Đhr’niêng Tơ Mon cơnh lâng chr’năp năc bhrợ ha acoon ma nưih ăt tr’đăn lâh mơ, cr’er lâh mơ. Bêl bh’rợ ăt ma mông liêm ta nih, đha nuôr Ba Na coh Gia Lai năc vêy bhrợ đhr’niêng zr’ziêng dzợ moon năc đhr’niêng Tơ Mon. g’luh bhrợ zr’ziêng vêy râu ting pâh âng zâp tô gộ đhi noo, c’bhuh xoọng, râu ting pâh âng t’cooh vel. T’cooh Đinh Ply, chr’hoong Cơ Bang, tỉnh Gia Lai, xay moon:“Vêy vaih 2 râu. Râu bhrợ zr’ziêng đhi noo lâng bhrợ zr’ziêng ting đhr’niêng. Tr’nơơp ooy đhr’niêng. Bêl acoon ma nưih lum zr’năh k’đhap coh pr’ăt tr’mông, bâc ngai t’cooh vel căh câ ma nuih ma bhô vêy p’too moon l’lăm. T’cooh vel vêy p’têêt pa zum xay truih lâng bhrợ zr’ziêng. Bhrợ zr’ziêng coh đâu năc đoo đơp bhrợ ca căn căh cậ bhrợ ca conh, na noo, đha đhi… xang năc apêê đoo lêy loom luônh n’hil lâh choom zư pa dưah cr’ay năc, năc apêê đoo vêy ăt pa zum liêm ta nih. Ha dợ bhrợ zr’ziêng đhi noo pa đhang moon cơnh đhi noo cha ơh dhd’rưah năc lêy cơnh đhi noo mr’đoo pun xooh năc bhrợ zr’ziêng. Xang bêl bhrợ đhr’niêng xang, tơợ đêêc năc a tôh vêy la lua cơnh đhi noo mr’đoo pun xooh.”
Ting t’cooh Đing Ply, ma nưih Ba Na buôn bhrợ zr’ziêng, pa bhlâng năc bêl tươc muy đhị ăt t’mêê vêy bâc đha nuôr n’lơơng dh’rưah ăt ma mông, apêê đoo công buôn bhrợ đhr’niêng n’nâu bhưah ga măc bhlưa vel n’nâu lâng vel n’tôh, bhlưa đha nuôr n’nâu lâng đha nuôr n’tôh. Tu apêê đoo rơơm kiêng đhị bh’rợ n’nâu ăt p’têêt bhlưa c’bhuh đha nuôr n’nâu lâng c’bhuh đha nuôr n’tôh. Tu apêê đoo rơơm kiêng đhị bh’rợ n’nâu vêy râu p’têêt pa zum bhlưa apêê cha năc ma nưih, apêê c’bhuh vel bhươl năc vêy nhâm mâng lâh, tơợ đêêc dh’rưah z’lâh bâc râu zr’năh k’dhap coh pr’ăt tr’mông, dh’rưah tr’pac râu bhui har coh zâp pr’đợ, tr’zooi đh’rưah pa dưr lâng căh bhrợ râu môp bênh ha ngai. T’cooh Đinh Ply đoọng năl:“ Bhrợ zr’ziêng đoọng ăt ma mông liêm crêê lâh. Năc đoo vel bhrợ zr’ziêng lâng vel, a đay ma mông đăn dhd’rưah tr’zooi tr’zup, doó dzợ lum zr’năh k’đhap n’hâu, cơnh năc muy pr’loọng đong, a đay choom đh’rưah lươt zươc cr’liêng bhooh, zươc cr’puôt bhơi, p’nong prí… doó xơợng k’chit lâh. Ha dang căh bhrợ zr’ziêng năc ca chit bhlâng. A đay bhrợ đhr’niêng n’năc đoọng bơơn lêy loom luônh mơ pang.”
Buôn năc ma nưih Ba Na bhrợ đhr’niêng bêl ra diu, xang năc bêl plêêng liêm tân t’taach doó boo p’răng. Tơợ ch’ngai, xa nul kèn, xa ul cha gâr đh’rưah dưr đơơr chr’va hơnh deh đhi noo tươc lâng vel bhươl, tươc lâng đhi noo bhrợ zr’ziêng.
Đoọng bhrợ đhr’niêng Tơ Mon, t’cooh Điên Thiên, chr’hoong K’bang, tỉnh Gia Lai, đoọng năl:“Bha nuôih vêy a tưch lâng a oc. Coh đhr’niêng bhrợ zr’ziêng coon conh băn, ma nưih ca conh chroi pnong a oc, ma nưih ca coon năc p’nong a tưch lâng chai a lăc. Dhr’niêng bh’rợ zr’ziêng đhi noo công cơnh đêêc. Bhrợ zr’ziêng đhi noo năc choom lươt bhuôih n’đăh đong na noo, zr’ziêng coon conh năc bhuôih n’đăh đong ca conh.”
Bêl đhr’niêng bh’rợ âi lưch xang, đợ apêê ngai bhrợ zr’ziêng lâng t’cooh vel moot ooy đong c’la đong ra văng bhrợ đhr’niêng. Coh rau ma bhuy chr’năp bhlưa a pươih bha nuôih, t’cooh vel pa nhưah ooy bh’rợ đương lêy ha bh’rợ bhrọe zr’ziêng. Bêl boop pa nhưa bơơn apêê a bhô dang tộ ơơi công năc bêl bơr n’đăh bhrợ zr’ziêng đh’rưah ộm a lăc tr’nơơp, xang năc tươc t’cooh vel, ca conh ca căn mị n’đăh, x’ría năc tươc c’bhuh xoọng, pr’zơc chr’ơh đh’rưah lâng zâp ngai ting pâh ộm. t’cooh Đinh Ơn, chr’hoong K’bang xay moon:“Ộm n’nâu năc đoọng lêy vêy ngai đương lêy. T’cooh ma bhô đương lêy. Bhrợ zr’ziêng n’nâu moon năc bhrợ zr’ziêng liêm tih loom tươc bêl ooy chêêt năc vêy u lưch, căh ha mơ tr’lơi. Âi bhrợ zr’ziêng năc choom ma mông dhd’rưah cơnh đhi noo mr’đoo pun xooh.”
Coh đhr’niêng bhrợ zr’ziêng, a pêê đoo tr’đoọng muy râu moon cham dzung têy. Năc đoo choom năc bêệ coọng, cr’nuuc a rac, căh câ bêệ a doóh, n’dzăl. T’cooh vel năc ma nưih pa đơp đoọng tr’cham n’nâu. N’jưah pa đơp, t’cooh vel n’jưah p’too moon đợ râu liêm crêê, đợ bh’rợ choom bhrợ lâng căh choom bhrợ, ha dang căh, a bhô dang vêy bhur.
Tơợ a hay, ma nuih Ba Na bhrợ zr’ziêng đhi noo,coon conh, coon căn tu bâc râu tu. Đhr’niêng Tơ Mon đơơng âng chr’năp liêm pr’hay, pa dưr loom đoàn kêt, tr’zooi bêl lum zr’năh k’đhap công cơnh tr’pac đợ râu bhui har pr’loọng đong lâng vel bhươl./.
Ảnh: dangcongsanvn.com
Lễ Tơ Mon thắm tình đoàn kết của người Ba Na ở Gia Lai
Hải Phong
Đồng bào dân tộc Ba Na ở Tây Nguyên có rất nhiều lễ hội, như lễ cầu an, lễ mừng lúa mới, lễ tạ ơn, lễ Tơ Mon. Trong đó, lễ Tơ Mon (lễ kết nghĩa) là một nghi lễ mang đậm tính nhân văn, phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau chia sẻ những niềm vui cũng như khó khăn trong cuộc sống.
Lễ Tơ Mon với ý nghĩa làm cho con người gần gũi với nhau hơn, yêu thương nhau hơn. Khi tình cảm đôi bên chân tình, đồng bào dân tộc Ba Na ở Gia Lai sẽ tiến hành lễ kết nghĩa hay còn gọi là Lễ Tơ Mon. Buổi lễ diễn ra với sự góp mặt của đông đủ họ hàng anh em, làng xóm, sự tham gia của già làng. Ông Đinh Ply, huyện Cơ Bang, tỉnh Gia Lai, chia sẻ: “Sẽ có 2 loại. Loại kết nghĩa thân thiết và kết nghĩa theo tục lệ. Đầu tiên về tục lệ. Khi con người gặp khó khăn trong cuộc sống, những người già làng hoặc thày cúng sẽ làm công tác tư tưởng về tâm lý. Già làng sẽ kết nối giới thiệu và tổ chức lễ kết nghĩa. Kết nghĩa ở đây là nhận làm cha hoặc làm mẹ, làm anh, làm chị… rồi sau đó họ cảm thấy tâm lý thoải mái hơn có thể khỏi bệnh đó họ sẽ gắn kết lại với nhau. Còn kết nghĩa thân thiết ví dụ như anh em chơi với nhau quý mến như anh em ruột thịt thì kết nghĩa với nhau. Sau khi làm lễ xong thì từ đó trở đi sẽ sẽ giống như anh em ruột thịt vậy.”
Theo ông Đinh Bly, người Ba Na thường hay kết nghĩa với nhau, đặc biệt khi đến một nơi ở mới có nhiều đồng bào khác cùng sinh sống, họ cũng thường tổ chức lễ này với quy mô rộng lớn giữa làng này với làng khác, giữa đồng bào này với đồng bào kia. Bởi họ luôn mong rằng qua việc này sự gắn kết giữa các cá nhân, các cộng đồng sẽ bền chặt hơn, từ đó cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong mọi hoàn cảnh, giúp nhau cùng phát triển và không làm điều xấu với nhau. Ông Đinh Ply cho biết: "Kết nghĩa để thấy gần gũi hơn. Nghĩa là làng kết nghĩa với làng, nghĩa là minh sống với nhau gần nhau đi qua lại với nhau không còn vướng gì nữa giống như gia đình với nhau, mình có thể cùng nhau đi xin hạt muối, xin mới rau, xin quả chuối … sẽ không cảm thấy áy náy. Nếu mình không làm lễ kết nghĩa thì sẽ thấy ngại hơn. Minh làm lễ đó để chứng kiến cho tình cảm mình với nhau."
Thông thường người Ba Na tiến hành nghi lễ vào buổi sáng, đó là lúc tiết trời dịu mát, bầu trời trong xanh không khí trong lành. Từ xa, tiếng kèn, tiếng trống cùng cồng chiêng ngân vang chào đón người anh em đến với buôn làng, đến với anh em kết nghĩa.
Để tổ chức buổi lễ Tơ Mon, ông Đinh Thiên, huyện Cơ Bang, tỉnh Gia Lai, cho biết:"Lễ vật có gà với heo. Trong lễ kết nghĩa bố con nuôi, người bố góp con heo, người con là con gà và chai rượu. Lễ kết nghĩa anh em cũng vậy. Kết nghĩa anh em thì phải đi cúng bên nhà anh, kết nghĩa bố con thì phải cúng bên nhà bố."
Khi thủ tục buổi lễ hoàn tất, những người kết nghĩa và già làng tiến vào nhà gia chủ chuẩn bị làm lễ. Trong không khí trang nghiêm ngồi giữa mâm lễ vật, già làng cầu khấn thần linh về chứng kiến cho buổi lễ kết nghĩa. Khi lời khẩn cầu được các thần linh chấp thuận cũng là lúc hai người kết nghĩa cùng nhau uống ngụm rượu đầu tiên, sau đó đến già làng, bố mẹ hai bên, cuối cùng mới đến họ hàng, bạn bè cùng tất cả mọi người tham dự buổi lễ. Ông Đinh Ơn, huyện Cơ Bang, giải thích: "Uống đây là để thấy có người làm chứng. Ông thày cúng làm chứng luôn. Kết nghĩa đây gọi là kết nghĩa thật thà đến khi nào chết đi mất mới tàn, không bao giờ được bỏ quên nhau. Đã làm kết nghĩa với nhau phải sống với nhau như anh em ruột thịt."
Trong lễ kết nghĩa, người ta trao nhau những kỷ vật. Đó có thể là chiếc vòng tay, vòng cườm hay chiếc áo, cái khố. Già làng là người tiến hành trao kỷ vật cho hai người. Vừa trao, già làng vừa căn dặn những điều hay lẽ phải, những việc nên làm và những việc tuyệt đối không được thực hiện trong mối quan hệ giữa hai người, nếu không thần linh sẽ trừng phạt.
Bao đời nay, người Ba Na kết nghĩa anh em, cha con, mẹ con vì nhiều lý do. Lễ Tơ Mon mang đậm tính nhân văn, phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn cũng như chia sẻ những niềm vui gia đình và cộng đồng./.
Viết bình luận