J’niêng cr’bưn ắt xoọl âng manứih Thái zr’lụ Tây Bắc
Thứ sáu, 16:26, 26/03/2021
Hân noo ha pruốt nắc hân noo p’lêê p’coo dưr pô váih liêm, lâng hân noo ha pruốt nắc cung hân noo đoọng zâp apêê pân jứih pân đil acoon cóh Thái zr’lụ k’coong ch’ngai Tây Bắc, chấc lêy tr’năl đh’rứah, tr’pay diịc điêl. Ooy pr’ắt tr’mung diịc điêl, đhanuôr Thái cóh zr’lụ Tây Bắc vêy mưy j’niêng cr’bưn pr’hay chr’nắp, nâu đoo nắc k’diịc chô ắt ooy đông k’điêl xang bêl xay xơ.

 

Bêl ahay, ting cơnh j’niêng cr’bưn âng manứih Thái Tây Bắc, bêl apêê pân đil kiêng vêy ngai, kiêng tr’pay diịc điêl, đông n’jứih nắc lêy ra văng m’bứi bhlâng bơr pêê g’lúh lướt ta moóh đhị đông n’đil, xang nặc vêy choom tr’pay xay xơ.

G’lúh lưm ta moóh tr’nơợp, k’căn n’jứih nắc đh’rứah lâng mưy n’đil lơơng cóh tô bhúh lướt ooy đông n’đil đoọng tr’lưm, prá xay, chấc lêy năl liêm ghít ooy pr’loọng đông ma mai. Buôn lêy g’lúh nâu nắc vêy pân đil bơr đắh a’năm tr’lưm, ta moon nắc pay chóm. G’lúh bơr, đắh đông n’jứih nắc âng đơơng prí ngam, a’tao đha hưm lướt prá xay liêm ghít đắh bhiệc lướt zước, xay xơ đoọng ha nhi n’đil n’jứih-ta moon nắc vay cuổi ỏi. G’lúh 3, đông n’jứih nắc k’đươi manứih bhrợ bhr’la lướt cớ ooy đông n’đil prá xay liêm ghít lấh, âng đơơng búah, a’vị đêệp, a’xiu ta bóh zâp mơ bơr pêê a’pướih. G’lúh nâu nắc doọ ơy moon váih a’ọc, hân đhơ cơnh đêếc nắc lêy vêy a’tứch ta úh pa chêện-ta moon nắc vay lảu cáy. G’lúh puôn nắc ta moon vay lảu mù.

G’lúh nâu nắc lêy váih a’ọc, a’tứch đoọng bhrợ cha, lâng vêy ting pấh liêm zâp âng đhi noo, bhúh xoọng, vel bhươl. T’coóh Cầm Vui, nghệ nhân, hội viên Hội pr’hát xa nưl bh’lêê bh’la Việt Nam cóh chr’hoong Mường La, tỉnh Sơn La đoọng năl: “Đhị g’lúh nâu, 2 đắh pr’loọng đông nắc đh’rứah lêy pazưm đươi zâp đắh bh’rợ, đông n’đil zước nhăn ha mơ đồng bạc bhoóc, zên băn par âng k’conh k’căn n’đil, cr’chăl ặt cóh đông n’đil ha mơ đenh... nắc bêl đêếc đông n’jứih vêy choom lêy pay t’ngay c’xêê liêm choom đoọng bhrợ têng bhiệc bhan xay xơ đoọng ha diịc điêl p’niên.”

Lấh mơ, ooy g’lúh 4, đông n’jứih nắc lêy vêy manứih bhrợ bhr’la, âng đơơng c’bhúh apêê đắh đông n’jứih lướt ooy đông n’đil, bhrợ têng zâp bh’rợ bhuốih cáih ting j’niêng cr’bưn. Đhị g’lúh tr’lưm nâu cắh choom cắh vêy hát prá ta moóh ta ơơi âng 2 anhi bhrợ bhr’la. G’lúh hát, bhui har nâu choom bhrợ đenh toong r’dưm t’ngay ha dợ doọ vêy xơợng ga lêếh. Cung tơợ t’ngay nâu, pân jứih bơơn k’điêl nắc váih mưy cha nặc bhlâng cóh pr’loọng đông. Pân jứih nâu ắt xoọl, đoọng lêy pa chô đợ c’rơ g’lêếh băn zư âng k’căn k’conh n’đil, lâng nắc cung đoọng diịc điêl p’niên vêy cr’chăl t’ngay pa bhrợ, cha cha, k’rong t’bơơn zên bạc bêl k’noọ glúh ặt lalay. T’coóh Tòng Văn Hịa, chr’val Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đoọng năl: “Ooy cr’chăl ắt cóh đông cha chúih da da đenh hay cắh nắc đắh k’căn k’conh n’đil lêy quyết định, hân đhơ cơnh đêếc, m’bứi bhlâng cung tơợ mưy c’moo tước 2 c’moo nắc a’tếh, vêy ngai nắc tơợ 3 tước 5 c’moo nắc vêy choom pay đơơng chô ma mai. Hân đhơ cơnh đêếc, cung ting lêy pr’ắt tr’mung âng zâp pr’loọng đông, ha dang đông n’jứih m’bứi manứih, cắh vêy ngai pa bhrợ nắc ặt cóh đông n’đil mơ mưy c’moo cung choom zước pay đơơng chô ma mai lâng đợ k’căn k’conh n’đil đoọng nắc vêy choom.”

Ooy cr’chăl nâu, n’jứih nâu cung bơơn ta lêy nắc mưy manứih bhlâng cóh pr’loọng đông, đợ râu bơơn bhrợ nắc zêng zr’nưm. Tu cơnh đêếc, vêy đợ pr’loọng đông tước 3, 4 lang, lâng bấc diịc điêl đh’rứah ắt ma mung ha dợ cung têêm ngăn, zư liêm choom pr’ắt tr’mung liêm ta níh âng pr’loọng đông. P’căn Cà Thị Thịnh, cóh vel Co Pục, chr’val Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đoọng năl: “Ma mai, xa xao bêl ahay cung zr’nắh k’đhạp cơnh lêy méh zi lưa, dưr đấh lấh lâng zâp ngai. tơ ợ bhiệc ặt cha, lướt vốch, prá xay zêng lêy liêm choom. ma mai nắc lấh bhiệc t’bhlâng p’zay bhrợ têng, bhriêl choom bhiệc đông, nắc lêy choom t’taanh dz’dzặc đợ khăn piêu, n’đoóh a’doóh. Ha dợ n’jứih nắc lêy bhrợ đợ bhiệc hi lêệng lấh, choom dzặc bhrợ đợ pr’đươi chr’nắp đươi dua cóh đông, ra diu dưr đấh đoọng zrật a’chị, a’vịng lướt pa bhrợ... bhrợ cơnh đêếc nắc vêy choom lêy ma mai xa nao đha nui tr’út liêm, bơơn k’căn k’conh, bhúh xoọng hơnh déh.”

Xã hội pa dưr pa xớc, xoọc đâu j’niêng cr’bưn ắt cóh đông n’đil ooy zâp vel bhươl manứih Thái Tây Bắc doọ dzợ pa ép. Hân đhơ cơnh đêếc, dzợ bấc pr’loọng đông manứih Thái dzợ zư đợc j’niêng cr’bưn nâu, doọ dzợ pa ép đắh cr’chăl v’moo đoọng bhrợ liêm buôn ha zâp apêê diịc điêl p’niên têêm ngăn pr’ắt tr’mung. Đhanuôr ta luôn lêy nâu đoo nắc mưy j’niêng cr’bưn chr’nắp liêm ooy pr’ắt tr’mung diịc điêl./.

 

Tục ở rể của người Thái ở vùng Tây Bắc

                                            VOV5

Mùa xuân là mùa cây trái đâm chồi nảy lộc và mùa xuân cũng là mùa để các chàng trai, cô gái dân tộc Thái ở vùng cao Tây Bắc, tìm hiểu nhau để kết duyên vợ chồng. Trong đời sống hôn nhân, đồng bào Thái ở vùng Tây Bắc có một tục lệ rất độc đáo, đó là tục ở rể sau cưới.

Trước đây, theo phong tục tập quán của người Thái Tây Bắc, khi nam nữ đem lòng yêu nhau, muốn tiến tới cuộc sống hôn nhân, nhà trai phải chuẩn bị ít nhất vài ba cuộc ăn hỏi tại nhà gái mới được tổ chức lễ thành hôn.

Cuộc thứ nhất, mẹ chàng trai sẽ cùng một người phụ nữ khác trong họ đến nhà gái để gặp gỡ, trò chuyện, tìm hiểu sơ bộ về gia đình cô dâu tương lai. Thường cuộc này chỉ có phụ nữ 2 bên gia đình gặp nhau (gọi là pay chóm). Cuộc thứ hai, nhà trai sẽ chủ động mang chuối ngọt, mía thơm đến trò chuyện cụ thể về việc cưới xin cho chàng trai và cô gái (gọi là vay cuổi ỏi). Cuộc thứ ba, nhà trai sẽ nhờ mai mối tiếp tục đến nhà gái thưa chuyện kỹ hơn, mang theo ít thực phẩm như rượu, nếp xôi, cá nướng đủ vài mâm cơm. Cuộc này không bắt buộc có lợn, nhưng phải có đôi gà luộc chín sẵn ( gọi là vay lảu cáy). Cuộc thứ tư, ( gọi là vay lảu mù).

Cuộc này, bắt buộc phải có lợn, gà để mổ ăn, với sự hiện diện đông đủ của anh em, họ hàng nội ngoại của cô gái và bà con lối xóm. Ông Cầm Vui, nghệ nhân, hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La cho biết: "Tại cuộc này, cả 2 bên gia đình sẽ cùng thống nhất về mọi thủ tục, nhà gái thách cưới bao nhiêu đồng bạc trắng, tiền công ơn sinh thành của bố mẹ cô dâu, thời gian ở rể bao lâu…thì lúc đó nhà trai mới chọn ngày lành, tháng tốt để tổ chức đám cưới cho đôi vợ chồng trẻ."

Đặc biệt ở cuộc thứ 4, nhà trai bắt buộc phải có ông mai, bà mối, dẫn đoàn nhà trai sang nhà gái, thực hiện mọi nghi thức theo phong tục tập quán. Tại cuộc gặp này  không thể thiếu tục hát đối giữa mai mối hai nhà. Cuộc vui, hát đối có thể kéo dài thâu đêm, suốt sáng mà không hề thấy mệt mỏi. Cũng kể từ ngày này, chàng rể chính thức trở thành thành viên trong gia đình. Chàng trai ở rể nhà gái, để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ nhà gái, một phần cũng để đôi vợ chồng trẻ có thời gian lao động, sản xuất, tích góp của cải, vật chất trước khi ra ở riêng. Ông Tòng Văn Hịa, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, cho biết: "Thời gian ở rể bao lâu sẽ do bố mẹ nhà gái quyết định, nhưng ít nhất cũng phải từ một năm, đến hai năm trở lên, có trường hợp từ 3-5 năm thì mới được đề đạt việc tổ chức đón dâu về. Tuy nhiên, cũng tuỳ thuộc hoàn cảnh của từng gia đình, chẳng hạn nhà trai neo người, không có người lao động thì ở rể được 1 năm cũng có thể xin phép đón dâu về và phải được sự nhất trí của bố mẹ cô dâu.” 

Trong thời gian này, người con rể cũng được coi là thành viên chính thức của gia đình, của cải vật chất làm ra đều là tài sản chung. Chính vì thế, có những gia đình có đến 3-4 thế hệ, với nhiều đôi vợ chồng cùng chung sống mà vẫn hạnh phúc, giữ được tôn ty trật tự, nếp sinh hoạt của gia đình. Bà Cà Thị Thịnh, ở bản Co Pục, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết: "Dâu, rể ngày xưa cũng khá vất vả như phải thức khuya, dậy sớm hơn so với mọi người. Từ việc ăn ở, đi đứng, nói năng đều phải có tắc phép. Con dâu thì ngoài việc chăm chỉ chịu khó, giỏi nội trợ, còn phải khéo tay thêu thùa khăn piêu, se tơ, dệt vải. Con rể, ngoài làm những công việc nặng nhọc thì còn phải biết tranh thủ đan lát một số vật dụng trong nhà, sáng sớm dạy trước để mài dao, cuốc lên nương…làm được như vậy mới được coi là dâu hiền, rể thảo, được cha mẹ, họ hàng khen ngợi."

Xã hội phát triển, ngày nay tục ở rể trong các bản mường người Thái Tây Bắc không còn bắt buộc nữa. Tuy nhiên, hiện nhiều gia đình người Thái vẫn duy trì tập tục này, có điều không gò ép về thời gian như trước để tạo thuận lợi cho các cặp vợ chồng trẻ ổn định cuộc sống. Bà con luôn coi đây một phong tục mang tính nhân văn sâu sắc trong đời sống hôn nhân./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC