J’niêng bhuôih pa chô r’vai t’rí âng đhanuôr Thái coh Tây Bắc
Thứ bảy, 09:50, 10/07/2021
Lâng đhanuôr Thái coh Tây Bắc, t’rí năc muy coh pazêng acoon bh’năn chr’năp coh pr’ăt tr’mông. Tu t’rí căh muy đươi dua ooy bh’rợ pa bhrợ, ting n’năc năc cr’van ga măc âng pr’loọng đong. Chăp t’rí năc tơợ lang ahay, đhanuôr Thái Tây Bắc ơy vêy bh’rợ bhuôih pa chô r’vai đoọng chăp hơnh acoon bh’năn xang đợ t’ngay bhrợ ruộng tông, ha rêê đhuốch.

Coh pazêng lang ahay âng đhanuôr Thái, t’rí năc acoon bh’năn ta luôn ăt tr’đăn lâng acoon manuyh. Bêl Then (pleng) ơy đoọng ha acoon manuyh xiêr ooy k’tiêc ăt mamông năc công vêy t’rí lươt đh’rưah. T’rí đh’rưah lâng manuyh lươt z’lâh c’riing đhâl đoọng xiêr ooy k’tiêc.

Tu cơnh đêêc, đhanuôr lêy t’rí năc bh’năn âng pleng, buôn đươi t’rí ooy bh’rợ bhuôih bhiệc bhan ga măc, năc pr’đươi pa têệt bhlưa manuyh lâng abhô dang đoọng nhăn abhô dang bhrợ t’vaih đhí crêê boo liêm, ha roo a bhoo chặt vaih bâc, bhươl cr’noon têêm ngăn. Bêl ahay, đhanuôr buôn bhuôih abhô k’ruung, abhô da ding k’coong năc đươi bơr p’nong t’rí tăm, bhoọc.

T’cooh Cà Văn Chung, manuyh n’năl ooy văn hoá Thái, hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, coh chr’val Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La xay moon: “T’rí vêy ta lêy pay năc muy coh pazêng muy zệt bơr acoon bh’năn xay p’căh ha c’xêê c’moo coh lịch âng manuyh Thái, t’rí năc acoon bh’năn tr’nơơp âng t’ngay t’mêê, lâh m’pâng ha dum năc giờ acoon xong đong. Đoo bêl vêy manuyh chêệt, manuyh Thái bh’zi t’rí đoọng bhuôih coh bh’rợ lơi abhuy. Acọ, lêệ năc bhrợ bha nuôih băn manuyh lâh chêệt bil chô ooy pleng đoọng manuyh chêệt vêy cr’van công cơnh vêy bh’năn bhrợ ruộng tông coh pleng. R’vai âng manuyh chêệt pa gơi đơc t’rí đhị Đông koai ha, zr’lụ c’noong bhlưa acoon manuyh lâng abhuy, tươc hân noo bhrợ ruộng năc vêy pay t’rí đơơng âng pleng bhrợ ruộng.”

Bêl ahay, đhanuôr Thái coh da ding k’coong Tây Bắc p’loh lơi t’rí ơy ta xay moon đớc, năc ng’đơc púng quai, năc zr’lụ pa tang t’rí, đoọng doọ choom cha ch’noh chr’bêệt âng acoon manuyh, tươc hân noo bhrợ ha rêê ruộng t’mêê năc lươt pay t’rí chô đơợng bhrợ ruộng, ha rêê. Lâng đhanuôr, t’rí năc bh’năn chr’năp coh pr’ăt tr’mông, t’rí năc cr’van vêy chr’năp ga măc pa bhlâng âng pr’loong đong. T’rí xăl c’rơ âng đhanuôr coh bh’rợ ruộng tông, ha rêê đhuôch, glụ n’loong bhrợ đong…

L’lăm ahay năc bhrợ ruộng coh muy hân noo, ra diu năc cêêh đơơng t’rí lươt bhrợ ruộng, coh ha bu acoon p’niên đơơng pa tang. Hân đhơ đươi t’rí pa bhrợ doọ lâh bâc, năc đhanuôr Thái dợ k’rang xay moon ađay đươi pa bhlâng bâc c’rơ âng t’rí lâng bhrợ râu căh liêm crêê lâng t’rí. Tu cơnh đêêc, zập c’moo xang bêl bhrợ têng xang ha rêê đhuốch, ruộng tông, đhanuôr năc vêy j’niêng bhuôih pa chô r’vai âng t’rí coh t’ngay crêê c’xêê liêm, coh giờ la lơớp, p’rá Thái đơc năc chơ mệt, lâng cr’noọ năc rơơm đoọng ha t’rí zập t’ngay bơơn caach cha bhơi coh crâng céch doọ lum râu căh liêm tu a bhướp, bhrooh pa hư…

T’cooh Cầm Vui, manuyh g’lăng z’hai, hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam coh chr’hoong Mường Lát, tỉnh Sơn La xay moon: “Xang bêl bhrợ ha rêê đhuốch, clung ruộng xang, bêl p’loh t’rí c’rooc ooy câng apêê đoo buôn bhrợ bh’rợ bhuôih r’vai đoọng ha t’rí. Pr’loọng đong hân đoo năc ma bhrợ coh pr’loọng đong n’năc, đoọng chăp hơnh acoon t’rí năc vêy g’lêêh c’rơ zooi acoon manuyh bhrợ ha rêê đhuốch, ruộng tông zr’năh k’đhap, năc vêy ha roo, ch’neh đoọng cha. Bêl p’loh ooy crâng cha bhơi k’tang, rơơm kiêng t’rí doọ crêê a bhươp, abhiêng căp cha, doọ crêê bhrấp n’tộ ooy ta huung đhậu. Tươc hân noo bhrợ ha rêê đhuốch, ruộng tông năc văl chô ooy c’la đong, bhươl cr’noon đoọng zooi acoon manuyh bhrợ ha rêê đhuốch, ruộng tông.”

J’niêng bhuôih pa chô r’vai t’rí doọ ta bhrợ bâc cơnh. C’la đong ra văng apậ bhuôih pa chô r’vai t’rí pazêng vêy: Muy p’nong a tứch ta uh, đh’rưah muy chom x’rong, chom buah, bá p’nang lâng muy đhia a vị đêệp. Apậ bhuôih xang bêl ra văng xang năc vêy ta đơơng âng đơc đhị m’pâng đong, đơc đhị m’pâng pazêng p’nong t’rí. P’căn một (năc ađoo bhuôih) tợt da dzon bhuôih. Bhuôih xang, p’căn bhuôih téc lêệ a tứch lâng lúc m’bưi bhooh, k’puốt lâng a vị đêệp, tôm lâng axậ prí, lâng bhơi đoọng ha pazêng p’nong t’rí cha lâng n’toh chom buah ooy acọ t’rí.

T’cooh Cà Văn hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, ăt coh chr’val Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La xay moon: “T’rí ơy zooi đoọng ha c’la bâc pa bhlâng bh’rợ, ha dợ bâc manuyh bhrợ râu căh liêm crêê lâng t’rí, tu cơnh đêêc c’la đong bhrợ a pậ bha nuôih n’nâu đoọng xay moon pa chô râu n’lât âng đay lâng t’rí lâng gr’hoót năc xay bhrợ liêm crêê lâh mơ coh cr’chăl ha y. Rơơm kiêng t’rí ta luôn mamông k’rơ.”

Xã hội ting t’ngay dưr vaih k’rơ liêm, đhanuôr bhrợ ha rêê đhuốch coh bâc zr’lụ ơy đươi máy móc coh bh’rợ pa bhrợ xăl c’rơ acoon manuyh, c’rơ âng t’rí, pazêng acoon t’rí năc dợ bh’năn ting pa dưr kinh tế bâc pa bhlâng ha pr’loọng đong. Tu cơnh đêêc, coh bâc zr’lụ, đhanuôr Thái năc dợ bhrợ bh’rợ bhuôih pa chô r’vai t’rí.

J’niêng bhuôih pa chô r’vai t’rí công năc muy j’niêng cr’bưn liêm pr’hay, xay p’căh loom luônh liêm crêê, râu liêm crêê âng acoon manuyh ghít pa bhlâng âng manuyh Thái Tây Bắc./.

Tục cúng vía trâu của đồng bào Thái ở Tây Bắc

(PV Tòng Anh)

Với đồng bào Thái ở Tây Bắc, trâu là một trong những con vật nuôi rất quan trọng trong đời sống. Bởi trâu không chỉ phục vụ sản xuất, mà còn là tài sản lớn của các gia đình. Quý trọng trâu  nên từ xa xưa, đồng bào Thái Tây Bắc đã có tục cúng vía trâu để tạ ơn vật nuôi sau khi mùa cày cấy đã xong.

Trong các truyền thuyết của đồng bào Thái, trâu là con vật luôn gắn với con người. Khi Then (trời) cho loài người xuống trần gian sinh sống thì cũng có trâu đi cùng. Trâu cùng người đi qua cửa "Đán kẹo ưởng" (đá biết nhai) để xuống trần gian.

Vì thế, đồng bào coi trâu là thánh vật, thường dùng con trâu làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa người và thần linh để xin thần linh ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường an bình. Ngày xưa, đồng bào thường cúng tế thần sông, thần núi bằng cặp trâu đen, trắng (tế đăm, đón).

Ông Cà Văn Chung, người am hiểu về văn hoá Thái, hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, ở xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết:"Trâu còn được chọn là một trong mười hai con vật tượng trưng cho thời gian trong lịch Thái, nó là con vật đầu tiên của ngày mới, sau nửa đêm là giờ con chuột. Mỗi khi có người chết, người Thái đều mổ trâu để làm đám. Đầu, thịt làm cỗ để tiễn đưa hồn người chết lên trời siêu thoát. Nhưng quan trọng nhất là, hồn của trâu sẽ được theo hồn người chết lên trời để người chết có tài sản cũng như sức kéo khi làm ruộng trên cõi trời. Hồn người chết sẽ gửi trâu lại tại "Đông koai ha", nơi ranh giới giữa người và ma, đến mùa làm ruộng mới lấy trâu lên trời để cày bừa."

Ngày xưa, đồng bào Thái ở miền núi TâyBắc thả trâu vào nơi quy định gọi "púng quai", tức bãi chuyên thả trâu, để không phá hoại mùa màng của con người, đến vụ mới tìm trâu về để cày bừa ruộng nương. Đối với đồng bào, trâu là vật nuôi rất quan trọng trong đời sống, trâu là cả một tài sản có giá trị lớn của gia đình. Trâu thay sức người trong công việc ruộng nương, kéo gỗ dựng nhà…

Trước đây chỉ làm ruộng một vụ, buổi sáng dắt trâu đi cày, buổi chiều trẻ con sẽ đi chăn trâu. Mặc dù chỉ dùng sức trâu ít như vây, nhưng đồng bào Thái vẫn băn khoăn rằng mình đã dùng quá sức và đối xử không nên, không phải với trâu. Bởi vậy hàng năm, sau khi cấy xong vụ mùa, bà con có tục "pành khuồn quai" (cúng vía trâu) vào ngày lành, giờ tuất, tiếng Thái là "chơ mệt", nghĩa là giờ kín đáo, với hàm ý là cầu phúc cho trâu hàng ngày ăn cỏ trong rừng nơi kín đáo ít gặp tai hoạ do hổ báo, lang sói....

Ông Cầm Vui, nghệ nhân, hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La, cho biết: "Sau khi trồng cấy xong, trước khi thả trâu vào rừng người ta làm lễ cúng sửa vía cho trâu. Nhà nào nhà ấy tự làm lấy, để tạ ơn trâu đã có công giúp con người cày bừa mệt nhọc, mới có thóc, lúa để ăn. Khi thả vào rừng ăn cỏ, mong trâu không bị hổ báo ăn thịt, không bị trượt chân rơi xuống vực sâu. Đến mùa cày cấy thì trở lại với chủ nhà, bản mường để tiếp tục giúp con người cày bừa ruộng nương."

Tục cúng vía trâu không cầu kỳ. Chủ nhà chuẩn bị mâm cúng vía trâu gồm:  Một con gà luộc sẵn, cùng bát canh, chén rượu, trầu cau và đĩa xôi. Mâm cúng sau khi chuẩn bị xong được bê xuống dưới sàn nhà, đặt vào trung tâm đàn trâu. "Bà một" (Tức bà cúng) ngồi xổm cúng. Cúng xong, bà cúng xé thịt gà với ít muối trộn nắm xôi, gói lá chuối, nắm cỏ non cho từng con trâu ăn và đổ chén rượu lên đầu trâu. 

Ông Cà Văn hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, ở xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết: "Trâu đã giúp cho chủ được nhiều việc, vậy mà nhiều khi chủ đã không tốt với trâu, nên chủ làm mâm cúng này để tạ lỗi với trâu và hứa sẽ đối xử tốt hơn trong thời gian tới. Cầu chúc trâu luôn khỏe mạnh."

Xã hội ngày một phát triển, nông dân nhiều vùng giờ cơ giới hóa trong sản xuất thay sức người, sức trâu, nhưng con trâu vẫn là con vật góp phần mang lại giá trị kinh tế lớn cho nhiều gia đình. Vì thế, ở nhiều nơi, đồng bào Thái vẫn duy trì tục cúng vía trâu.

Tục cúng vía trâu cũng là một tập quán tốt đẹp, biểu thị lòng nhân hậu, tính nhân văn sâu sắc của người Thái Tây Bắc./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC