Liêm chr’nắp đợ vòng xoang
Thứ bảy, 00:00, 07/12/2019
Đhị đh’rông óih jông cát liêm, c’léh pr’dzoọng âng zâp apêê pân đil Gia Rai, Ba Na đhị vòng xoang laliêm, độp ba boọl bêl ôộm n’dza, pazưm đh’rứah lâng đợ pr’hát bh’lêê bh’la cơnh mưy râu chr’nắp pr’hay bhlâng... T’ruíh Văn hoá đhi noo hêê acoon cóh bêl đâu, ahêê nắc đh’rứah chấc lêy năl ooy đợ râu liêm pr’hay đắh văn hóa đhanuôr Tây Nguyên ma bhưy chr’nắp.

Đhị vel văn hoá Du lịch zâp acoon cóh Việt Nam cóh Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đhị tang đông gươl ga mắc dal cơnh pla chuung, đhanuôr Gia Rai cóh chr’val Ia Phí, chr’hoong Chử Pả, tỉnh Gia Lai xoọc ma cr’đhơợng têy ma t’nơớt hát ting vòng xoang ga mắc. Bh’dzang lướt đh’rứah, dzung a’tâm bh’dzang lăm, dzung a’đai t’tưn, đợ tr’pang têy cắh ha mơ tr’lơi, đhiêr lướt ting vòng tròn ta toọn âng kim đồng hồ ting xa nưl chiing dưr chr’va xưl. Nâu đoo nắc vòng xoang ooy đắh bhiệc bhan đắh ta rí hơnh déh chiến thắng âng đhanuôr Gia Rai.

Ooy vòng xoang pr’hay chr’nắp, pr’hát Gặt lúa đông xuân dưr chr’va xưl, bhrợ pa dưr đợ bhr’dzang dzung dưr lướt âng apêê pân jứih pân đil Khơ me, Ê Đê, Mường, Raglai... ắt pazưm ooy vòng xoang: “Điệu xoang âng zâp apêê pr’zợc Tây Nguyên bhrợ acu k’noọ tước điệu xoè âng Tây Bắc. Hân đhơ cơnh đêếc, điệu xoang âng Tây Nguyên vêy mưy cơnh lalay pr’hay lấh. Buôn t’nơớt chi ớh lấh mơ. Zâp ngai nắc lêy kiêng moót pấh bhrợ lâng vòng xoang âng zâp apêê pr’zợc Gia Rai xoọc đâu. Pr’hay bhlâng.”

Nắc râu xay moon âng t’coóh Đinh Ngọc Lương, manứih Mường cóh Hoà Bình bêl t’mêê xang múa xoang. Anoo Ksor Phúc cóh chr’val Ia Phí xay moon, manứih Gia Rai vel đay vêy bấc râu điệu xoang: “Bài múa pr’hay bhlâng. Ting lêy lâng bhiệc bhan, hơnh déh cha đắh ta rí hơnh chiến thắng vêy mưy bài múa lalay, bêl vêy manứih bil nắc vêy mưy râu điệu lalay, hơnh déh cha ha roo t’mêê nắc cung lalay. Cóh têy p’gớt ha dưr zâp cơnh liêm pr’hay ting xa nưl âng chiing.”

T’coóh Nay Kỳ Hiệp, Phó Gíam đốc Sở văn hoá thể thao lâng du lịch tỉnh Gia Lai, mưy manứih đhanuôr Gia Rai cóh chr’hoong Chư Pả nắc vêy xay moon ooy điệu xoang cơnh đâu: “Manứih Tây Nguyên moon tước xoang nắc apêê k’noọ tước bhiệc lơi a’bhưy bấc lấh múa. Xoang nắc mưy râu lấh mơ múa đoọng xay moon bhiệc đươi dua cóh bhiệc bhan lơi a’bhưy cơnh cóh zr’lụ Tây Nguyên. Pa đhang moon cơnh vêy xoang nắc apêê năl vêy múa zr’lụ lơi a’bhưy hay cắh. Xoang A Ráp, A Ráp n’jứah nặc pr’đợc đoọng ha chiing nắc chiing nâu nắc đoọng ha manứih bil. Bài chiing nâu ha dang đoọng n’toong chi ớh bhui har nắc m’bứi a’năm, lấh mơ nắc đoo ha bhiệc lơi a’bhưy. Cơnh đêếc, xoang nắc bấc điệu, bấc cơnh lalay. Zâp zr’lụ vêy mưy cơnh t’nơớt lalay cơnh. Hân đhơ cơnh đêếc, lêy zr’nưm nắc vêy mưy cơnh t’nơớt chr’nắp lấh nắc mưy cr’đhơợng têy lướt đhiêr đh’rứah đhị ping xal manứih bil, t’nơớt ting xa nưl chiing. Ting xa nưl chiing cơnh đêếc nắc lêy lướt rạch ta toọn lâng kim đồng hồ. Nâu đoo nắc tu apêê kiêng bh’dzang lướt liêm buôn đắh dzung a’tâm, nắc lêy bh’dzang ta toọn cơnh đêếc.”

 Đhanuôr lâng pr’zợc nha nhêr! Bhiệc lơi a’bhưy âng t’coóh Nay Kỳ Hiệp, Phó giám đốc Sở Văn hoá Thể thao lâng du lịch tỉnh Gia Lai t’mêê xay moon bơơn đhanuôr Gia Rai moon nắc bhiệc bhan Pơ thi. Nâu đoo nắc mưy t’ngay bhiệc bhan ga mắc âng vel đông. Cung xay moon cớ lâng đhanuôr pr’zợc nắc manứih Gia Rai tước đâu dzợ zư đợc ắt mamung đơơng tô k’căn. Ting cơnh j’niêng cr’bưn âng apêê đoơng tô k’căn, bêl chêết bil nắc zêng tập lơi pa zưm đh’rứah mưy boọng. ooy đêếc, zâp t’rang lêy ra pặ tr’đăn đh’rứah xang nặc lêy đợc t’gơn. Bêl t’rang dal tước mơ boọng ta pếch nâu nắc pay pa pan pặ bhrợ đoọng đợc t’gơn cớ. Đợ mơ cắh dzợ choom nắc lêy bhrợ bhiệc lơi a’bhưy. Tu cơnh đâu, nâu đoo nắc mưy bhiệc bhan ga mắc bhlâng ooy cr’chăl lơi manứih bil, zâp ngai đhanuôr cóh vel đông zêng pấh bhrợ. Tiến sĩ Lưu Hùng, bêl ahay nắc bhrợ Phó giám đốc bảo tàng acoon cóh học Việt Nam đoọng năl: “Đhanuôr cóh vel đông bêl đêếc đhêy pa bhrợ, đợ t’ngay bhrợ bhiệc lơi a’bhưy mơ 2-3 t’ngay, zâp ngai zêng chô pấh lêy. Đợ apêê tước pấh zâp ngai nắc âng đơơng mưy zợ búah. Đha rứt nắc cung vêy cr’liêng a’tứch, cắh cậ m’bứi cha nêếh đêệp, cha nêếh êêng. Cắh cậ nắc ooy tô bhúh, đhi noo bhúh xoọng nắc a’tứch, a’ọc. Nâu đoo nắc đợ apêê tước pấh cắh mưy tước pấh, k’rang lêy đoọng ha bhiệc bhan nâu nắc apêê dzợ chrooi đoọng m’bứi pr’đươi cr’van mơ đhr’năng âng apêê. Cơnh đêếc, râu ắt pa zưm liêm chr’nắp bhrợ p’cắh liêm ghít cơnh đêếc.”

Cr’noọ bh’rợ âng j’niêng cr’bưn nâu nắc âng đơơng a’bhưy t’mêê chô lâng lang đắh tốh, chô ặt lâng a’bhưy ty đenh. Xang bêl bhrợ bhiệc bhan lơi a’bhưy, manứih chêết nắc vêy chô lâng lang đắh tốh, lâng a’dích a’bhướp, tô bhúh, doọ dzợ ặt pazưm cắh liêm crêê lâng apêê dzợ mamung. Lâng ooy bhiệc bhan lơi a’bhưy nâu, đợ vòng xoang lâng xa nưl chiing A Ráp nắc ắt pazưm đh’rứah đoọng bhrợ bhui har, yêm loom ma nứih bil. Nâu đoo nắc râu tu bhrợ xoang ta luôn ắt pazưm lâng bhiệc bhan lơi a’bhưy âng manứih Gia Rai cung cơnh 2, 3 acoon cóh zr’lụ Tây Nguyên./.

Độc đáo những vòng xoang

             PV Hải Huyền

Bà con và các bạn thân mến! Trong không gian bập bùng ánh lửa, hình ảnh của các cô gái Gia rai, Ba na trong vòng xoang duyên dáng, chếnh choáng hơi men rượu cần, hòa cùng những lời hát kể sử thi mênh mang một miền cổ tích.....Chuyên mục Văn hóa các dân tộc anh em hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những nét đẹp ấy trong văn hóa của đồng bào Tây Nguyên hùng vĩ :

 

Tại làng văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây Hà Nội, trước sân nhà rông cao vút, mái mảnh dẹt như lưỡi rìu, đồng bào Gia rai xã Ia phí, huyện Chư Pả, tỉnh Gia Lai đang nắm tay nhau đung đưa, nhún nhẩy theo nhịp bước chân của vòng xoang lớn. Bước chân đi ngang, chân phải bước lên, chân trái nhún xuống, những đôi tay không rời nhau di chuyển theo đội hình vòng tròn ngược chiều quay của kim đồng hồ theo nhịp chiêng vang. Đây là vòng xoang trong lễ ăn trâu mừng chiến thắng của đồng bào Gia rai.

Trong vòng xoang quyến rũ, bài hát “Gặt lúa đông xuân” vang lên nâng nhịp đôi tay và bước chân của chàng trai, cô gái Khơ me, Ê đê, Mường, Raglai... hòa mình vào vòng xoang: “Điệu xoang của các bạn Tây Nguyên làm tôi liên tưởng đến điệu xòe của Tây Bắc. Tuy nhiên, điệu xoang của Tây Nguyên có một cái gì đó có tiết tấu giai điệu nó réo rắt hơn, lôi cuốn lòng người. Nó dễ vào lắm. Mọi người chỉ nhìn qua là muốn vào tham gia cùng vòng xoang của các bạn Gia rai này ngay. Hay lắm!”

Đó là chia sẻ của ông Đinh Ngọc Lương, người Mường ở Hòa Bình khi vừa bước ra khỏi vòng  xoang. Anh Ksor Phúc xã Ia phí giới thiệu, người Gia rai quê anh có rất nhiều điệu xoang: “Bài múa rất nhiều điệu. Tùy theo lễ hội, lễ ăn trâu mừng chiến thắng có một bài múa riêng, đám ma, tang lễ là một điệu khác, mừng lúa mới là điệu khác nữa. Tay đưa lên, đưa xuống uyển chuyển theo nhịp chiêng thôi.”

Ông Nay Kỳ Hiệp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Gia Lai, một người con của đồng bào Gia rai ở huyện Chư pả thì có nhận định về điệu xoang như thế này: “ Người Tây Nguyên nói đến xoang người ta liên tưởng đến lễ bỏ mả nhiều hơn là múa. Xoang là một tính cách hơn là một điệu múa để chỉ cho việc sử dụng trong lễ bỏ mả như ở vùng Tây Nguyên. Ví dụ bảo là có xoang không thì người ta hiểu ngay là có nhảy múa xung quanh nhà mả hay không. Xoang A ráp, A ráp vừa là cái tên chỉ cho cái chiêng mà chiêng đấy chỉ dành cho người chết, đánh cho người chết thôi. Cái bài chiêng đó. Cái chiêng đó nếu để đánh vui thì nó ít lắm, chủ yếu chỉ dành cho lễ bỏ mả. Vậy thì xoang cũng là một tính cách người ta chỉ cho việc múa trong lễ bỏ mả đấy. Xoang có nhiều điệu, nhiều kiểu, nhiều cách khác nhau. Mỗi vùng có một cách nhảy múa khác nhau. Nhưng tựu chung lại nó chỉ có một động tác duy nhất và chuẩn tức là họ chỉ nắm tay nhau đi xung quanh ngôi mộ đó, bước theo nhịp chiêng. Một bước tới, một bước lui, một bước giậm giữa và một bước tới. Theo nhịp chiêng như vậy chủ yếu là đi ngược theo kim đồng hồ. Lý do vì sao họ đi ngược kim đồng hồ? Cái đầu tiên người ta thuận chân phải nên người ta bước cái đầu tiên là chân phải bước trước nên nó phải ngược với chiều kim đồng hồ.”

Lễ bỏ mả mà ông Nay Kỳ Hiệp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Gia Lai vừa giới thiệu được người Gia rai gọi là lễ Pơ thi. Đó là một ngày hội lớn của làng. Cũng xin được nói thêm với quý vị là: người Gia rai cho đến nay vẫn còn duy trì chế độ mẫu hệ. Theo tục thì tất cả người cùng họ mẹ khi chết đi đều được chung một huyệt. Trong huyệt chung ấy, các quan tài được xếp kề sát bên nhau theo chiều ngang rồi chồng lên theo chiều dọc. Khi quan tài cao bằng miệng huyệt thì lấy ván kê bốn bề để chôn tiếp vài ba lớp nữa mới làm lễ bỏ mả. Vì thế đây là một nghi lễ rất lớn trong quá trình tang ma, tất cả dân làng đều tham gia. TS Lưu Hùng, nguyên Phó Giám đốc bảo tàng dân tộc học Việt Nam cho biết: “Dân làng hôm ấy nghỉ việc, những ngày làm lễ bỏ mả thường 2 – 3 ngày, tất cả cuốn hút vào đấy. Những người đến dự mỗi người mang theo một ché rượu cần. Nghèo thì cũng quả trứng gà, không thì một ít gạo nếp, một ít gạo tẻ. Hoặc là trong họ hàng, anh em quen thân thì con gà, con lợn. Tức là những người đến dự không chỉ đến dự, đến lo cho cái lễ ấy mà người ta còn góp một tí vật chất trong cái khả năng của họ. Như vậy, cái tính cộng đồng nó thể hiện rõ lắm.”

Mục đích của nghi lễ chính là tiễn đưa các ma mới về với thế giới tổ tiên, về với ma cũ. Chỉ sau khi làm Lễ bỏ mả, người chết mới đi về với thế giới tổ tiên, chấm dứt mọi ràng buộc giữa người sống với người chết. Và trong lễ bỏ mả này, những vòng xoang với tiếng chiêng A ráp sẽ hòa quyện vào nhau để làm vui lòng người quá cố. Đó là lý do vì sao xoang luôn gắn với lễ bỏ mả của người Gia rai cũng như một số dân tộc  ở vùng đất Tây Nguyên.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC