T’ngay xay xơ âng c’mâr Đàm Thị Thương lâng k’díc Bàn Văn Dũng coh vel Cao Phong, chr’val Hợp Tiến, chr’hoong Đồng Hỷ cơnh năc muy t’ngay bhiêc bhan ga măc âng pr’loọng đong, c’bhuh xoọng, pr’zơc chr’ơh lâng đha nuôr coh vel. Muy ngai zooi muy bh’rợ ha c’la đong, r’rộ r’răm bhui har prang vel.
Xe đơơng âng pân đil chô ooy đong k’dic tơơp dưr lươt coh Trung Khánh, Cao Bằng tơợ ha dum l’lăm, tu cơnh đêêc, đong pân jưih vêy cr’chăl đoọng ra văng liêm ta nih apêê bh’rợ đương hơnh ma mai t’mêê ting crêê đhr’niêng bh’rợ âng ma nưih Dao coh đâu. K’noọ tươc k’riing đong pân jưih, pân đil năc xâp đợ xa nâp âng ma nưih Dao, pa zêng n’đooh, a dooh, bhai pluum măt lâng muy bêệ pr’nơng pa bhlâng la lay. P’căn Đặng Thị Loiễu, ma nưih c’bhuh xoọng n’đăh đong n’jưih năc ma nưih ra văng pa zêng xa nâp n’nâu, lươt tươc p’lêêh c’lâng moot đong zooi pa xâp ha c’mâr xa nâp lâng p’too moon. Ting lang a hay, năc muy apêê ngai bâc ngai chăp vêy bơơn apêê đoo tươc k’đươi bhrợ têng, p’too moon ha c’mâr coh t’ngay xay xơ cơnh đêêc. P’căn Đặng Thị Liễu xay moon “ Đợ xa nâp n’nâu năc âng têy a đoo ih bhrợ, a đoo kiêng bhrợ đoọng ha zâp ngai cha chau muy bộ đoọng zâp ngai xâp zêng liêm. Đhêêng cơnh pr’nơng n’nâu năc pa bhlâng la lay, a đoo âi bhrợ toong t’ngay ha dum đoọng đươi coh bêl đhr’niêng cấp săc c’moo 2003, nâu câi đơc a chau n’đil pơng rơơm kiêng a chau lum pr’đoọng pr’đhooi.”
Ting cơnh lang a hay, c’mâr chô ooy đong k’díc năc choom pluum cach moh măt, “ đoọng căh choom ma nưih chrih lêy, tơn brương tr’nu chô đong k’díc, díc điêl buôn tr’vay”. Tu măt âi ta pluum cach tu cơnh đêêc vêy bơr cha năc keh pân đil n’nâu chô tươc p’loọng đong k’díc. Lươt đh’rưah lâng pân đil n’nâu năc c’bhuh đong n’đil lâng c’bhuh plong kèn âng đong pân jưih. Bêl ra văng bh’dzang moot đong, ma nưih ma dang vêy k’đươi ma mai t’mêê bh’dzang acoon bhoot lâng bêê c’bat đac đơc đhị p’loọng bhlâng. T’ngay, đhr’niêng bh’rợ chăp hơnh ma nưih pa xưng bơơn xơợng bhrợ tu thầy Hồng “ pa zum”, ma nưih âng “ lâh 20 c’moo âi căh mă dap âi bhrợ ha bâc g’luh xay xơ dzợ”. Thầy Hồng moon, c’bat đac lâng acoon bhoot năc đoọng a bhuy môp doó choom moot ooy đong.
Tr’nơơp, thầy Hồng bha lêp a lơ ooy pa pan bhuôih a bhô dang, nâu đoo năc a lợ đoọng a nhi dic điêl t’mêê bha lêp bêch. A nhi dic điêl t’mêê dzoọng đhị a lớ, zêng pluum măt, vêy ma nưih dzoọng n’đăh hoọng zooi đoọng bhrợ têng đhr’niêng. Bơr cha năc plong kèn tợt n’đăh hoọng ma nưih bh’bhuôih, plong bâc râu xa nul coh prang cr’chăl bhrợ đhrniêng n’nâu.
Đhr’niêng bh’rợ chăp hơnh ma nưih bhrợ pa xưng l’lăm a hay bhrợ bhrợ pa bhlâng đanh tu a nhi dic điêl c’cooh a bhô dang k’zêy chu, n’đhang nâu câi năc doó dzợ lâh. Thầy Hồng boop pa nhưa, lươt đhiêr prang đong đoọng pruh lơi râu môp bênh căh pr’đoọng pr’đhooi. Bơr bhôc a lăc coh pa pan bhuôih a bhô dang bơơn toong pa chô pa rach, năc đoo bơr dic điêl vêy choom ăt ma mông liêm cra, zâp râu liêm choom. Dic điêl năc choom ộm apêê bhôc a lăc n’nâu đhị xang bhrợ đhr’niêng.
X’ría âng đhr’niêng n’nâu, thầy Hồng c’boọm đac lâng pruôch prang zr’lụ đoọng ha dic điêl ăt ma mông doó choom tr’lơi tr’clăh. Bêệ khăn bhrông đhưưc a cọ manưih bh’bhuôih bơơn đơc coh pa pan bha nuôih. Thầy Hồng xay moon “bêệ khăn n’nâu lâng acoon dao zư p’loọng năc choom 3 t’ngay t’tun vêy choom ha dưr đơc. Tu dic điêl p’niên tu cơnh đêêc đơc đoọng zư lêy.”
Pr’lưch bh’rợ chăp hơnh ma nưih pa xưng, a nhi dic điêl t’mêê chô ooy phòng đoọng c’clêy, xang năc lươt k’đươi zâp ngai ộm đac trà, a lăc, cha a vị lâng chăp hơnh apêê ma nưih pa xưng, a dich a bhươp, ca conh ca căn. Đhr’niêng bh’rợ x’ría âng ma nưih bh’bhuôih năc och bha ar, xay moon lâng a bhô dang ha ma mai t’mêê chô đong k’dic.
T’ngay đâu, dâng 120 a pươih ch’na bơơn ra văng z’zăng liêm ta nih đoọng k’đươi t’mooi, đhi noo, c’bhuh xoọng, pr’zơc chr’ơh dh’rưah cha lâng ộm a lăc hơnh bhui har. Bele đâu, apêê plong kèn năc plong đợ xa nul bhui har r’rộ r’răm pa tươc lưch bhiêc xay xơ.
Nâu câi, xay xơ âng ma nưih Dao chr’val Hợp Tiến âi pa zum bhlưa lang ahay lâng nâu câi. Zâp ngai zêng bhui har, zâp bêl bhiêc chăp hơnh ma nưih pa xưng bơơn bhrợ têng. P’căn Đặng Thị Liễu đoọng năl, “ Vêy muy cr’chăl, dâng apêê c’moo 1995-1996 apêê đoo căh bhrợ đhr’niêng bh’rợ n’nâu dzợ. Pa bhlâng yêm loom đăn đâu đhr’niêng bh’rợ n’nâu âi bơơn bhrợ pa dưr cớ. A cu công dzợ p’too moon ca coon cha chau lươt ha ooy, bhrợ n’hâu công căh choom đơc bil lơi tu tơơm âng ma nưih Dao.”./.
Lễ tơ hồng độc đáo của người Dao ở Thái Nguyên
Hải Nam VOV.VN
Những năm gần đây, lễ tơ hồng truyền thống đã xuất hiện nhiều hơn trong đám cưới của người Dao Lô Gang ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đây thực sự là tín hiệu vui khi thanh niên người Dao ý thức được việc gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Ngày cưới của cô dâu Đàm Thị Thương và chú rể Bàn Văn Dũng ở xóm Cao Phong, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ giống như một ngày hội của cả gia đình, họ hàng, bạn bè và bà con trong xóm. Mỗi người một tay phụ giúp gia chủ, không khí vô cùng náo nhiệt và vui tươi.
Xe đưa dâu xuất phát ở Trùng Khánh, Cao Bằng từ đêm hôm trước, nên nhà trai có thời gian để chuẩn bị chu đáo các thủ tục đón con dâu mới theo đúng nghi thức của người Dao ở đây. Gần đến cổng nhà trai, cô dâu phải khoác lên bộ trang phục truyền thống của người Dao, gồm váy áo, mạng che mặt và một chiếc mũ đặc biệt. Bà Đặng Thị Liễu, người họ hàng của chú rể chuẩn bị tất cả những trang phục này, đích thân ra ngoài ngõ giúp cô dâu mặc áo và dặn dò. Theo truyền thống, chỉ có những người uy tín mới được các đám cưới "mượn mũ", "mượn tay" sắp xếp, chỉ bảo cô dâu trong ngày cưới như vậy. Bà Đặng Thị Liễu chia sẻ "Những đồ này do chính tay bà thêu, bà muốn làm cho mỗi cháu một bộ để mọi người đều phải mặc thật đẹp. Riêng chiếc mũ này rất đặc biệt, bà đã phải làm ngày làm đêm để dùng trong dịp cấp sắc hồi năm 2003, bây giờ để cháu gái đội mong cháu sẽ may mắn, hạnh phúc"
Theo truyền thống, cô dâu phải che kín mặt, "để không cho người lạ thấy mình, kẻo sau này về nhà vợ chồng hay cãi nhau". Vì mặt bị che kín nên có hai người phù dâu dắt cô dâu vào đến cửa nhà chồng. Đi cùng cô dâu là đoàn nhà gái và đội kèn của nhà trai thổi vang những khúc nhạc chào mừng. Trước khi bước vào nhà, thầy cúng sẽ yêu cầu tân nương bước qua con dao và chiếc bát nước đặt ở cửa chính. Hôm nay, nghi lễ tơ hồng được thực hiện bởi thầy Hồng "Hợp Tiến", người mà "hơn 20 năm rồi không đếm nổi đã làm cho bao nhiêu đám cưới nữa". Thầy Hồng bảo, bát nước và con dao là để ma tà không thể vào được trong nhà.
Đầu tiên, thầy Hồng rải một chiếc chiếu ra trước ban thờ gia tiên - đây sẽ là chiếc chiếu sau này vợ chồng nằm chung. Cô dâu, chú rể đứng trên chiếu, đều bị che mặt, có người đứng sau hỗ trợ thực hiện nghi lễ. Hai thầy kèn ngồi phía sau thầy cúng, thổi rất nhiều khúc nhạc theo suốt quá trình làm lễ.
Lễ tơ hồng trước đây làm rất lâu vì chú rể phải vái gia tiên hàng chục lần, nhưng ngày nay đã đơn giản hóa rất nhiều. Thầy Hồng miệng lẩm nhẩm làm phép, đi vòng quanh nhà để giải hết những điều xui xẻo. Hai chén rượu trên bàn thờ gia tiên được đong qua đong lại, với ý nghĩa hai vợ chồng sẽ hòa hợp, mọi chuyện dung hòa. Cô dâu, chú rể phải uống những chén rượu này ngay tại buổi lễ.
Phần cuối của buổi lễ, thầy Hồng ngậm nước vào miệng và phun ra xung quanh để phù phép sao cho vợ chồng quấn quýt không thể bỏ nhau. Chiếc khăn màu đỏ vốn đeo trên đầu thầy cúng được đặt lên ban thờ. Thầy Hồng giải thích "Cái khăn này và con dao giữ cửa nhà phải 3 ngày sau mới được bỏ xuống. Vì vợ chồng trẻ còn non nên phải phù phép để bảo vệ".
Kết thúc lễ tơ hồng, tân lang và tân nương trở về phòng để thay đồ, rồi đi mời trà, mời rượu, mời cơm và cảm ơn các thầy cúng, ông bà, bố mẹ và mọi người trong đám cưới. Nghi lễ cuối cùng của thầy cúng là đốt tiền vàng, báo thần linh cho con dâu mới nhập khẩu về gia đình.
Hôm nay, khoảng 120 mâm cỗ cưới được gia chủ chuẩn bị khá chu đáo và thịnh soạn để mời khách, anh em, họ hàng, bè bạn cùng ăn và uống rượu mừng hạnh phúc. Lúc này, thầy kèn lại thổi lên khúc nhạc mời mọi người cùng ăn uống say sưa cho đến khi kết thúc tiệc cưới.
Ngày nay, đám cưới của người Dao xã Hợp Tiến đã kết hợp linh hoạt giữa truyền thống và hiện đại. Ai nấy đều vui vẻ, háo hức mỗi khi lễ tơ hồng được tổ chức. Bà Đặng Thị Liễu cho biết: "Có một thời gian, khoảng những năm 1995 – 1996 người ta không làm lễ tơ hồng nữa. Thật vui khi gần đây nghi lễ này đã được phục hồi trở lại. Tôi vẫn căn dặn con cháu đi đâu, làm gì cũng không được để mất gốc gác của người Dao"./.
Viết bình luận