Manứih Ơ Đu dzợ ta moon nắc manứih Tày Hạt, nắc acoon cóh m’bứi bhlâng manứih, ắt ma mung lấh mơ nắc cóh chr’hoong Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Đhanuôr Ơ Đu vêy k’dâng 600 manứih ắt ma mung pazưm đh’rứah lâng đhanuôr Thái, Khơ Mú lâng manứih Mông.
Bêl l’lăm ahay, manứih Ơ Đu ặt ma mung đhị 2 đắh toor k’ruung Nậm Mộ, Nậm Nơn, cóh truíh da ding k’coong Trường Sơn, truíh k’noong k’tiếc Việt Lào âng tỉnh Nghệ An, hân đhơ cơnh đêếc, tu vêy bấc râu cắh liêm crêê âng bêl ahay nắc apêê tơơi ắt zâp đhị cóh k’coong ch’ngai âng chr’hoong Tương Dương, tỉnh Nghệ An, hân đhơ cơnh đêếc nắc k’rong pazưm bấc lấh mơ cóh 2 vel Kim Hoà, Sốp Phột, chr’val Kim Đa. P’rá Ơ Đu âng c’bhúh p’rá Môn Khơ Me, ngữ hệ Nam Á, hân đhơ cơnh đêếc, zâp lang manứih Ơ Đu mơ dzợ nắc lứch ha vil p’rá âng đay. Apêê ha vil lơi đợ j’niêng cr’bưn. Dzợ vêy m’bứi apêê dzợ năl nắc cung lấh 80 c’moo choom prá mơ 100 từ, hân đhơ đợ cr’liêng p’rá âng apêê dzợ hay nắc cung vêy râu tr’lục pazưm âng p’rá Thái lâng Khơ Mú. Tu cơnh đêếc, đợ apêê dzợ choom prá nắc đhanuôr pa bhlâng lêy chắp. Bêl chô t’coóh, manứih Ơ Đu dzợ năl liêm ghít bhiệc pa choom cớ p’rá acoon cóh đay đoọng chấc lêy chô ooy tơơm ríah. P’căn Mạc Thị Tím, Trưởng vel Văng Môn, chr’val Nga My, chr’hoong Tương Dương đoọng năl: “Xoọc đâu bấc apêê t’coóh choom p’rá p’rá Ơ Đu, ha dợ đợ apêê p’niên nắc zêng prá p’rá Thái. Hân đhơ cơnh đêếc, bêl chô ooy đâu nắc azi cung bhrợ lớp pa choom p’rá Ơ Đu, đợ râu ta moóh, hơnh déh, k’đươi cha cha, ôộm đác nắc cung bơơn pa choom đoọng ha k’coon cha châu.”
Manứih Ơ Đu ắt ma mung ting pr’loọng đông k’tứi, apêê pân jứih nắc zêng lêy quyết định zâp râu bhiệc cóh đông, apêê pân đil cắh bơơn đươi quyền lêy bhuốih. Bêl ahay manứih Ơ Đu ătj ma mung lấh mơ nắc lâng bh’rợ bơơn bhrợ a’xiu lâng a’chim a’đhắh. P’căn Mạc Thị Tím đoọng năl cớ: “Bêl ahay, apêê t’coóh ắt ma mung cóh crâng. Lêệ a’ọc, lêệ a’tứch nắc đenh đenh vêy váih. Ha dợ đợ xong đong, xong bhrông nắc đoo ch’na đh’nắh zâp t’ngay, tu zâp ngai cóh pr’loọng đông tự chấc lướt t’bơơn, nắc đợ t’ngay bhiệc bhan cóh a’pướih ch’na cắh choom cắh vêy đợ râu ch’na đh’nắh nâu. Tu nâu đoo nắc đợ ch’na pr’dzăm chr’nắp zâp t’ngay nắc lêy váih cóh a’pướih bhuốih.”
Manứih Ơ Đu ắt cóh đông đh’rơơng, đông xang apêê buôn bhrợ vêy 4 chr’tốp, cha tốp lâng plăng cắh cậ chi loọn, đông t’mứah cóh crâng k’coong, t’noọl đông nắc n’tập cóh k’tiếc. Đông apêê buôn vêy 4-8 t’noọl, ma mơ lâng 1-3 gian. Bêl bhrợ đông manứih Ơ Đu cung bhrợ pa dưr t’noọl bhlâng lăm. Ting cơnh j’niêng cr’bưn âng apêê nắc t’noọl nâu abhô dang ặt. Xang nặc vêy tước zâp t’noọl n’lơơng ting n’juông đắh a’đai tước a’tâm, tơợ ping xiêr cóh dứp. Cóh đông, zr’nêệ âng manứih Ơ Đu vêy 2 ta pêếh. T’coóh Lò Văn Cự cóh chr’val Nga My đoọng năl: “J’niêng cr’bưn âng manứih Ơ Đu bêl ahay nắc lêy vêy 2 ta pêếh. Ta pêếh đợc cóh ngoai nắc đoọng hơnh déh ta mooi, cắh vêy đhị z’zêệ, hân đhơ zêệ lêệ la, bhơi r’véh... cung cắh bơơn zêệ, nắc mưy zêệ ch’na, câm óih pa ngăn ha ta mooi. Ha dợ ta pêếh cóh cr’loọng nắc đhị z’zêệ pa bhrợ âng pr’loọng đông. Đắh ping ta pêếh nắc bhrợ tir lâng cram, cr’đêê taanh dzặc, zâp râu taanh bhrợ nắc zêng đợc lơi cóh đêếc đoọng liêm nhâm.”
Đắh Tôn giáo j’niêng cr’bưn âng manứih Ơ Đu, apêê moon r’vai nắc a’căn, a’bhưy nắc a’conh, a’bhưy đông nắc bụa rinh, bhrợ cắh liêm cêê cóh đông. Bêl k’ay apêê nắc zước nhăn đắh a’bhưy nâu đoọng oó bhrợ zi nắh zâp ngai cóh pr’loọng đông.
Văn hoá ty chr’nắp âng đhanuôr Ơ Đu cóh tỉnh Nghệ An nắc mưy râu cắh choom cắh vêy ooy ta la tranh văn hoá đhanuôr acoon cóh Việt Nam./.
Những nét văn hóa truyền thống
của đồng bào Ơ Đu tỉnh Nghệ An
Thu Hằng BT
Bà con và các bạn thân mến! Văn hóa truyền thống của đồng bào Ơ Đu ở tỉnh Nghệ An là một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Người Ơ Đu hay còn gọi là người Tày Hạt, thuộc dân tộc ít người, cư trú chủ yếu ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Đồng bào Ơ Đu có khoảng 600 người họ sống xen kẽ với đồng bào Thái, Khơ Mú và người Mông.
Trước kia, người Ơ Đu cư trú 2 bên bờ sống Nậm Mộ, Nậm Nơn, thuộc dãy Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào của tỉnh Nghệ An, nhưng do nhiều biến cố lịch sử nên họ phải dời đi nơi khác hoặc phải ở lẫn vào dân tộc khác. Hiện nay, người Ơ Đu sống rải rác trong nhiều bản của vùng sâu vùng xa thuộc thuộc huyện Tương Dương của tỉnh Nghệ An, nhưng tập trung ở 2 bản Kim Hòa, Sốp Phột, xã Kim Đa.Tiếng Ơ Đu thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me, ngữ hệ Nam Á, nhưng các thế hệ người Ơ Đu còn lại đến giờ quên gần hết tiếng nói. Họ quên cả phong tục, tập quán. Một số rất ít ỏi đều trên 80 tuổi còn nói khoảng 100 từ cả những từ họ còn nhớ đã có sự pha trộn của cả ngôn ngữ Thái và Khơ Mú. Vì thế, những người còn nói được tiếng Ơ Đu thì cộng đồng rất coi trọng. Khi về già, người ơ Đu còn có ý thức học lại ngôn ngữ dân tộc để tìm về cội nguồn. Bà Mạc Thị Tím, Trưởng bản Văng Môn, xã Nga My huyện Tương Dương, cho biết: "Hiện tại mấy cụ già thì biết nói tiếng Ơ Đu, còn những người trẻ hầu hết nói toàn tiếng Thái. Nhưng khi chuyển đến đây rồi thì chúng tôi cũng mở được lớp dạy tiếng Ơ Đu, những tiếng chào hỏi, giao tiếp, mời ăn cơm, mời uống nước thì cũng được học và truyền dạy lại cho con cháu."
Người Ơ Đu sống theo gia đình nhỏ, tính phụ quyền bộc lộ rõ rệt trong gia đình nhiều hơn các dân tộc khác. Người đàn ông toàn quyền quyết định các việc trong gia đình, đàn bà không được hưởng quyền thờ tự. Xưa kia người Ơ Đu sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá và săn thú. Bà Mạc Thị Tím cho biết thêm: "Trước đây các cụ sống trên rừng. Thịt lợn, thịt gà thì thi thoảng mới có và thường ở dưới xuôi. Còn sóc, chuột là thức ăn hàng ngày trong mỗi bữa cơm do thành viên gia đình tự đi kiếm săn bắt hái lượm về cho nên là ngày lễ trong mâm cơm cúng không thể bỏ được những món ăn này. Vì đó là những món ăn quan trọng hàng ngày nên buộc phải có trong mâm cơm cúng."
Người Ơ Đu ở nhà sàn, kiến trúc nhà ở của họ thường có 4 mái, lợp bằng nứa hoặc tranh, đầu nhà quay vào núi, cột nhà chôn xuống dưới đất. Ngôi nhà thường có 4-8 cột, tương ứng với nhà từ 1-3 gian. Khi dựng nhà bao giờ người Ơ Đu cũng dựng cột chính trước. Theo quan niệm của họ thì đó là cột góc ma ở. Sau mới đến các cột góc khác theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Trong nhà, bếp của người ơ Đu có 2 bếp. Ông Lò Văn Cự ở xã Nga My cho biết:"Phong tục tập quán của người Ơ Đu ngày xưa là phải có 2 bếp. Bếp đặt ngoài là bếp tiếp khách, không được nấu nướng, kể cả rau củ quả, thịt… cũng không được nấu mà chỉ được phép nấu cơm, tiếp khách và sưởi ấm. Còn bếp trong là bếp nấu nướng phục vụ bữa ăn gia đình. Phía trên gác bếp thường hay để đồ đan lát, dụng cụ nứa, tre mang trên rừng mà chưa kịp chẻ, đan sản phẩm thì bó lại để trên gác bếp cho khô."
Về Tôn giáo tín ngưỡng của người Ơ Đu, họ gọi hồn là mẹ, ma là bụa, ma nhà là bụa rinh, chi phối mọi hoạt động của gia đình. Khi bị đau ốm họ cùng xin ma nhà đi bước nữa, tức cưới ma khác để vui không làm hại đến mọi người trong gia đình.
Văn hóa truyền thống của đồng bào Ơ Đu ở tỉnh Nghệ An là một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Viết bình luận