Đh’riêng xa’nưl chiing, cha gâr Cơ Tu
Thứ hai, 00:00, 15/07/2019
Đhanuôr Cơ Tu cóh chr’hoong k’coong ch’ngai Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đươi dua chiing cha gâr zăng bấc ooy zâp bh’rợ zr’nưm. Chiing cha gâr n’jứah nặc tr’coọ xa’nưl, n’jứah nặc râu p’cắh moon đợ bh’rợ bhiệc bhan cóh vel đông. Ooy đợ đhr’nông đông ty chr’nắp âng manứih Cơ Tu ta luôn vêy đợ cha gâr pậ tứi t’bắc đớc, bêl vêy râu đươi nắc pay pa glúh.

Manứih Cơ Tu vêy 3 râu cha gâr lalay cơnh, cha gâr ga mắc ta moon nắc K’thu, cha gâr bơh, cha gâr pâr liư, cha gâr k’tứi nắc K’tươi. Mặt cha gâr ta bhrợ tơợ n’căr xong xoor, xong óih, tu zâp râu n’căr nâu nắc ki đặ, xa’nưl xưl k’rơ pr’hay lấh mơ. N’căr ta rí, k’roóc bêl đươi nắc la lấh cơợng, cha gâr cắh xưl liêm k’rơ.

Bêl bhrợ cha gâr, apêê bhrợ nắc lêy váih c’rêê griing, dal mơ 20-30m, lêy pay đhị c’nắt liêm đoọng bhrợ t’bhrơợng mặt cha gâr. A’chặc cha gâr ta bhrợ lâng đợ n’loong liêm nhâm. Cha gâr ga mắc bêl đhưng nắc dưr chr’va xưl pr’hay chr’va lấh mơ, cha gâr k’tứi nắc đhưng đh’rứah lâng cha gâr ga mắc ooy zâp pr’múa pr’hát zr’nưm. T’coóh Pơloong Plênh cóh chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl: “Lâng đhanuôr Cơ Tu, chiing cha gâr nắc đoo chr’nắp. Bêl tơợp moót bhiệc bhan ga mắc, mưy bhiệc bhãn ay xơ, bhiệc bhan kết nghĩa, lơi manứih bil.. nắc zêng đươi p’cắh, chiing lướt lăm xang nặc tước cha gâr. Cha gâr nắc vêy bấc cơnh pậ tứi, buôn lêy nắc đươi 3 cha gâr.”

Chiing, cha gâr vêy bh’rợ chr’nắp ooy zâp bhiệc bhan âng manứih Cơ Tu. Manứih vêy ngai moon xa’nưl âng cha gâr nắc lêy tơợp đoọng ha pr’múa ty chr’nắp âng manứih Cơ Tu. Xang bêl chiing cha gâr dưr chr’va xưl “đhung đhung”, “tư tư”, “tiing toàng”... nắc apêê pân đil Cơ Tu lêy moót t’nơớt da dặ l’lăm xang nặc vêy tước pân jứih moót tân tung. Lướt l’lăm nắc pân đil, pân jứih t’tưn, ha dang múa bấc manứih nắc cóh cr’loọng nắc pân đil, cóh ngoai nặc pân jứih, bhrợ p’cắh râu lêy za groong đoọng ha pêê pân đil. T’coóh A Lăng Bưng, cóh chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang đoọng năl: “Vêy cha gâr, vêy chiing , hân đhơ cơnh đêếc nắc cha gâr nắc đoo bha lâng. Vêy 5 tước 6 cơnh pr’múa cha gâr. Chiing lâng c’bhoọr nắc ting nhịp. Bêl đhưng cha gâr, n’toong chiing nắc lêy crêê nhịp, đh’rứah. Bêl cha gâr dưr xưl nắc đợ xa’nưl n’lơơng cung ting ta pưn xưl. Manứih đhưng cha gâr nắc đoo chr’nắp bhlâng.”

Chiing lâng cha gâr nắc đoo râu ma bhưy chr’nắp, nắc đh’riêng xa’nưl t’đang pa chô đoọng bơơn bhrợ bh’nơơn liêm bấc, đhanuôr ma mung k’rơ. Ooy zâp j’niêng cr’bưn bhuốih cáih, zước nhăn bơơn bhrợ bấc, c’rơ tr’mung ha đhanuôr, ooy zâp bhiệc bhan cóh vel đông nắc đh’riêng xa’nưl âng chiing cha gâr ta luôn dưr xưl váih pr’hay chr’nắp, đhanuôr zâp ngai nắc zêng năl liêm gít râu xa’nưl âng đoo xưl bhrợ nắc n’hâu. T’coóh Pơloong Pênh đoọng năl cớ: “Bêl ahay cắh ơy váih điện, đhanuôr ắt mamung cắh pa zưm tr’đăn. Ooy xa’nưl chiing cha gâr nắc apêê năl vêy râu bhiệc bhan, nắc vel bhươl lêy họp cắh cậ bơơn a’đhắh dzăm, vêy ngai k’ay... mưy chu đhưng cha gâr nắc moon p’cắh vêy bhiệc n’hâu, 3 chu nắc vêy n’hâu.”

Chiing, cha gâr nắc tr’coọ xa’nưl ắt pazưm lâng pr’ắt tr’mung ma bhưy chr’nắp, văn hoá âng đhanuôr zâp acoon cóh moon zr’nưm, manứih Cơ Tu moon lalay. Moon nắc râu chr’nắp âng vel đông, bhrợ pa dưr râu liêm chr’nắp âng c’cir văn hoá phi vật thể âng đhanuôr cơnh pr’hát xa nưl, pr’múa, bhiệc bhan ty chr’nắp... c’léh bh’rợ âng apêê pân jứih đhưng cha gâr, n’toong chiing ooy zâp bhiệc bhan ta luôn bơơn zâp nghệ nhân lêy bhrợ p’cắh mưy cơnh liêm pr’hay đoọng lêy pa chăm ooy đợ đông Gươl chr’nắp âng manứih Cơ Tu./.

Nguồn: Báo Dân tộc và miền núi

Âm vang giai điệu chiêng, trống Cơ  Tu

                 VOV5

Đồng bào Cơ Tu ở huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam  sử dụng chiêng, trống khá phổ biến trong các hoạt động cộng đồng. Chiêng, trống vừa là nhạc cụ, vừa là tín hiệu thông báo những hoạt động lễ hội, sinh hoạt trong buôn làng. Ở những ngôi nhà làng truyền thống của người Cơ Tu luôn có những chiếc trống lớn nhỏ đặt trên giá, khi cần thì mang ra dùng.

Người Cơ Tu có 3 loại trống khác nhau, trống lớn gọi là k’thu, cha gơr bơh, trống trung là pâr lư, trống nhỏ char gơr katươi. Mặt trống làm từ da sơn dương, da mang, vì các loại da này rất mỏng, tiếng trống mới vang. Da trâu, da bò ít khi dùng vì quá dày, trống không kêu.

Khi làm trống, người ta cần dây mây già, dài 20 đến 30m, chọn ra đoạn tốt nhất để làm dây kéo căng mặt trống. Tang trống làm bằng những loại gỗ tốt. Trống lớn khi đánh âm vang vọng, trống nhỏ làm nhịp điệu, phụ hoạ. Trống thường dùng để đánh hoà âm với chiêng làm nhịp điệu trong các vũ điệu tập thể. Ông Pơloong Plênh ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, cho biết: "Đối với đồng bào Cơ Tu, cái chiêng cái trống là quan trọng. Khi mà bắt đầu vào lễ hội lớn, một là đám cưới, hai là lễ kết nghĩa, ba là đám ma. Cái chiêng đi trước. Cái chiêng xong đến cái thanh la, cái trống cái. Trống cái, trống trung và một cái trống giữa. Thường thường là ba cái trống.”

Chiêng, trống có vai trò quan trọng trong các lễ hội cộng đồng của người Cơ Tu. Có người còn cho rằng, âm thanh của trống khởi nguồn cho điệu múa truyền thống Cơ Tu. Sau khi giàn trống chiêng ngân lên “tùng…tùng”, “tư…tư”, “tiing toàng…” người con gái Cơ Tu bước ra biểu diễn các động tác múa rồi mới đến đàn ông con trai. Đi trước trong đám múa là nữ, đi sau là nam, nếu múa đông người thì vòng trong là nữ vòng ngoài là nam, thể hiện sự che chở của đàn ông với người đàn bà, con gái. Ông A Lăng Bưng ở xã  Lăng, huyện Tây Giang, cho biết: "Có trống có chiêng, nhưng trống là chủ đạo. Có 5 đến 6 điệu trống. Chiêng và thanh la thì theo nhịp. Khi đánh trống, đánh chiêng thì quan trọng là đúng nhịp, đều tay. Khi một tiếng trống cất lên thì những tiếng khác cất theo. Người đánh trống là người quan trọng nhất của đội.”

Trống và chiêng là linh hồn sống, là thanh âm gọi mùa màng bội thu, dân làng khỏe mạnh. Thông qua các nghi thức cúng lễ, cầu mùa màng, cầu an trong các tập tục, trong các lễ hội lớn nhỏ của làng, âm thanh của tiếng trống, tiếng chiêng đã trở nên rất đỗi quen thuộc mà mỗi người dân đều hiểu các thông điệp của chúng là gì. Ông Pơloong Plênh cho biết thêm: "Ngày xưa chưa có điện thoại, bà con sống thưa thớt. Thông qua tiếng chiêng tiếng trống là người ta biết có chuyện gì, là làng hội họp hay bắt được con thú rừng hoặc có ai ốm đau.  Một hồi trống là ký hiệu có chuyện gì, ba hồi trống là tín hiệu gì."

Trống, chiêng là nhạc cụ gắn liền với đời sống tâm linh, văn hóa của đồng bào các dân tộc nói chung, người Cơ Tu nói riêng. Nó là vật quý giá của buôn làng, làm nên nét đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào như âm nhạc, hát múa, lễ hội truyền thống… Hình ảnh người đàn ông đánh chiêng, gõ trống trong các lễ hội luôn được các nghệ nhân khắc họa một cách sinh động để trang trí trong những ngôi nhà Gươl truyền thống của người Cơ Tu./.

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC