống này. Đặc biệt khi chết đi, người phụ nữ Thái phải có một chiếc nón treo tại nhà mồ”.
Ngày xưa, phụ nữ Thái trắng rất trân trọng chiếc nón truyền thống của dân tộc mình, đi đâu cũng mang theo chiếc nón. Sau khi sử dụng, bà con cất giữ rất cẩn thận tại nơi linh thiêng nhất, đó là ở “ cọ hóng” tức là gian thờ cúng tổ tiên của gia đình. Khi chết cũng mang theo một chiếc nón treo tại nhà mồ. Ngày nay trên thị trường có nhiều chủng loại mũ nón, ô bày bán, nên rất ít khi nhìn thấy chị em đội nón bửa. Tuy nhiên, ở hầu hết các gia đình người Thái trắng, nhà ai cũng còn lưu giữ ít nhất một chiếc. Những chiếc nón truyền thống này xuất hiện nhiều trên các sân khấu, hội diễn văn nghệ quần chúng dân tộc. Đặc trưng nhất là điệu múa nón, với việc sử dụng “cúp bửa” là chủ đạo đã tôn thêm sự uyển chuyển, duyên dáng của người phụ nữ Thái. Và tại các cửa hàng bán sản phẩm mây tre đan thì vẫn thường bày bán mặt hàng này để phục vụ khách hàng. Bà Hoàng Thị Tiên, chủ cửa hàng bán sản phẩm tre mây đan tại phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La cho biết: “ Riêng cái nón của dân tộc Thái trắng, ngày xưa là không có nón lá cọ, nên các cụ tự đan để sử dụng, chủ yếu là để đội che nắng, che mưa. Chiếc nón ngoài tác dụng che nắng che mưa, bây giờ các thiếu nữ còn dùng để biểu diễn văn nghệ trên các sân khấu, cũng như hội thi hội diễn nghệ thuật quần chúng, và là nét đẹp duyên dáng riêng của phụ nữ Thái trắng Tây Bắc”.
Cả huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La hiện nay chỉ có bà Hoàng Thị Đo, ở bản Bon, xã Mường Chiên biết đan và giữ được nghề đan “Cúp bửa”. Tranh thủ lúc nhàn rỗi, bình quân mỗi năm bà Đo đan được trên dưới 100 cái nón, cũng thêm thắt thu nhập cho gia đình. Bà Hoàng Thị Đo cho biết:“ Tôi học đan lát từ hồi còn là thiếu nữ. Khi lấy chồng xây dựng gia đình, có con cái, thì chồng tôi là người vào rừng tìm cây tre giang về để tôi tự chẻ thành lạt, tự đan. Lạt không được ngâm nước, không được hong trên gác bếp, tránh lạt bị khô, dễ gãy, khó đan. Đan từ sáng đến tối chỉ được 2 cái nón. Mỗi chiếc nón bán được 250 ngàn đồng, năm nào cũng có các đội văn nghệ đến đặt hàng”.
Bà Hoàng Thị Đo cũng giành thời gian để truyền dạy cách đan nón cho con cháu. Bà cũng sẵn lòng truyền dạy cho ai yêu thích nghề đan nón này với mong ước giản dị là chiếc “cúp bửa” của dân tộc sẽ được gìn giữ mãi./.
Viết bình luận