Xa nul ching r’rộ r’răm coh đhr’năng dal âng pr’loọng đong t’cooh Dương Văn Tho, ăt coh vel Chàm A, chr’val Cư Drăm, chr’hoong Krông Bông âi dưr vaih loọi lâng đha nuôr coh vel prang lâh 1 c’moo hua nua. Tơợ apêê xa nay chrih đhị apêê t’ngay tr’nơp, đhị râu pa choom đoọng ghit liêm âng nghệ nhân âi r’dợ dưr vaih liêm pr’hay, ghit xa nul. A đhi Y Gôn Êban, coh vel Chàm A, ting pa choom n’toong chiing đoọng năl, tơợ ch’noọng c’mooa hay tươc đâu, xăl tu kiêng cha ơh đhị quán Internet đoọng cha ơh điện tử, a đhi âi vêy râu chăp kiêng t’mêê tơợ râu p’too moon lưch loom âng t’cooh Dương Văn Tho:“G’luh tr’nơơp bêl a dêy Tho lươt tươc đong cu công căh moọ kiêng pa choom n’toong, n’đhang t’tun a dêy tươc p’too moon cớ a cu coh quán Net năc acu công tươc pa choom n’toong, âi looi r’dợ năc buôn lâh prmúa lâng bài k’đươi ộm a lăc. A cu năc muy kiêng brương tr’nu choom ăt k’đhơợng zư đơc đợ râu truyền thống âng ma nưih Êđê âng zi.”
Ha dợ cơnh lâng a đhi Dương Văn Tú, loom chăp kiêng văn hóa chiing goong tơợ ma nưih ca conh âi p’têêt pa dưr loom, zooi đoọng ha đhi buôn bơơn năl đợ xa nul chiing bơơn nghệ nhân pa choom đoọng zâp g’luh pa choom:“G’luh tr’nơơp acu pa choom năc pa bhlâng k’đhap tu acu muy lêy đợ apêê t’cooh n’toong ha dợ, căh âi bool n’toong. Bơơn lêy thầy pa choom đoọng năc nâu câi a zi công choom n’toong chiing kram n’nâu âi.”
Ma nưih pa choom đoọng ha pêê a đhi năc nghệ nhân Y Jut Êban, coh chr’val Cư Pui, chr’hoong Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk. T’cooh Y Jut đoọng năl, c’la đoo căh vêy z’hai sư phạm, năc muy pa choom đoọng ting bh’rợ bhrợ l’lăm lâng pa choom trực tiếp ha ting a đhi. Lâh mơ, n’toong chiing năc choom n’toong ting điệu, ting xa nul muy chu căh vêy n’toong la lêêh tu cơnh đêêc bh’rợ pa choom đoọng công căh vêy u buôn. T’cooh Y Jut xay truih, tr’nơơp t’cooh dzợ căh âi lâh đươi bh’rợ t’cooh Tho c’la đay bhrợ t’vaih lớp. N’đhang bêl lêy t’cooh Tho lươt zâp đong p’too moon đha nuôr ha coon đha đhi đay ting pa choom n’toong chiing, pay zên văn pr’đươi pr’dua ha pêê a đhi pa choom đoọng năc t’cooh vêy đươi. Vêy bâc ha dum boo ngân apêê a đhi căh lươt pa choom, t’cooh Tho âi tươc zâp đong tươc pay apêê a đhi tươc lơp. Lêy cơnh đêêc, t’cooh Y Jut công ting zooi, căh xay moon zr’năh k’đhap, đơc đoọng bâc cr’chăl, c’rơ g’lêêh đoọng pa choom đoọng ha pêê a đhi:“Tr’nơơp bêl a cu lum a noo n’năc a noo vêy t’mooh năc bhrợ lơp pa choom chiing goong ha c’bhuh p’niên k’tứi. Bêl tr’nơơp năc acu căh đươi n’đhang r’dợ năc vêy ha dợ đơp pa choom. Acu âi đơp pa choom năc a đoo pay zên k’rong câl ha pêê achau pa choom, tu cơnh đêêc acu công lưch loom lơi c’rơ g’lêêh tơợ đong tươc đâu pa choom đoọng.”
Lâh 1 c’moo n’jưah pa choom t’mêê n’jưah pa choom cớ râu âi năl l’lăm, tươc đâu, c’bhuh chiing vêy 9 cha năc pân jưih tơợ 12 tươc 17 c’moo la lua âi chăp kiêng lâng choom n’toong bâc bài chiing cơnh Hơnh t’mooi, k’đươi ộm buôh. Xooc đâu, c’bhuh chiing công dzợ p’zay pa choom zâp tuần 1 tươc 2 g’luh đoọng doó ha vil. T’cooh Dương Văn Tho xay moon, nâu đoo la lua năc râu bhui har lâng đoo. K’noọ 30 c’moo ăt ma mông loanag vel bhươl lâng bhrợ xa xao ma nưih Êđê, bơơn lêy râu bil bal âng văn hóa ma nưih Êđê coh vel đong, t’cooh năc bh’nhăn rơơm kiêng bhrợ n’hâu đoọng zư đơc ha ca coon chau. Tơợ râu liêm choom âng apêê a đhi coh lơp học, t’cooh Tho p’rơơm, zâp ngai âng c’bhuh vêy t’bhlâng p’têêt pa dưr xa nul chiing bơơn xul đanh:“ Tr’nơơp acu năc muy pa chăp tươc vel bhươl a năm, pa chăp tươc râu ty đanh, brương tr’nu apêê a chau căh dzợ năl tươc văn hóa âng đay ng’cơnh ooy. A cu pa chăp l’lăm năc bơơn bhrợ 1 lớp ha pêê a chau ooy chiing, đoọng brương tr’nu năc apêê a chau vêy ma pr’choom đh’rưah ha pêê ngai t’tun. Lâh n’năc năc bơơn bhrợ pa dưr p’têêt lâng du lịch vel bhươl năc bh’nhăn choom. Nâu câi a cu năc muy rơơm kiêng đợ apêê ngai ca van đh’rưah lâng chăp kiêng tr’coó xa nul Tây Nguyên cơnh acu đh’rưah chroi c’rơ đoọng bhrợ p’xoọng bâc lơp ha peê a chau pa choom.”
Bh’rợ c’la đay lơi c’rơ g’lêêh, zên bac đoọng bhrợ t’vaih lơp n’toong chiing lôâng lơp múa dhị đong năc bh’rợ t’mêê, tr’nơơp dưr vaih coh chr’hoong Krông Bông. Đhị đêêc âi chroi đoọng tr’xăl c’năl âng đha nuôr, pa bhlâng năc ma nưih Êđê coh vel đong đhị bh’rợ zư đơc lâng pa dưr đợ chr’năp văn hóa âng acoon coh đay. Cơnh bhrợ n’nâu công chroi đọong m’bứi ooy bhrợ t’vaih tang cha ơh liêm crêê ha pêê a đhi đha đhâm c’mâr, zooi apêê a đhi bơơn cha ơh lâng tr’coó xa nul ty chr’năp, tơợ đêêc bhrợ pa dưr loom chăp kiêng lâng rơơm kiêng bơơn zư đơc, văn hóa chiing goong./.
Người góp phần gìn giữ nhịp chiêng ở Cư Drăm
PV H’Xíu
Ông Dương Văn Tho ở xã Cư Drăm (đọc là Chư Đ-răm), huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk rất yêu tiếng chiêng, điệu múa của người Êđê. Ông đã tự bỏ tiền ra mời nghệ nhân về truyền dạy cho một số thanh thiếu niên, học sinh trong xã Cư Drăm học đánh chiêng tre và một số điệu múa của người Êđê ngay tại nhà mình, với mong muốn lưu giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.
Tiếng chiêng tre rộn ràng trong ngôi nhà dài của gia đình ông Dương Văn Tho, ở buôn Chàm A, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông đã trở nên quen thuộc với người dân trong buôn suốt hơn 1 năm qua. Từ những âm thanh rời rạc, lạ lẫm những ngày đầu, qua sự uốn nắn, hướng dẫn tỉ mỉ của nghệ nhân đã dần trở nên tròn vành, rõ nhịp. Em Y Gôn ÊBan, ở buôn Chàm A, tham gia học đánh chiêng cho biết, từ hè năm ngoái đến nay, thay vì mê mải trong quán Internet để chơi điện tử, em đã có niềm yêu thích mới từ sự động viên nhiệt tình của ông Dương Văn Tho: “Lần đầu khi chú Tho đi đến nhà con cũng định không học đánh chiêng nhưng lần sau chú lại động viên con ở quán Net thì con cũng qua học đánh, quen dần rồi thành thạo hơn bài múa và bài Mời rượu. Con chỉ muốn sau này có thể giữ mãi những truyền thống của người Ềđê chúng con.”
Còn với em Dương Văn Tú, tình yêu văn hóa cồng chiêng từ người cha đã truyền lửa, giúp em dễ dàng tiếp thu những nhịp điệu được nghệ nhân truyền dạy qua mỗi buổi học: “Đợt đầu con học thì rất là khó vì con chỉ thấy những người già đánh chứ chưa từng bao giờ đánh. Được thầy truyền dạy thì bây giờ chúng con cũng đánh được chiêng kram này rồi.”
Người hướng dẫn cho các em là nghệ nhân Y Jut ÊBan, ở xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Ông Y Jut cho biết, bản thân không có nhiều kỹ năng sư phạm, chỉ truyền dạy theo phương pháp làm mẫu và hướng dẫn trực tiếp cho từng em. Hơn nữa, đánh chiêng phải đánh theo điệu, theo nhịp thành một dàn chứ không đánh riêng lẻ nên việc truyền dạy cũng không đơn giản. Ông Y Jut kể, ban đầu ông còn nghi ngại việc ông Tho tự mình đứng ra mở lớp. Nhưng khi thấy ông Tho đi từng nhà vận động người dân cho con em mình theo học đánh chiêng, bỏ tiền thuê dụng cụ cho các em luyện tập thì ông tin ngay. Có những tối trời mưa to các em không đi học, ông Tho đã đến từng nhà đón các em tới lớp. Thấy vậy ông Y Jut cũng thuận tình ủng hộ, không quản ngại khó khăn, dành nhiều thời gian, công sức để truyền dạy cho các em: “Đầu tiên khi mình gặp anh ấy thì anh có hỏi là tổ chức lớp học cồng chiêng cho bọn trẻ. Lúc đầu thì mình không tin nhưng dần dần thì nhận lời. Mình nhận lời rồi thì anh ấy bỏ kinh phí đầu tư cho mấy cháu nên mình cũng sẵn sàng bỏ công từ nhà về đây dạy.”
Hơn 1 năm vừa học vừa duy trì tập luyện, đến nay, đội chiêng có 9 em nam từ 12 đến 17 tuổi thực sự có đam mê và năng khiếu, có thể đánh nhuần nhuyễn các bài chiêng cơ bản như Đón khách, Mời rượu. Hiện tại, đội chiêng vẫn duy trì ôn luyện mỗi tuần 1 đến 2 buổi để không quên bài. Ông Dương Văn Tho tâm sự, đây thực sự là niềm vui với ông. Gần 30 năm gắn bó với buôn làng và làm rể người Êđê, chứng kiến sự mai một của văn hóa người Êđê ở địa phương, ông càng mong muốn làm điều gì đó để lưu giữ, truyền lại cho con cháu. Từ sự tiến bộ của các em trong lớp học, ông Tho hi vọng, mỗi thành viên của đội sẽ tiếp tục truyền lửa để nhịp chiêng được nối dài: “Ban đầu tôi chỉ nghĩ đến buôn làng thôi, nghĩ đến truyền thống, sau này các cháu nó sẽ không còn biết văn hóa của mình như thế nào nữa. Tôi nghĩ trước mắt là được 1 lớp cho các cháu giỏi về chiêng, để sau này các cháu sẽ truyền đạt lại cho các cháu nhỏ hơn. Sau này các cháu hưởng thụ được thì nếu mở được chương trình du lịch cộng đồng thì càng tốt, còn bây giờ tôi chỉ mong muốn những mạnh thường quân cùng đam mê nhạc Tây Nguyên như tôi cùng góp sức để mở thêm mấy lớp cho các cháu tiếp theo.”
Việc tự bỏ thời gian, công sức, kinh phí để mở lớp học đánh chiêng và lớp múa tại nhà là mô hình mới, lần đầu xuất hiện ở huyện Krông Bông. Qua đó đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân, đặc biệt là người Êđê tại địa phương trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Cách làm này cũng góp phần tạo ra sân chơi lành mạnh cho các em thanh thiếu niên, giúp các em được tiếp cận với các loại nhạc cụ truyền thống, từ đó nhen lên tình yêu và mong muốn được lưu giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng./.
Viết bình luận