Liêm pr’hay tr’coó xa nul âng đha nuôr acoon coh Cao Lan
Thứ sáu, 16:09, 07/05/2021
Moon tươc đha nuôr Cao Lan, căh choom căh moon tươc đợ bhr’ươr Sình ca , liêm pr’hay tơợ cr’liêng pr’hat, ghit xa nay ch’roonh zr’muông… lươt đh’rưah lâng xa nul liêm pr’hay âng đha nuôr cơnh cha grâr sành, hát n’coo, kèn ha la….

 

Acoon coh Cao Lan ( dzợ moon năc Sán Chay) vêy đha nuôr lâh 61.000 cha năc, ăt ma mông bâc coh 37 chr’val âng 3 chr’hoong Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Moon tươc đha nuôr Cao Lan, năc moon tươc đợ bhr’ươr Sình Ca lươt đh’rưah lâng tr’coó xa nul âng đha nuôr cơnh cha gâr sành, hát n’coo, kèn ha la… bhrợ ha ma nưih xơợng hr’luc a đay ooy pr’ăt tr’mông âng đha nuôr acoon coh. Tr’coó xa nul âng đha nuôr Cao Lan bâc năc tr’cóo xa nul cơnh cha gâr sành, pí lè căh câ hát n’coo…. Nâu đoo năc đợ tr’coó xa nul bâc đươi dua coh bh’rợ xay xơ, bhiêc bhan công cơnh hát Sình ca căh câ pa căh coh sân khấu. Coh đêêc, liêm pr’hay bhlâng năc choom moon tươc chagâr sành. Muy râu tr’coó xa nul chr’năp coh c’bhuh tr’coó xa nul đha nuôr Cao Lan đhị tỉnh Tuyên Quang. Nâu đoo  năc tr’coó xa nul bhrợ t’vaih lâng k’tiêc rang ta boh vêy dal 60 cm, coh m’pâng li nêêt k’tứi lâng mị n’đăh a cọ ga măc. Bơr n’đăh boop âng cha gâr bơơn gloop lâng n’căr âng a đhăh dzăm. Cha gâr sành năc tr’coó chr’năp đoọng xơợng bhrợ muy pr’nhưa bhuôih a bhô dang, bhrợ đhr’niêng ca văr boo, ca văr pr’đoọng pr’đhooi. Lâh n’năc, cha gâr sành dzợ bơơn đươi dua ha pr’múa âng đha nuôr Cao Lan coh t’ngay bhiêc bhan. Nghệ nhân nhân dân Sâm Văn Dừn ăt coh chr’val Đại Phú, chr’hoong Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, đoọng năl: Bêl đươi dua, cha gâr sành bơơn nghệ nhân bêc cơnh bêc cha gâr k’tứi coh hát quan họ. Bêl t’coó cha gâr, muy n’đăh năc đhâp lâng têy, n’đăh muy năc đươi tr’coó k’tứi. “Chagâr n’nâu căh đươi đoọng hát bâc năc đươi đoọng t’nơơt. Bêl t’coó, têy choom vêy nhịp âng đoo, đhâp ooy mị n’đăh boop cha gâr muy cơnh đơơh “ tình tắc sình”. Choom n’tap đhâp đanh coh cr’chăl 1 tiếng đồng hồ.”

Muy coh bâc tr’coó xa nul cớ vêy chr’năp coh pr’ăt tr’mông âng đha nuôr Cao Lan năc căh choom căh moon tươc năc đoo hát n’coo. N’coo hat bơơn chơơi pay tơợ apêê n’đoo ra dzul tih dal. Xang bêl bhrợ pa liêm, vil, muy n’đăh bơơn k’đêêng, xang n’năc p’têêt bơr n’coo lâng a ngoọn chỉ căh câ cươc chr’ngai dâng tơợ 10- 50 mét, vêy đoo dal lâh.

Nghệ nhân Sầm Văn Đạo, chr’val Đại Phúc, đoọng năl: Ma nưih Cao Lan buôn đươi dua n’căr a đuh đoọng k’đêêng n’cooh hát tu apêê pr’đơợ liêm glăp cơnh c’đă, dzong tu cơnh đêêc choom bhrợ ga lop liêm n’coo. N’đhơ cơnh đêêc, nâu câi apêê đoo buôn đươi dua bhai, nilong đoọng k’đêêng.“Bêl a hay ting apêê lang a hay truih năc cr’chăl ch’ngai lâh, ha dợ nâu câi năc cr’chăl đăn lâh. Dâng 2 mét chr’ngai năc bhiêt ă. N’đoo hát bơơn têch pay coh crâng, rit dâng 15 phân, vêy muy n’đăh rit crêê đhị n’toot xang năc đươi muy bêệ bhai chọ lâng glụ muy a ngoọn chỉ tơợ n’coo hát n’nâu dzang ooy n’coo hát n’tôh.”

Muy coh bâc tr’coó xa nul pr’hay âng ma nưih Cao Lan năc kèn Pí Lè. N’đhơ nâu đoo năc tr’coó xa nul căh muy âng ma nưih Cao Lan n’đhang bh’rợ đươi dua coh ooy năc la lay cơnh. Cơnh lâng ma nưih Cao Lan, Pí lè bơơn đươi dua bâc lâh coh pâh a bhuy. Ting nghệ nhân Sầm Văn Đạo, Pí lè năc muy tr’coó xa nul bâc bơơn bhrợ têng tơợ ra dzul, cram zêng năc đợ râu âi vêy coh crâng, coh toor đong. Pa bhlâng năc, coh đhrniêng pâh a bhuy, pí lè bơơn pa căh bâc lâh mơ, bâc bêl dzợ đươi dua coh hát sình ca. Nghệ nhân Sầm Văn Đạo đoọng năl:“Pí lè năc đh’nơc âng tr’coó xa nul. Pí lè công cơnh kèn, a luôt. Bhrợ tơợ cram, ra dzul xang năc bhrợ luôi đoọng plong. Dal dâng 40 phân cơnh lâng apêê boọng tơợ 6 tươc 8 boọng. L’lăm a hay năc đươi dua coh đhr’niêng  pâh a bhuy căh cậ  hát đoọng hát sình ca. Tu cơnh đêêc plong pí lè k’đhap bhlâng. Tu cơnh đêêc nâu câi năc muy đươi coh đhr’niêng pâh a bhuy. Truih c’lâng lươt năc plong pí lè. Vêy muy c’bhuh tr’coó xa nul cha gâr lâng chũm chọe dhd’rưah lâng ma nưih bh’bhuôih.”

Đh’rưah lâng Pí lè năc chũm chọe công bơơn ma nưih Cao Lan đươi dua bâc coh pr’ăt tr’mông. Năc bơơn bhrợ t’vaih lâng đồng bh’đăh. Đoọng u liêm lâng nhâm, đồng kit pa t’lir, bhrợ pr’hoọm dưr ang. Bêl đươi dua, bơr têy bơr bêệ n’tap muy ooy lâng dưr đơơr xa nul, chr’va. Bơơn đươi dua coh đhr’niêng pâh a bhuy năc bâc. Lâh mơ, công bơơn bhrợ tơợ đồng, muy năc tr’coó xa nul có âng ma nưih Cao Lan năc đoo chuông. Chuông dal tơợ 8-10 cm, ga măc dâng 7cm. cr’đhơợng âng chuông bơơn t’boọ muy n’jeh a ngoọn nam căh câ đồng đoọng k’đhơợng lâng n’câr bêl cha ơh. Coh cr’loọng p’lêê chuông bơơn dông muy bêệ nam k’tứi đoọng bêl n’câr u gợ ooy chuông năc dưr đơơr xa nul./.

 

Độc đáo nhạc cụ của đồng bào dân tộc Cao Lan

Hải Phong

  Nhắc đến đồng bào Cao Lan, không thể không nhắc đến những làn điệu Sình ca mộc mạc, ca từ dung dị, đượm tình lứa đôi… đi cùng tiếng nhạc cụ độc đáo của đồng bào như trống sành, hát ống, kèn lá… khiến người nghe hòa mình vào cuộc sống của đồng bào dân tộc. CM “Văn hóa các dân tộc anh em” tuần này, mời bà con và các bạn cùng PV Hải Phong tìm hiểu những nét độc đáo trong nhạc cụ của đồng bào dân tộc Cao Lan, tỉnh Tuyên Quang

Dân tộc Cao Lan (còn gọi là Sán Chay) có số dân hơn 61.000 người, cư trú chủ yếu ở 37 xã, thuộc 3 huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Nhắc đến đồng bào Cao Lan, là nhắc đến những làn điệu Sình ca mộc mạc, ca từ dung dị, đượm tình lứa đôi… đi cùng tiếng nhạc cụ độc đáo của đồng bào như trống sành, hát ống, kèn lá…. Nhạc cụ của đồng bào Cao Lan chủ yếu là nhạc cụ tự thân vang như trống sành, pí lè hay hát ống... Đây là những loại nhạc cụ chủ yếu cho sinh hoạt văn hóa tâm linh cũng như làm nhạc cụ đệm cho hát Sình ca hay trình diễn trên sân khấu. Trong đó, độc đáo, đặc sắc hơn cả ở nhạc cụ của người Cao Lan, đầu tiên phải nhắc đến là trống sành. Đây là loại nhạc cụ tự thân vang đứng đầu trong danh sách các loại nhạc cụ của đồng bào tại tỉnh Tuyên Quang. Đây là nhạc cụ được tạo nên bằng đất sét nung có chiều dài khoảng 60 cm, ở giữa thu nhỏ và phình ra ở hai bên đầu. Hai đầu của trống được bọc bằng da của động vật. Trống sành là nhạc cụ quan trọng để thực hiện các bài cúng thần linh, làm lễ cầu mưa, cầu mùa, cầu may. Ngoài ra, trống sành còn được đánh đệm cho các điệu múa của dân tộc Cao Lan trong ngày hội. Nghệ nhân nhân dân Sầm Văn Dừn ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cho biết: Khi sử dụng, trống sành được nghệ nhân đeo ngang người giống như đeo trống cơm trong hát quan họ. Khi chơi trống, một bên thì vỗ bằng tay, một bên dùng dùi gỗ nhỏ, âm thanh phát ra là âm của sành:    "Trống này thì không dùng để hát mà chủ yếu dùng cho tiết tấu để nhảy. Khi đánh thì tay phải có nhịp của nó cứ vỗ vào hai đầu trống một cách dứt khoát tình tắc sình. Có thể đánh liền trong vòng 1 tiếng đồng hồ vẫn ngon."

Một trong những loại nhạc cụ khác có tầm ảnh hưởng lớn trong đời sống của người Cao Lan là ống hát. Ống hát được chọn từ những ống nứa dài và thẳng. Sau khi làm sạch, tròn trịa, một đầu ống được bịt lại, rồi nối hai ống với nhau bằng sợi tơ, chỉ hoặc sợi cước với khoảng cách từ 10 đến 50 mét, thậm chí dài hơn.

Nghệ nhân Sầm Văn Đạo, xã Đại Phú, cho biết: Người Cao Lan thường sử dụng da ếch để bịt ống hát bởi những đặc tính phù hợp như mỏng, ướt nên ôm sát thân ống. Tuy nhiên, ngày nay họ có thể dùng các chất liệu khác để bịt ống như vải, nilong: "Ngày xưa theo các cụ kể lại thì khoảng cách xa hơn chứ còn bây giờ thì khoảng cách đã gần hơn rồi. Khoảng 2 mét là cùng thôi. Ống hát được lấy trên rừng, cắt tầm khoảng 15 phân, có một đầu cắt vào đúng cái vấu rồi dùng một miếng vải buộc vào và kéo một sợi chỉ từ ống hát này sang ống hát kia."

Một trong những nhạc cụ nổi bật nữa của người Cao Lan là kèn Pí lè. Dù đây là nhạc cụ không chỉ riêng của người Cao Lan nhưng việc sử dụng trong không gian cũng như sự kiện cụ thể lại hoàn toàn khác nhau. Với người Cao Lan, kèn Pí lè được sử dụng nhiều hơn cả là trong đám nhà xe ở tang lễ truyền thống của dân tộc. Theo nghệ nhân Sầm Văn Đạo, pí lè là một nhạc cụ phổ biến được chế tác từ tre, nứa, đều là những thứ có sẵn trong rừng, sau vườn mỗi nhà. Đặc biệt, trong tang lễ, pí lè được thể hiện nhiều hơn cả, đôi khi còn được sử dụng trong Hát Sình ca nữa. Nghệ nhân Sầm Văn Đạo cho biết: "Pí lè là tên một loại nhạc cụ. Pí lè cũng giống như kèn, sáo. Làm từ cây nứa hoặc tre rồi làm một cái ống phễu rồi thổi. Dài chừng 40 phân với các lỗ trên đó, gồm 6 hoặc là 8 lỗ. Trước đây là sử dụng trong đám nhà xe hoặc đệm cho hát sình ca nhưng đệm cho sình ca thì kén người hát được vì sình ca theo tông dạng của từng người. Nên người thổi pí lè khó bắt theo ca từ của sình ca. Cho nên giờ chủ yếu thể hiện trong đám nhà xe. Là trong việc đưa nhà xe ra đồng để đốt. Trên đường đi thì thổi pí lè. Có một dàn nhạc, trống con và chũm chọe cùng với người thầy để vừa đi vừa thể hiện."

Cùng với pí lè thì chũm chọe cũng được người Cao Lan sử dụng nhiều trong đời sống. Nó được cấu tạo bởi hai miếng đồng tán mỏng ra. Để cho đẹp và bền, đồng bào sẽ đánh bóng, làm bật màu đồng sáng của nhạc cụ lên. Khi sử dụng, hai tay hai chiếc vỗ vào nhau và phát ra âm thanh vang, vọng, nghe đanh hơn trống sành. Được sử dụng trong đám tăng và nhà xe là nhiều hơn cả. Ngoài ra, cũng được chế tác từ đồng, một là nhạc cụ nữa của người Cao Lan chính là chuông. Chuông cao từ 8 đến 10cm, bề mặt rộng chừng 7cm. Núm cầm của chuông được móc bằng một sợi thép hoặc đồng để cầm và lắc chuông khi chơi. Trong lòng quả chuông được treo một miếng sắt nhỏ để khi lắc chạm vào thành chuông phát ra âm thanh./.

Ảnh: Báo Dân vận

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC