Liêm pr’hay bh’rợ taanh n’đoóh a doóh âng ma nứih Mạ cóh Lâm Đồng
Thứ hai, 00:00, 06/05/2019
Đhị tỉnh Lâm Đồng, đha nuôr ma nứih Mạ ma mông k’rong cóh apêê chr’hoong Đạ Huoai, Đạ Téh, Cát Tiên lâng thành phố Bảo Lộc. Công cơnh đha nuôr Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô, Vân Kiều… cóh zr’lụ miền Trung lâng apêê acoon cóh n’lơơng đhi da ding ca coong Tây Bắc lâng Tây Nguyên, ma nứih Mạ dzợ zư đớc bấc râu c’léh văn hóa liêm pr’hay la lay, cóh đêếc, taanh n’đoóh a doóh bơơn lêy nắc bh’rợ ty đanh chr’nắp bhlâng. Cóh zr’lụ bhrợ têng Festiavl bh’rợ ty đanh Huế g’lúh VIII c’moo 2019 ta bhrợ tơợ t’ngay 26/4 tước t’ngay 2/5, muy chu cớ, bh’rợ taanh n’đoóh a doóh ty đanh âng ma nứih Mạ bơơn xay trúih pa cắh lâng chắp hơnh.

 

Cóh đhr’nong đong rương liêm la lay đhị toor k’ruung Hương âng đhăm k’tiếc Cố đô Huế, bấc ơl đha nuôr lâng t’mooi bơơn đương lêy đợ nghệ nhan Mạ pa cắh z’hai g’lăng taanh n’đoóh a doóh. Pr’dưr pr’dzoọng pân đil Mạ tợt t’tây, piêl k’páih, têy đa đơớh x’răng đhị râu đơơr ra glóc ra glêếc âng chr’tao bhrợ ha t’mooi chắp lêy. Bấc ngai p’loon chơớih pay ha đay đợ bh’nơơn tơợ bhai tr’naanh lâng crêê loom bhlâng. Tước Huế t’mooi cóh cr’chăl đhêy bhiệc bhan, a moó Nguyễn Ngọc Hà, cóh tỉnh Bình Dương công âi chơớih pay bấ râu pr’đươi a đay ta bhrợ tơợ tr’naanh: “A cu pa bhlâng kiêng pr’đươi tr’naanh cơnh dâu tu đơơng âng pr’hoọm a coon cóh, đơơng âng văn hóa. Lâng pr’đươi nâu u mâng, pr’hoọm liêm. Tu cơnh đêếc, đha lum bêl đâu tước Huế cha ớh lêy vêy nắc acu t’bhlnag pay câl.”

Bh’rợ taanh n’đoóh a doóh âng đha nuôr Mạ vêy tơợ bêl đha nuôr cắh ngai dzợ hay ghít. Nắc muy năl, đợ pan đil Mạ dâng 9, 10 c’moo bơơn ca căn, da dích pa choom đoọng t’taanh. Đoọng taanh muy ta la n’đoóh a doóh iêm bhlâng, ma nứih Mạ nắc bil bấc bh’rợ, tơợ chóh k’páih, c’bhum k’páih, l’lương xang nắc vêy ha dợ tợt taanh. Tơơm k’páih cóh zr’lụ ma nứih Mạ Lâm Đồng zấp c’moo pêếh pay muy chu. Ha dợ tr’xâu âng đha nuôr nắc buôn lấh t’piing lâng tr’xâu âng đha nuôr Tây Nguyên, Tây Bắc. Đhêêng cơnh lâng muy tr’xâu pa zêng bấc n’jéh loong lâng ra dzul, liêm ma mach n’đhang ma nứih mạ âi bhrợ t’váih đợ n’đoóh a doóh cơnh lâng c’léh x’rá liêm la lay, pr’hoọm liêm. Cơnh c’bhúm đoọng ha k’páih âng đha nuôr Mạ công pa bhlâng liêm bấc. Đha nuôr choom moọt ooy crâng đoọng chơớc lêy đợ ha la, a pul, p’lêê vêy pr’hoọm chô đơơng clóh cắh cậ kịt đoọng bhrợ pr’hoọm c’bhúm. Pr’hoọm bơơn đha nuôr đươi dua bấc cóh n’đoóh a doóh nắc đoo pr’hoọm tăm, bhoóc, t’viêng, bhrông, bhrộ, rơớc, cóh đêếc, pr’hoọm bhoóc nắc pr’hoọm bha lâng. Đhị ta la n’đoóh a doóh, đha nuôr buôn chơớih pay taanh đợ x’rắ la lay âng đha nuôr cơnh: n’loong n’cuông, a chịm a bríh, đong đh’rơơng, x’nur… Nâu câi, n’đhơ nắc k’páih pr’hoọm công nghiệp âi dưr váih bấc n’đhang đha nuôr công dzợ k’đhơợng bhrợ ng’cơnh chóh k’páih, t’tây, c’bhum lâng taanh đợ x’rắ âng lang a hay đớc đoọng.

A moó Ka Thoa, ặt cóh vel Đạ Nghịch, chr’val Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng c’moo đâu 35 c’moo nắc âi vêy 26 c’moo ting bh’rợ taanh t’noóh a doóh. A moó Thoa moon, apêê pân đil Mạ dưr pậ nắc cắh năl t’taanh nắc k’chít bhlâng, nắc choom pa choom t’taanh đoọng k’íh a doóh, n’đoóh, đhr’num, tr’xơơl a cọ, ch’đhung… ha đay, ma nứih đong lâng pr’loọng đong ca díc. Cóh vel Đạ Nghịch, chr’val Lộc Châu vêy 345 pr’loọng ma nứih Mạ nắc zấp ngai zêng vêy tr’xâu t’taanh: “Bêl a cu dzoóc lớp 4 a cu âi bơơn a mế pa choom đoọng t’taanh. Nâu câi, k’dâng lêy âi lứch năl, ha dợ đợ apêê k’đháp lâh nắc choom pa choom p’xoọng tơợ apêê ngai t’coóh t’ha. Tu taanh n’đoóh a doóh, bh’rợ taanh nắc a cu cắh choom lơi, choom zư đớc bh’rợ âng aconh a bhướp lâng k’đhơợng zư đớc c’léh liêm âng aconh a bhướp. a zi công rơơm kiêng đhị Festival g’lúh n’nâu, zấp ngai vêy năl tước bh’rợ taanh n’đoóh a doóh âng zi, đoọng pân đil vel zi vêy bh’rợ tr’nêng, bh’nơơn veye c’lâng lúh.”

N’đhơ âi bơơn bhrợ pa dưr lâng zư đớc, n’đhang đhị râu pa dưr k’rơ âng xã hội, bh’rợ taanh nđoóh a doóh âng đha nuôr Mạ xoọc ặt đhị đhr’năng bil pật, lang p’niên cắh dzợ lấh kiêng lâng bh’rợ t’taanh. Tu cơnh đêếc, Festival bh’rợ ty đanh Huế zấp c’moo nắc bêl đoọng tỉnh Lâm Đồng xay trúih pa cắh taanh n’đoóh a doóh âng ma nưuíh Mạ tước lâng bấc ơl pr’zớc chr’ớh cóh k’tiếc k’ruung lâng bha lang k’tiếc. P’căn Ka Phe, 65 c’moo, nghệ nhân ting pấh t’taanh n’đoóh a doóh đoọng apêê lêy đhị Festivel ty đanh Huế g’lúh VIII c’moo 2019 xay moon: “Acu c’moo đâu công âi t’coóh t’ha tu cơnh đêếc rơơm kiêng bơơn pa choom đoọng bh’rợ ha lang p’niên bh’nhăn bấc bh’nhăn choom, đoọng văn hóa ty đanh âng aconh a bhướp doó choom bil pật. Taanh n’đoóh a doóh k’đháp bhlâng lâng bấc bh’rợ. Tu cơnh đêếc, apêê a chau choom t’moóh, lêy bấc. đhị Festival g’lúh n’nâu công rơơm kiêng xay trúih p’cắh bh’rợ t’taanh âng ma nứih Mạ zi ha bấc ngai năl.”

Nắc râu bấc ơl ooy pr’hoọm, bấc cơnh ooy x’rắ âi bhrợ t’váih c’léh liêm pr’hay cóh xa nập âng ma nứih Mạ. Nắc đoo công nắc c’léh la lay âng xa nập ma nứih Mạ t’piing lâng n’coóh a doóh âng đha nuôr apêê acoon cóh cóh prang k’tiếc./.

 

Độc đáo nghề dệt thổ cầm của người Mạ ở Lâm Đồng

PV Kim Thu

        Tại tỉnh Lâm Đồng, đồng bào dân tộc Mạ sống tập trung ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Teh, Cát Tiên và thành phố Bảo Lộc. Cũng như đồng bào Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô, Vân Kiều… ở khu vực miền Trung và các dân tộc thiểu số khác ở miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên, người Mạ còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó, dệt thổ cẩm được xem là nghề truyền thống tiêu biểu nhất. Trong không gian của Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VIII năm 2019 diễn ra từ ngày 26/4 đến ngày 2/5, một lần nữa, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mạ được giới thiệu và tôn vinh.  

Trong gian nhà rường đặc trung bên dòng Hương Giang thơ mộng của mảnh đất Cố đô Huế, đông đảo người dân và du khách được chiêm ngưỡng những nghệ nhân Mạ trổ tài dệt thổ cẩm bên khung cửi. Hình ảnh cô gái Mạ miệt mài xe tơ, quay sợi, tay thoăn thoắt bên khung dệt trong tiếng lách cách thoi đưa khiến nhiều du khách cảm phục. Nhiều người tranh thủ chọn cho mình những sản phẩm từ thổ cẩm đẹp và ưng ý nhất. Đến Huế du lịch trong kỳ nghỉ lễ, chị Nguyễn Ngọc Hà, ở tỉnh Bình Dương cũng đã chọn mua nhiều mặt hàng thổ cẩm cho mình và bạn bè, người thân:“Em rất thích hàng thổ cẩm vì nó mang tính dân tộc, mang tính văn hóa. Và hàng thổ cẩm thì nó bền, màu sắc đẹp. Bởi vậy, dịp này đến Huế du lịch thấy có là em nhất định phải mua”.

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Mạ có tự bao giờ bà con không ai nhớ rõ. Chỉ biết rằng, những cô gái Mạ lên 9 lên 10 đã được Bà, Mẹ truyền nghề, dạy cách dệt thổ cẩm. Để dệt nên tấm thổ cẩm đẹp mắt, người Mạ phải thực hiện rất nhiều công đoạn, từ trồng bông, xe sợi, nhuộm màu, lên khung rồi mới ngồi vào dệt. Cây bông ở vùng người Mạ Lâm Đồng mỗi năm thu hoạch một lần. Còn khung dệt của bà con thì đơn giản hơn nhiều so với khung dệt của đồng bào Tây Nguyên, Tây Bắc. Chỉ với một bộ khung gồm nhiều thanh gỗ và tre đơn sơ, gọn nhẹ nhưng người Mạ đã tạo nên những tấm thổ cẩm với những đường nét hoa văn sinh động, màu sắc bắt mắt. Cách nhuộm màu cho sợi của người Mạ cũng rất công phu. Bà con phải vào tận rừng sâu tìm những cây lá, củ, quả có màu sắc đem về giã nhỏ hoặc mài bột để nhuộm sợi. Màu sắc được bà con sử dụng nhiều trên tấm thổ cẩm là các màu đen, trắng, xanh, đỏ, nâu, vàng, trong đó, màu trắng là màu chủ đạo. Trên tấm thổ cẩm, bà con thường chọn dệt những hình thù đặc trưng của đồng bào như: cây cối, chim, muông thú, nhà sàn, cây nêu…Ngày nay, dù chỉ màu công nghiệp đã trở nên phổ biến nhưng bà con vẫn giữ cách trồng bông, xe sợi, nhuộm màu và dệt hoa văn truyền thống của ông bà để lại.  

Chị Ka Thoa, ở làng Đạ Nghịch, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng năm nay 35 tuổi thì đã có 26 năm theo nghề dệt thổ cẩm. Chị Thoa bảo rằng, các cô gái Mạ lớn lên mà không biết dệt thổ cẩm thì xấu hổ lắm, phải học dệt được tấm thổ cẩm đẹp để may áo váy, chăn, gối, túi…cho mình, người thân và gia đình nhà chồng. Ở làng Đạ Nghịch, xã Lộc Châu có 345 hộ người Mạ thì tất cả đều có khung dệt và theo nghề dệt thổ cẩm:“Lên lớp 4 em đã được Mẹ truyền lại nghề dệt thổ cẩm. Bây giờ hầu như đã biết hết rồi, còn những cái công phu thì phải học hỏi thêm từ những người cao tuổi, những người già làng. Bởi vì dệt thổ cẩm, nghề truyền thống thì mình không thể bỏ, phải bảo tồn nghề của ông bà và giữ lại nét văn hóa của cha ông. Chúng em cũng mong qua Festival lần này, mọi người sẽ biết đến nghề dệt thổ cẩm của chúng em, để phụ nữ buôn làng chúng em  có việc làm, sản phẩm có đầu ra.”

Mặc dù đã được phục hồi và lưu giữ, nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Mạ đang đứng trước nguy cơ mai một, lớp trẻ không còn mặn mà với nghề dệt. Chính vì vậy, Fesstival nghề truyền thống Huế hàng năm là dịp để tỉnh Lâm Đồng giới thiệu, quảng bá nghề dệt thổ cẩm của người Mạ đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế. Bà Ka Phe, 65 tuổi, nghệ nhân tham gia trình diễn dệt thổ cẩm tại Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VIII năm 2019 chia sẻ:“Tôi năm nay cũng đã lớn tuổi rồi nên mong muốn truyền nghề lại cho lớp trẻ càng nhiều càng tốt, để văn hóa truyền thống của ông bà còn mãi. Dệt thổ cẩm đòi hỏi rất công phu và có nhiều công đoạn. Vì vậy, các cháu phải học hỏi rất nhiều. Thông qua Festival lần này cũng muốn quảng bá nghề dệt của người Mạ chúng tôi cho nhiều người biết.”

Chính sự đa dạng về màu sắc, phong phú về hoa văn đã tạo nên nét đặc sắc trong trang phục thổ cẩm của đồng bào Mạ. Đó cũng là nét đẹp riêng có của thổ cẩm Mạ so với thổ cẩm của đồng bào các dân tộc khác trong cả nước./.     

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC