Pr’ăt tr’mông âng đha nuôr Khơmú coh vel Thẩm Phé
Thứ sáu, 15:30, 01/04/2022
Acoon coh Khơmú năc muy coh bâc c’bhuh đha nuôr acoon coh ăt ma mông đanh đh’rưah lâng lâh 20 c’bhuh đhi noo acoon coh đhị k’tiêc Lai Châu. N’đhơ cơnh đêêc đợ đha nuôr năc hăt, ma mông da dooc lâng văn hóa ăt zâng bâc râu cr’đơơng âng ma nưih Thái n’đhang pr’ăt tr’mông văn hóa âng ma nưih Khơmú công năc muy c’bhuh liêm pr’hay choom bơơn ha âu đơc lâng pa dưr. Coh đêêc năc choom xay moon tươc bhr’ươr pr’hat pr’múa coh văn hóa âng đha nuôr Khơmú đhị vel Thẩm Phé, chr’val Mường Kim, chr’hoong Than Uyên.

 

Đh’rưah lâng c’leh liêm coh xa nâp, muy râu buôn bơơn lêy coh văn hóa âng đha nuôr Khơmú năc đoo apêê bh’rợ văn hóa vel bhươl, năc đoo pr’múa pr’hat. Dhị apêê pr’múa, đha nuôr Khơmú rơơm kiêng zâp ngai bhreh ca rơ, apêê ca văr đoọng hân noo bhrợ têng choor châc, boo crêê đhí liêm. Đh’rưah lâng công pa căh bh’rợ ăt ma mông bhlưa mơ pang ma nưih, ma nưih lâng plêêng k’tiêc crâng ca coong.

Apêê pr’múa âng đha nuôr Khơmú crêê tươc tín ngưỡng ca văr choor châc lâng cr’noọ cr’niêng ch’roonh zr’muông, râu t’bhlâng âng đha nuôr bêl z’lâh zr’năh k’đhap đoọng ma mông lâng dưr k’rơ. C’leh pr’hay la lay âng pr’múa Khơmú năc apêê bh’rợ buôn pa bhreh, r’rộ r’răm n’đhang công zăng pr’hay. Bêl pa căh apêê pr’múa, ma nưih múa pa căh râu bhreh k’rơ. Ma nưih múa cơnh ăt clâp loom lâng xa nul cha gâr, chiing ca dzriing. A moó Hoàng Thị Thu ăt coh vel Thẩm Phé, chr’val Mường Kim, chr’hoong Than Uyên, tỉnh Lai Châu, đoọng năl: “Năc đọong bhrợ pa dưr cớ c’leh văn hóa acoon coh Khơmú, vel Thẩm Phé bơơn Nhà nước k’rang k’rong bhrợ pa dưr muy c’bhuh văn nghệ pa zêng 14 cha năc, zâp tuần  c’bhuh pa choom 2 chu, mơ dzợ năc apêê đoo ma tự pa choom. Coh vel dzợ vêy apêê a dich, a bhươp dzợ pa choom đoọng pr’múa ha ca coon cha chau.”

Công cơnh bâc đha nuôr acoon coh n’lơơng, ma nưih Khơmú vêy c’bhuh tr’coó xa nul pa bhlâng bâc, coh đêêc vêy tươc 90% bơơn bhrợ tơợ apêê cram, ra dzul cơnh lâng xa nul pa bhlâng pr’hay. Dưr vaih tơợ muy pr’đươi pa bhrợ ta têng, z’lâh cr’chăl lịch sử lâng bhui har ha hat xa xul, đha nuôr Khơ mú âi pa xăr pr’đươi pr’dua pa bhrợ têng tơợ apêê n’jeh ra dzul dưr vaih tr’coó xa nul, năc đoo đao đao. Đao đao bơơn bhrợ tơợ muy n’jeh ra dzul, năc muy râu chăt vaih tơợ crâng ca coong ăt ma mông đh’rưah lâng đha nuôr Khơmú.

Đao đao vêy pậ tơợ 3-4 cm, dal 40-50cm lâng vêy 7 râu coh đêêc, ap zêng bha lâng đao, ga ning n’coo, boọng plong, n’tac, bơr boọng coh bha lang đao. Bh’rợ bhrợ đao đao lêy k’dâng năc u buôn, n’đhang đoọng vêy muy bêệ đao đao liêm năc apêê bhrợ lơi bâc c’rơ z’hai coh bh’rợ chơơih pay pr’đươi lâng bhrợ têng. Tu đao đao năc đhêêng muy n’jeh ra dzul a năm, n’đhang bhrợ năc k’đhap đhị t’vaih xa nul. Bêl plong, apêê đoo buôn đươi têy a tọom k’đhơợng n’đăh dup, k’păt n’đăh ping lâng tr’pang têy a đai đoọng bhrợ t’vaih xa nul. Pr’múa âng apêê đoo năc đơơng âng râu la lay âng đha nuôr bơơn bhrợ t’vaih tơợ xa nul âng tr’coó. Bêl múa lâng plong đao đao, đha nuôr dzợ đươi chiing lâng chagâr. T’cooh Hoàng Văn Tiến coh vel Thẩm Phé, chr’val Mường Kim, chr’hoong Than Uyên đoọng năl:“Ma nưih Khơmú tơợ a hay căh vêy tính tẩu, năc muy tr’coó ta bhrợ lâng ra dzul, cram a năm. Bêl đha đhâm k’đhơợng đao đao plong bêl c’mâr n’đil xooc bêch ha dum, dưr đơơr năc vêy bhrợ ha loom n’đil kiêng xơợng lâng r’ngheh đoọng ta hơ p’loọng đoọng a đoo đha đhâm moot.”

Tơợ cr’noọ đợ chr’năp âng văn hóa aconh a bhươp, coh bâc c’moo ha nua tơợ zâp ngai đha nuôr tươc cấp ủy, chính quyền tỉnh Lai Châu ta luôn chăp lêy bh’rợ zư đơc văn hóa âng ma nưih Khơmú, coh đêêc choom dap tươc apêê t’cooh vel, trưởng vel, ma nưih bâc ngai chăp coh đha nuôr Khơmú. T’cooh Vũ Văn Hùng, Trưởng phòng Văn hóa thông tin chr’hoong Than Uyên, tỉnh Lai Châu đoọng năl:“Cr’chăl ha nua, Phòng k’đươi cán bộ moot đoọng moot zooi đha nuôr vel bhươl bhrợ bhr’lâ đong xang, pa tơơi đha nuôr c’roọl tươc đhị ch’ngai, pa choom đoọng dha nuôr choh pô, tơơm cha năm đoọng bhrợ pa dưr vel đong liêm pr’hay lâng pa choom đoọng c’bhuh văn nghệ bhrợ đoọng ha t’mooi du lịch.”

Cơnh lâng c’leh văn hóa liêm bâc cơnh âng đha nuôrr Khơmú, vel Thẩm Phé, chr’val Mường Kim, chr’hoong Than Uyên, âi lâng xooc dưr vaih dhị du lịch liêm pr’hay âng tỉnh lai Châu. Tơợ đêêc, chroi đoọng hâu đơc đợ c’leh văn hóa ty đanh  âng apêê acoon coh Việt Nam./.

Đời sống của đồng bào Khơ Mú ở bản Thẩm Phé

Thanh Thủy – VOV5

Dân tộc Khơ Mú là một trong những cộng đồng dân tộc sinh sống lâu đời cùng với hơn 20 dân tộc anh em khác trên mảnh đất Lai Châu. Tuy có số lượng dân khá ít, sống rải rác và văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng của đồng bào dân tộc Thái nhưng đời sống văn hóa của người Khơ Mú vẫn là một kho tàng độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Trong số đó phải kể đến điệu hát múa dân ca dân vũ trong văn hóa của đồng bào Khơ Mú ở bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên.

        Cùng với nét đẹp trong trang phục, một điểm dễ nhận ra văn hóa của đồng bào Khơ Mú chính là các loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đó là dân ca và dân vũ. Thông qua các điệu dân vũ, đồng bào Khơ Mú mong muốn con người luôn khỏe mạnh, họ cầu cho mùa màng bội thu, cho mưa thuận gió hòa. Đồng thời cũng thể hiện mối cộng cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên.

Các điệu múa cuả đồng bào Khơ Mú liên quan mật thiết với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng tình yêu đôi lứa, sự cố gắng nỗ lực của người dân khi vượt qua khó khăn để tồn tại phát triển cùng với cộng đồng. Nét đặc biệt của múa dân gian Khơ Mú là các động tác thường rất khỏe mạnh, sôi động nhưng không kém phần duyên dáng. Khi thể hiện các điệu múa toàn thân, cư thể người múa rung lên thể hiện sức sống dồi dào. Người múa như đắm mình trong những tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng và thăng hoa trong các điệu múa. Chị Hoàng Thị Thu ở bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, cho biết: "Nhằm khôi phục lại bản sắc văn hóa dân tộc Khơ Mú, bản Thẩm Phé được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng một đội văn nghệ gồm 14 thành viên, mỗi tuần đội tập 2 buổi, còn các buổi khác là các thành viên tự tập với nhau. Trong bản còn có các ông, các bà còn truyền lại các điệu múa, nhạc cụ cho con cháu."

Cũng như nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác, người Khơ Mú có hệ thống nhạc cụ rất phong phú, trong số đó có tới 90% được làm ra từ những chất liệu có sẵn từ núi rừng như tre, nứa với những âm sắc vô cùng độc đáo. Xuất phát từ một nông cụ sản xuất, trải qua quá trình của lịch sử và niềm vui ca hát, đồng bào dân tộc Khơ Mú đã biến dụng cụ lao động sản xuất từ những cây nứa nhỏ thành những nhạc cụ gần gũi, thân thuộc, đó chính là đao đao. Đao đao được làm từ một ống nứa, nguyên liệu tự nhiên gần gũi và gắn bó thân thuộc với đồng bào Khơ Mú.  

Đao đao có đường kính trung bình từ 3-4cm, chiều dài khoảng 40-50cm và có 7 bộ phận trên thân, bao gồm thân đao, thành ống, cột hơi, vách ngăn, hai khe trên thân đao. Việc chế tác đao đao nhìn tưởng chừng rất đơn giản, nhưng để có một cây đao đao tốt thì nghệ nhân phải bỏ nhiều công sức, trí tuệ trong việc lựa chọn nguyên liệu và thẩm âm. Vì đao đao chỉ là ống nứa khá đơn sơ về cả nguyên liệu, hình dạng, chế tác, diễn tấu nhưng lại phức tạp ở nguồn phát âm. Khi diễn tấu, người sử dụng sẽ dùng tay phải cầm phần dưới của nhạc cụ, đập phần đầu của nhạc cụ vào mu bàn tay để âm thanh vang lên. Điệu múa truyền thống mang đặc trưng riêng của đồng bào được tạo nên từ tiết tấu của nhạc cụ tạo nhịp cho các bước di chuyển, kết hợp với động tác của đôi bàn tay và toàn bộ cơ thể. Khi múa và diễn tấu đao đao, đồng bào dùng chiêng và trống đệm theo. Ông Hoàng Văn Tiến ở bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, cho biết: "Người Khơ Mú từ ngày xưa không có nhạc cụ tính tẩu, chỉ dùng nhạc cụ bằng cây nứa vót ra để làm thành nhạc truyền thống. Khi chàng trai cầm đao đao thổi lúc cô gái đang ngủ buổi tối, cất lên sẽ làm cô gái ưng bụng và thức dậy để đón chàng trai.”

Từ ý thức được những giá trị của văn hóa cội nguồn, trong nhiều năm qua từ mỗi người dân đến cấp ủy, chính quyền tỉnh Lai Châu luôn coi trọng công tác bảo tồn văn hóa dân gian của cộng đồng người Khơ Mú, trong đó phải kể đến những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng người Khơ Mú. Ông Vũ Văn Hùng, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, cho biết: "Thời gian qua, Phòng cử cán bộ vào để giúp nhân dân thôn bản chỉnh trang nhà của, di dời chuồng trại ra khu chăn nuôi tập trung, hướng dẫn nhân dân trồng hoa để tạo cảnh quan và hướng dẫn đội văn nghệ tập luyện, hướng tới phục vụ khách du lịch."

Với những nét văn hóa phong phú và đa dạng của đồng bào Khơ Mú, bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh Lai Châu. Từ đó, góp phần giữ gìn, bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC