Ting cơnh t’cooh Hùng Đại Kỳ, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh Hà Giang, tơợ bêl apêê diíc điêl n’niên ca coon, đhơ coon t’ha căh cợ coon t’tun nắc cung bhrợ bhiệc đớc đh’nớc đọong ha p’niên. Bêl ơy chơih pay t’ngay c’xêê lâng k’dua apêê lơơng coh pr’loọng đong, tô k’bhuh tước pâh pa zập, bhiệc bhan đớc đh’nớc nắc ha dợ bhrợ têng đhị đong p’niên tơợp pr’ang. T’cooh Hùng Đại Kỳ đoọng năl: “Bhiệc bhan nâu nắc a bhướp, a dêi trực tiếp coh k’bhuh xoọng bhrợ lễ 3 chu coh ra diu, bhrợ pươih ch’na, cr’liêng a tưch xang nắc xay moon lâng k’bhuh xoọng đoọng đớc đh’nớc, pr’loọng đong vêy pa xoọng ma nuyh coh đong lâng zước đoọng ha acoon a châu vêy đh’nớc âng pr’loọng pay đớc.”
Cơnh c’xu nắc bhiệc đớc đh’nớc nắc bêl ra diu ra dương lâng bhiệc bhuôih a bhô đong. Bha nuôih đoọng bhuôih nắc lêy cơnh pr’đơợ âng pr’loọng đong c’la lâng đớc đh’nớc coon t’ha căh cợ coon t’tun. Ha dang coon t’ha nắc cơnh lâng pr’loọng z’zăng apêê ra văng a’ọc 30-40kg lâng a tưch, đh’rưah k’dua apêê đăh đong k’điêl tước pâh lêy. T’cooh Giàng Seo Gà, bêl a’hay nắc bhrợ Giám đốc Trung tâm văn hoá thể thao truyền thông thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai đoọng năl: “Bêl bhrợ bhiệc bhan đớc đh’nớc nắc ra văng 1 p’nong a’ọc, 2 p’nong a tưch (1 gôông, 1 căn) đoọng t’đang r’vai, xay moon lâng abhô dang chô lêy bhiệc đớc đh’nớc đoọng ha p‘niên. Apêê nắc pay bha ar ooch đhị zr’lụ p’niên pr’ang đoọng xay moon lâng abhô dang năl p’niên ơy vêy mặt coh pr’ặt tr’mông lâng vêy đh’nớc đoọng ng’đớc, rơơm đoọng ha p’niên bơơn abhô dang zooi chroi đoọng c’rơ tr’mông liêm crêê.”
Bhiệc đớc đh’nớc âng đhanuôr Mông cơnh têh ky nắc cơnh buôn bhrợ bhlầng âng ma nuyh Mông moon za zưm. Ha dợ bhiệc đớc đh’nớc ca coon, pa bhlầng nắc cơnh lâng coon t’ha đhị bấc apêê ma nuyh Mông lơơng nắc vêy cơnh lalay tr’bứi. Nắc cơnh ma nuyh Mông đhị zr’lụ Vân Hồ, tỉnh Sơn La, bêl bhrợ bhiệc đớc đh’nớc coon t’ha nắc k’dua ma nuyh chô bhuôih t’đang r’vai chô. T’cooh Tráng Á Lứ đhị vel Hua Tạt, chr’hoong Vân Hồ, tỉnh Sơn La xay moon: “Bhiệc đớc đh’nớc coon t’ha nắc aconh căn đớc đh’nớc, xang nắc t’đang ma nuyh chô bhuôih. Bha nuôih vêy 1 p’nong atưch căn đoọng xay moon lâng abhô dang nắc vêy muy cha nắc t’mêê. 1 p’nong a tưch gôông, 1 p’nong atưch căn đớc coh pr’loọng đoọng gr’hoọt moon lâng a bhô dang coh pleng nắc ơy vêy đoọng 1 p’nong coon, zước tơợ dang pleng đoọng ma nuyh ca căn vêy bấc đác toh băn ca coon. Xọoc đêêc, vêy k’bhuh đhưưng cha gâr, n’toong chiing coh pr’loọng. Ha dang pr’loọng đong vêy cr’van nắc bhuôih a’ọc clơợng mơ 20kg dzợ. Xang đêêc nắc zập c’moo bhrợ sinh nhật muy chu.”
Bêl bhuôih bha nuôih ma mông xang nắc bha nuôih nâu apêê pay lệêng, cut pay lệê xang zệê đớc coh pươih pa tớt coh r’piing bhuôih abhô dang đoọng bhuôih 1 chu dzợ. T’cooh Giàng Seo Gà, bêl a hay nắc bhrợ Giám đốc Trung tâm văn hoá thể thao truyền thông thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai truih: “Bêl ơy đớc pươih bha nuôih ca’cọh abhô dang 1 chu dzợ nắc đớc ch’na đh’năh lâng k’dua apêê pâh lêy. Bêl a hay, đong vêy coon n’đil đoọng pay k’diic nắc tơợ bêl coon n’đil vêy ca coon buôn k’dua aconh căn đay k’rang lêy, pa too pa đhep ca coon… nắc da dêi đăh căn vêy 2 đồng bạc bhoóc, bha bhuớp da dêch zập cha nắc 2 đồng, nga ngăh nắc 5 đồng… lâng pazêng ngai bơơn k’dua tước pâh bhiệc bhan đớc đh’nớc nâu cung vêy đơơng xa nập lâng bhr’nặ đoọng ha p’niên. Zập ngai cung choom đơơng ch’na cha, đác âm tước chroi k’rong đoọng ha bhiệc bhan.”
Lâng đhanuôr Mông, bhiệc đớc đh’nớc ca coon nắc c’leh tr’nơợp pa căh rau dưr vaih âng muy lang coon ma nuyh. Nâu đoo nắc cung muy coh pazêng chr’năp liêm coh grăng văn hoá ty đanh âng đhanuôr Mông. Chr’năp văn hoá ty đanh nâu dzợ xoọc bơơn đhanuôr Mông đhị Việt Nam zư liêm./.
Nghi lễ đặt tên cho trẻ của đồng bào Mông ở Tây Bắc
Giàng Seo Pùa
Đồng bào dân tộc Mông sinh sống tập trung ở miền núi vùng cao thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng và một số tỉnh Tây Nguyên. Với đồng bào Mông, con người từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt về với tổ tiên phải trải qua nhiều nghi lễ, trong đó có nghi lễ đặt tên cho trẻ khi mới được sinh ra. Lễ đặt tên của người Mông thể hiện quan niệm tư tưởng và văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng là tiêu chí để phân biệt người này với người kia và để xưng hô giao tiếp trong cuộc sống sau này của đứa trẻ. Bởi vậy nghi lễ đặt tên cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng.
Theo như ông Hùng Đại Kỳ, Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Hà Giang, sau khi vợ chồng sinh con, bất kể con đầu lòng hay con thứ bắt buộc phải làm lễ đặt tên cho đứa trẻ. Khi đã chọn được ngày, giờ, và mời những thành viên có liên quan trong gia đình dòng họ đến đông đủ, lễ đặt tên mới chính thức được tổ chức tại gia đình, nơi có đứa trẻ ra đời. Ông Hùng Đại Kỳ cho biết: "Lễ đó do ông, chú trực tiếp trong dòng họ làm lễ 3 buổi sáng, làm mâm cơm có con gà, quả trứng rồi báo cáo với tổ tiên ông bà làm lễ đặt tên, gia đình có thêm thành viên và xin cho con cháu có được tên trong gia đinh đã lựa chọn".
Thông thường lễ đặt tên được bắt đầu từ sáng sớm tinh mơ với việc cúng trình báo ma nhà. Lễ vật để làm lễ đặt tên tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình và sinh con đầu lòng hay con thứ. Nếu là con đầu lòng mà gia đình có điều kiện thì chuẩn bị con lợn khoảng 30-40kg và gà, đồng thời mời nhà bên ngoại đến chứng kiến. Ông Giàng Seo Gà, nguyên Giám đốc Trung tâm văn hóa thể thao tuyền thông thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai, cho biết:"Khi làm lễ đặt tên thì chuẩn bị 1 con lợn, 1 đôi gà trống và mái để gọi hồn, báo cáo tổ tiên về chứng kiến lễ đặt tên cho đứa trẻ. Người ta sẽ lấy giấy bản ra là đốt vào khu buồng mà em bé được sinh ra đó để thông báo cho hồn ma nhận ra em bé báo cáo tổ tiên để ghi nhận em bé có mặt trên đời và có tên gọi, cầu mong em bé được tổ tiên ghi nhận và phù hộ cho."
Lễ đặt tên của đồng bào Mông như trên là cách thông thường nhất của người Mông nói chung. Còn lễ đặt tên cho con cái, nhất là con đầu lòng ở 1 số nhóm người Mông khác thì có sự khác biệt đôi chút. Chẳng hạn như người Mông ở vùng Vân Hồ, tỉnh Sơn La, khi làm lễ đặt tên cho con đầu lòng phải mời thày cúng về gọi hồn vía. Ông Tráng Á Lứ ở bản Hua tạt, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, chia sẻ: "Lễ đặt tên đầu tiên cho con đầu tiên bố mẹ đặt tên cho con là gì, sau đó mời thày cúng về để làm lễ. Lễ gồm 1 con gà mái để gọi thông báo với tổ tiên là gia đình có 1 nhân sự mới. 1 đôi gà 1 mái 1 trống đứng ở trước cửa để hứa với tổ tiên thần trời rằng ông trời đã cho gia đình người con thì xin thần trời cho người mẹ nhiều sữa để nuôi dưỡng đứa trẻ. Khi đó thì có dàn trống chiêng đánh trống dưới cửa nữa. Nếu gia đình có điều kiện thì làm lễ với con lợn 20kg. Sau đó thì mỗi năm lại làm lễ sinh nhật 1 lần."
Sau khi cúng lễ vật sống thì các con vật được làm thịt, khi thịt chín thì lại bày lên mâm để đặt lên bàn thờ tổ tiên để cúng 1 lần nữa. Ông Giàng Seo Gà, nguyên Giám đốc Trung tâm văn hóa thể thao tuyền thông thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai kể: "Khi đồ chín bày lên mâm khấn tổ tiên 1 lần nữa rồi sau đó mới bày thức ăn, mời bên ngoài đến chứng kiến. Ngày xưa khi gia đình có con gái gả đi, sau khi con gái sinh con thì thường nhờ bên nhà ngoại chăm sóc và trông nom dạy dỗ… thì ông cậu sẽ có 2 đồng bạc trắng, bà ngoại ông ngoại, mỗi người 2 đồng, bà cô có thể là 5 đồng…và những người được mời đến dự lễ đặt tên thì cũng mang theo trang phục cho em bé và cái địu, tã lót cho em bé. Mọi người cũng có thể mang theo đồ ăn thức uống đến để đóng góp cho buổi lễ."
Với đồng bào Mông, lễ đặt tên là mốc đầu tiên đánh dấu sự tồn tại của một đời người. Đây cũng là một trong những nét độc đáo trong kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Nét văn hóa truyền thống đặc sắc này vẫn đang được công đồng người Mông ở Việt Nam bảo tồn, gìn giữ./.
Viết bình luận