Chr’va xa nul crâng ca coong
Thứ sáu, 15:28, 04/03/2022
Nghệ nhân Nhân dân Phạm Văn Sự coh chr’val Ba Vinh, chr’hoong da ding ca coong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi c’moo đâu 82 c’moo âi n’đhang âi vêy tươc 69 c’moo ăt ma mông lâng tr’coó xa nul acoon coh Hre. Ăt đhị ruuh c’moo tơợ a hay hăt ngai mă tươc, nghệ nhân Nhân dân Phạm Văn Sự công dzợ zâp t’ngay p’zay lâng xa nul n’jưl âng acoon coh đay. Công năc tu chăp kiêng tr’coó xa nul, năc coh đong t’cooh dôông bâc râu tr’coó xa nul bhrợ tơợ cr’đêê ra dzul. Cơnh lâng t’cooh Sự, tr’coó xa nul Hre cơnh năc đợ pr’zơc liêm ta nih ting a đoo toot lang.

Đhr’nong đong âng nghệ nhân Phạm Văn Sự ăt coh vel Nước Lui, chr’val Ba Vinh, chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ga lop pr’hoọm t’viêng tơơm cha p’lêê. Đhị ch’hêêr đong đh’rơơng, nghệ nhân Pham Văn Sự tơt cha ơh  apêê xa nul âng n’jưl Ra đoong. Nghệ nhân Phạm Văn Sự đoọng năl, coh c’moo ha nua, n’đhơ crêê cr’đơơng âng pr’luh cr’ay Covid-19, n’đhang đha nuôr vel ngai công t’bhlâng bhrợ cha tu cơnh đêêc râu zr’năh k’đhap công mă z’lâh, đơc đoọng ha pr’ăt tr’mông bhui har têêm ngăn. Xa nul n’jưl ting n’năc công dưr đơơr liêm pr’hay coh apêê t’ngay ha pruôt. Zâp râu coh loom luônh, t’cooh Sự zêng pa căh đhị xa nul n’jưl:“Bêệ n’jưl n’nâu bêl bhuôih abhô dang năc vêy choom piah. Ha dợ chiing pêê công cơnh đêêc, pooh bêl t’ngay bhiêc bhan ga măc. Ha dợ bêl vêy đhr’niêng pâh a bhuy năc căh vêy choom pay cha ơh.”

T’cooh Sự chăp kiêng tr’coó xa nul âng đha nuôr Hre tơợ tứi. Zâp bêl coh vel vêy bhiêc bhan, xa nul n’jưl, a luôt âng ca conh lâng apêê t’cooh t’ha coh vel dưr đơơr chr’va prang da ding ca coong, hr’luc lâng bhr’ươr ca choi, ca lêu bhrợ ha t’cooh chăp kiêng căh cơnh. Năc tu chăp kiêng xa nul n’jưl, bêl 13 c’moo, t’cooh ting ca conh đay moot ooy crâng têch ra dzul cr’đêê pa choom bhrợ tr’coó xa nul. Tr’nơơp công lum zr’năh k’đhap n’đhang đhị tr’pang têy z’hai g’lăng âng đay, r’dợ n’jeh cr’đêê ra dzul công dưr vaih đợ bêệ n’jưl Vroac, Karâu, Ta lía, Chingkala. Tươc bêl 16, 17 c’moo, t’cooh âi choom piah n’jưl ha pêê a moó, a đhi hat ca lêu, ca choi. Đhị lâh muy cr’chăl, zâp bêl bhiêc bhan căh câ  tết tươc, ha pruôt chô, n’đhơ năc đâc ooy ha rêê, nghệ nhân Phạm Văn Sự zêng k’tiêu đơơng apêê tr’coó xa nul n’nâu ting a đay, đoọng pa căh loom:“Acu ting a bhươp moot ooy crâng bhơi, lêy a bhươp têch n’hâu acu têch râu đêêc. Chô ooy đong, lêy a bhươp bhrợ năc acu ting pa choom bhrợ. Tươc nâu câi công đanh ă. Apêê n’jưl Vroac, Rađoong, Ta lía, Karâu, Vin Bút, Ching kala moon năc công z’zăng âh. Cha ơh apêê n’nâu năc u buôn, n’đhang bhrợ têng năc k’đhap.”

Đha nuôr Hre vêy bâc râu tr’coó xa nul n’đhang t’cooh Sự kiêng bhlâng năc n’jưl Rađoong. N’đhơ năc đhêêng vêy muy n’jeh a ngoọn n’đhang zâp bêl oot, xa nul dưr đơơr liêm changoor, bhrợ ha ma nưih xơợng loom luônh hânghil xang muy t’ngay pa bhrợ ga lêêh k’bao. Công tu chăp kiêng n’jưl tu cơnh đêêc, lươt zâp ooy t’cooh Sự công k’tiêu đơơng n’jưl. Bêl dzợ lươt bộ đội, coh balô âng t’cooh zâp bêl công vêy a luôt ta lía, n’jưl Vroac căh câ n’jưl rađoong. Xang bâc t’ngay pa bhrợ ta têng ga lêêh ga lêêng, bêl doó râu trơ năc t’cooh pay n’jưl tơt piah:“Bêl chiến tranh lươt zêl pruh a râp, năc bêệ Vroac đơc coh doanh trại. Óo tơơp căh ma mông, ha dang dzợ ma mông zâp bêl chô tươc acu công pay piah. Căh mă tr’lêêh lâng n’jưl Vroac, ra đoong. Tươc nâu câi năc ăt piah cha ơh.”

Xang t’ngay giải phóng, pr’ăt tr’mông lum bâc râu zr’năh k’đhap n’đhang zâp t’ngay t’cooh Sự công mr’hal đhị n’jưl âng đay. Đoọng vêy bơơn tr’coó xa nul pr’hay, t’cooh năc moot ooy crâng bhơi chơơc lêy ra dzul, cr’đêê đoọng chô bhrợ têng. Chăp kiêng năc cơnh, n’đhang nghệ nhân Phạm Văn Sự công xơợng ta u loom tu đha đhâm c’mâr coh vel căh ngai kiêng cha ơh tr’coó xa nul acoon coh đay, căh kiêng bhr’ươr ca lêu, ca choi cơnh l’lăm dzợ. Căh kiêng chr’năp văn hóa âng acoon coh đay crêê bil pât, t’cooh p’zay p’too moon đha đhâm c’mâr âng vel tươc đong pa choom đoọng ng’cơnh bhrợ têng lâng cha ơh apêê tr’coó xa nul. Bâc c’moo ha nua, chr’hoong Ba Tơ p’ghit zư lêy văn hóa âng đha nuôr Hre tu cơnh đêêc bhrợ t’vaih apêê lơp pa choom đoọng tr’cóo xa nul, pr’hat pr’múa ha lang p’niên, nghệ nhân Phạm Văn Sự dưr vaih ma nưih pa choom đoọng lưch loom ha pêê học viên:“Nâu câi nhà nước bhrợ t’vaih lớp pa choom đoọng ha đha đhâm c’mâr, học sinh. Nâu câi lêy zâp ngai công kiêng. Moon bhlâng năc a cu p’zay pa choom đọong, brương tr’nu doó choom bil pât tu dzợ lang p’niên dzư đơc. Năc đoo râu âng cu rơơm kiêng.”

Ting Phó trưởng phòng Văn hóa – Thông tin chr’hoong Ba Tơ Lê Cao Đỉnh, Nghệ nhân Phạm Văn Sự ting bơơn hâng hơnh đơơng âng cr’liêng pr’hat tươc lâng Vel Văn hóa zâp acoon coh Việt Nam coh Hà Nội. Đươi vêy bâc râu chroi đoọng ha bh’rợ zư đơc lâng pa dưr c’leh văn hóa âng ma nưih Hre, c’moo 2015, t’cooh bơơn Chủ tịch nước đoọng Nghệ nhân ưu tú. Tươc c’moo 2019, t’cooh năc bơơn phong tặng Nghệ nhân Nhân dân coh bh’rợ zư đơc c’kir văn hóa phi vật thể. Đươi vêy t’cooh Sự năc apêê bhr’ươr pr’hat, cơnh bhrợ têng tr’coó xa nul bơơn zư đơc lâng pa dưr. T’cooh Lê Cao Đỉnh Phó trưởng phòng Văn hóa- thông tin chr’hoong Ba Tơ moon:“Pa choom đoọng ha lang p’niên năc choom moon râu ga măc bhlâng năc âng ava Sự coh đêêc. Xooc đâu, âi t’cooh đhur, n’đhang ava công dzợ t’bhlâng zư đơc lâng pa choom đoọng apêê tr’coó xa nul acoon coh. Bâc lang p’niên nâu câi căh muy coh chr’val Ba Vinh năc apêê chr’val, thị trấn vêy đha nuôr acoon coh ăt ma mông công choom bhrợ têng râu đâu.”

Đha nuôr acoon coh Hre vêy 7 râu n’jưl năc nghệ nhân Phạm Văn Sự coh chr’val Ba Vinh, chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi choom bhrợ têng pa zêng 7 râu. Cơnh lâng t’cooh, zâp râu tr’coó xa nul năc muy râu hâng hơnh âng acoon coh đay. Ăt đhị ruuh c’moo tơợ a hay căh bool, t’cooh căh muy chăp kiêng đươi dua tr’coó xa nul năc dzợ chroi đoọng c’rơ xay truih, đơc xa nul n’jưl Hre ăt chr’va prang da ding ca coong Ba Tơ./.

ÂM VANG ĐẠI NGÀN

                                  CTV Xuân Yến

Nghệ nhân Nhân dân Phạm Văn Sự ở xã Ba Vinh, huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi năm nay 82 tuổi nhưng đã có đến 69 năm gắn bó với các loại nhạc cụ của dân tộc Hre. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, nghệ nhân Nhân dân Phạm Văn Sự vẫn ngày ngày say sưa với tiếng đàn của dân tộc mình. Cũng vì yêu quý nhạc cụ, mà trong nhà ông treo rất nhiều loại đàn làm từ tre, nứa. Với ông Sự, nhạc cụ Hre như những người bạn tâm tình theo ông suốt cuộc đời.

Ngôi nhà của nghệ nhân Phạm Văn Sự ở thôn Nước Lui, xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi phủ màu xanh cây trái. Dưới hiên nhà sàn, nghệ nhân Phạm Văn Sự say sưa chơi những điệu nhạc của đàn Ra đoong. Nghệ nhân Phạm Văn Sự cho biết, trong năm qua, dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng dân làng ai cũng cố gắng làm ăn nên khó khăn rồi cũng qua đi, nhường chỗ cho cuộc sống bình yên nơi xóm nhỏ. Tiếng đàn theo đó cũng reo vui trong những ngày xuân sang. Niềm vui, nỗi buồn, ông Sự đều trải lòng mình qua tiếng đàn: “Cái đàn này khi cúng ông bà mình đánh thì được. Cái chiêng ba cũng thế, chơi trong cái ngày giỗ nề, ngày ăn lúa mới nề. Còn khi có đám chết thì hổng chơi.”

Ông Sự say mê nhạc cụ của đồng bào Hre từ nhỏ. Mỗi khi trong làng có lễ hội, tiếng đàn, tiếng sáo của cha và các già làng ngân vang khắp núi rừng, hòa quyện cùng làn điệu ta choi, ta lêu khiến ông say đắm. Cũng vì mê tiếng đàn, năm 13 tuổi, ông theo cha mình vào rừng lấy tre nứa tập tành chế tác nhạc cụ. Lúc đầu cũng gặp khó khăn nhưng qua bàn tay khéo léo của mình, dần dần thân tre, nứa cũng trở thành những chiếc đàn Vroác, Ka râu, Ta lía, Chingkala. Đến năm 16,17 tuổi, ông đã biết đánh đàn cho các chị, các em hát Ta lêu, Ca choi. Qua thời gian, mỗi dịp lễ hội hay Tết đến, Xuân về hay lên rẫy, lên nương, nghệ nhân Phạm Văn Sự đều mang các loại nhạc cụ này góp vui, để trải lòng mình: “Theo ông đi vô núi, thấy ông chặt cái nào mình chặt cái đó. Về nhà xem ông làm thì bắt chước làm theo. Đến bây giờ cũng lâu rồi. Các loại đàn Vroác nề, đàn Ra đoong, Ta lía nề, đàn Ka râu, Vin Bút, Chinh kala nề gọi là tương đối. Đánh cái này nó dễ, chế tác nó mới khó.”

Đồng bào H'rê có nhiều loại nhạc cụ nhưng ông Sự thích nhất là đàn Ra đoang. Dù chỉ có một dây nhưng mỗi khi kéo lên, tiếng đàn nghe du dương, trong trẻo, khiến lòng người thảnh thơi sau một ngày lao động vất vả. Cũng vì mê đàn nên đi đâu ông Sự cũng mang đàn theo bên mình. Thời còn đi bộ đội, trong balô của ông lúc nào cũng có chiếc sáo Ta lía, đàn Vroác hay đàn Ra đoong. Sau những ngày huấn luyện mệt nhọc hay những chuyến hành quân dài ngày, lúc rảnh rỗi ông lại mang đàn ra gảy rồi thả hồn theo từng giai điệu du dương: “Hồi chiến tranh đi đánh trận, đánh địch thì cây đàn Vroác để loại doanh trại. Lở chết thì thôi còn sống thì khi nào về mình dùng lại. Như vậy là không tách rời đàn Vroác, đàn Ra đoong nề. Đến bây giờ là dùng miết.”

Sau ngày giải phóng, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng ngày ngày ông Sự vẫn vui bên tiếng đàn của mình. Để có được nhạc cụ hay, ông phải lặn lội vào rừng sâu tìm nguyên liệu về chế tác. Đam mê là vậy nhưng nghệ nhân Phạm Văn Sự vẫn cảm thấy buồn vì thanh niên trong làng không còn thích chơi nhạc cụ dân tộc, không mê điệu ka lêu, ca choi như trước nữa. Không muốn giá trị văn hóa của dân tộc mình bị mai một, ông kiên trì vận động thanh niên của làng đến nhà truyền dạy cách chế tác và chơi các loại nhạc cụ. Những năm qua, huyện Ba Tơ chú trọng bảo tồn văn hóa của đồng bào Hrê nên tổ chức mở các lớp tập huấn, truyền dạy nhạc cụ, dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ, nghệ nhân Phạm Văn Sự trở thành người thầy hướng dẫn, dạy bảo tận tình cho các học viên: “Bây giờ nhà nước mở lớp truyền dạy cho thanh niên, học sinh. Bây giờ thấy người nào cũng ưng. Cái tinh thần của mình, nói cho đúng là mình phải cố gắng truyền lại để mai này mất đi cũng còn lớp trẻ. Đó là điều tôi mong muốn nhất.”

Theo Phó trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Tơ Lê Cao Đỉnh, nghệ nhân Phạm Văn Sự từng được vinh dự mang lời ca, tiếng hát đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội. Nhờ có nhiều đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Hrê, năm 2015, ông được Chủ tịch Nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú. Đến năm 2019, ông lại được phong tặng Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Nhờ già Sự mà các làn điệu dân ca, cách chế tác nhạc cụ được giữ gìn và phát huy. Ông Lê Cao Đỉnh Phó trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Tơ nói: “Truyền lửa cho thế hệ trẻ thì phải nói cái công rất lớn của bác Sự trong đó. Hiện nay đã lớn tuổi nhưng bác vẫn còn tiếp tục lưu giữ rồi truyền đạt các nhạc cụ dân tộc. Phần lớn thế hệ trẻ bây giờ không chỉ ở xã Ba Vinh mà các xã, thị trấn có đồng bão dân tộc thiểu số sinh sống cũng biết thực hiện cái này.”

Đồng bào dân tộc Hrê có 7 loại đàn thì nghệ nhân Phạm Văn Sự ở xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi thành thạo cả 7. Với ông, mỗi loại nhạc cụ là một niềm tự hào của dân tộc mình. Ở tuổi xưa nay hiếm, ông không những say mê sử dụng nhạc cụ mà còn góp sức giới thiệu, truyền bá, để tiếng đàn Hre mãi ngân vang trên núi rừng Ba Tơ./.

    Ảnh: Báo Quảng Ngãi

 

                                               

 

 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC