Kèn, p’rá Dao đơc năc phàn tỷ, muy râu tr’coọ xa nul pa têệt lâng pr’ăt tr’mông văn hoá lâng a bhô dang âng manuyh Dao Khâu. Kèn căh muy n’leh coh bh’rợ bhiệc bhan pay k’diic k’điêl lâng bh’rợ đoọng sắc ting n’năc năc dợ vêy ta đươi coh bh’rợ lơi abhuy. Ken vêy ta plong đh’rưah lâng xa nul ch’gâr, chiing, chũm, choẹ năc bhrợ t’vaih đợ tr’coọ xa nul la lay, căh choom mr’cơnh lâng tr’coọ xa nul n’lơơng. Xa nul âng kèn Dao bêl u xul năc k’rơ pa bhlâng, pa dưr loom acoon manuyh. Coh bh’rợ bhiệc bhan pay k’diic k’điêl, kèn vêy ta đươi coh pazêng cr’chăl la lay cơnh, tu cơnh đêêc xa nul ng’plong năc công mr’cơnh lâng đhr’năng bh’rợ xoọc đêêc. Ha dợ pr’hay lâng chr’năp lâh mơ năc xa nul plong xay truih ooy k’conh k’căn ađoo pân đil. Xa nul vêy ta plong zih, bêl xơợng năc n’năl ghít râu hay k’coon chô ooy đong k’diic; p’too pa choom anhi diic điêl ăt mamông tr’dêr, cr’er. T’cooh Tẩn A Sếnh, ăt coh cr’noon Hoàng Hồ, chr’val Phăng Xô Lin, chr’hoong Sìn Hồ manuyh n’năl lâng plong kèn pr’hay pa bhlâng coh zr’lụ xay moon: “Đoọng choom plong kèn pr’hay năc ng’pa choom đanh pa bhlâng tu vêy bâc cơnh xa nul. Kiêng plong pr’hay năc căh choom k’pị đơơh cr’broo têy, bêl plong năc pa đanh pr’hơơm cơnh bêl ng’hát pr’hát âng manuyh Dao nắc vêy choom pr’hay. Plong kèn năc vêy pêê puôn cơnh, năc đoo bêl xa nul kèn xul nỏ ne năc căh choom ếp xa nul, ếp năc ng’xơơng ch’liêng m’bứi cơnh đêêc năc vêy choom xa nul choom păr ch’ngai.”
Đoọng vêy muy bêệ kèn vêy xa nul liêm năc bh’rợ ng’bhrợ kèn công bâc cơnh, ghít liêm tơợ bh’rợ lêy pay pr’đươi đoọng bhrợ kèn. Kèn vêy ta bhrợ, pazêng vêy puôn cơnh: Boóp kèn, tuôr kèn, a chăc kèn lâng loa kèn. Coh a chăc vêy 7 bêệ boong ma mơ lâng 7 cơnh xa nul dal ếp đoo bêl ng’plong, a chăc âng kèn vêy ta bhrợ lâng n’loong liêm ta bơơn tơợ crâng, coh acọ năc pậ, coh dúp năc k’tứi, dal k’dâng 30cm, coh m’pâng vêy ta boọc đh’ruông. Manuyh bhrợ têng năc ta béch pa bhlâng năc vêy bhrợ t’vaih kèn liêm, xa nul ch’liêng k’rơ, nhâm mâng doọ choom hư. Coh a cọ kèn vêy ng’đơc muy tơ clăh đồng k’rứi. Râu chr’năp bhlâng năc n’tác âng kèn, n’tác kèn năc râu bhrợ t’vaih xa nul ếp dal, buôn ng’plong, căh cậ k’đhap ng’plong, chr’năp bhlâng năc tu vêy ta đươi tơợ muy đong bh’ruy coh tơơm ổi lâng năc muy đong bh’ruy n’nâu a năm choom bhrợ n’tác kèn lâng bhrợ t’vaih xa nul pr’hay. Coh dúp năc loa kèn vêy ta bhrợ têng nam c’đặ, buôn năc lâng đồng. Anoo Chẻo A Sì xay moon p’xoọng: “Đoọng choom bhrợ têng kèn n’nâu năc đanh pa bhlâng. A chăc âng kèn năc vêy ta bhrợ lâng n’loong nghiến căh cậ lim. Năc chr’năp bhlâng năc n’tac âng kèn lâng đong âng muy bh’ruy, đong bh’ruy n’nâu năc đhiệp vaih ting hân noo. Bêl ơy bơơn pay năc zư đơc liêm lâng đươi coh bâc c’moo t’tun. Lâng loa kèn năc công lêy pay đợ đồng la liêm năc đoo bêl plong, xa nul kèn năc choom k’rơ lâng pr’hay. Coh cr’noon pr’loong đong hân đoo vêy bhiệc bhan năc lứch k’dua manuyh plong kèn tươc haanh deh anhii diic điêl.”
Bêl k’nặ plong muy pr’hát lâng bâc cơnh chr’năp la lay năc lứch đh’rưah plong muy bài kèn năc zập ngai ting plong công plong đh’rưah. Xang n’năc năc tươc ooy xa nay ghít lâh mơ âng pazêng bài. Muy râu xa nay năc vêy đợ xa nul, bhr’ươl la lay cơnh. Pa choom plong kèn ơy k’đhap, năc chr’năp lâh mơ năc manuyh học plong kèn năc n’năl xa nay pazêng bhr’ươl, ha dang plong căh crêê, năc manuyh n’năc căh n’năl ooy văn hoá đươi dua kèn. Kèn năc choom plong bâc cơnh bhr’ươr, muy bhr’ươr xay moon cr’noỌ cr’niêng la lay. A đhi Chẻo A Xoang, ăt coh chr’val Phăng Xô Lin, chr’hoong Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu năc muy coh pazêng pr’zơc kiêng pa bhlâng kèn ty đanh âng acoon coh đay, rơơm kiêng bơơn k’đhơợng đươi muy bêệ kèn cơnh đâu: “Acu kiêng pa bhlâng kèn âng acoon coh đay, tơợ k’tứi năc đoo bêl coh bhươl cr’noon vêy bhiệc bhan năc lứch đươi apêê thầy pa choom đoọng lâng tươc nâu cơy acu ơy học bơr pêê cơnh xa nul kèn. Râu k’đhap bhlâng bêl plong kèn năc căh choom đhêy, boóp năc k’rong pr’hơơm lâng plong ta luôn, moh năc ha nghêệt, ađay pơ hơơm coh c’lâng moh. Xoọc đâu căh dợ lâh ngai n’năl plong kèn, năc acu t’bhlâng học pazêng bài kèn âng acoon coh đay đoọng doọ choom bil coh ha y chroo.”
Tơợ bâc lang n’nâu manuyh Dao Khâu coh chr’hoong da ding k’coong Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu năc dợ zư đơc kèn. Xa nul kèn dưr xul năc râu cr’noọ cr’niêng, râu rơơm kiêng âng đhanuôr acoon coh ooy pr’ăt tr’mông k’bhộ ngăn, râu bhui har âng anhi pân juyh pân đil xoọc chêêc tr’năl lâng ăt mamông đh’rưah nhâm mâng lâh mơ./.
Người Dao Khâu gửi ước mong hạnh phúc qua tiếng kèn
PV Chẻo Thu
Trải qua quá trình sinh sống và phát triển, cộng đồng người Dao Khâu đã sáng tạo và lưu giữ được nhiều loại nhạc cụ phục vụ đời sống tinh thần và tâm linh như: Kèn, chiêng, trống, chũm chọe, chuông… nhưng nổi bật và sáng tạo hơn cả là cây kèn.
Kèn, tiếng Dao gọi là phàn tỷ, một loại nhạc cụ gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của người Dao Khâu. Kèn chỉ xuất hiện trong lễ cưới và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong ma chay. Kèn được thổi kết hợp với trống, chiêng, chũm, chọe sẽ tạo thành một dàn nhạc riêng biệt, không thể lẫn với các nhạc cụ khác. Giai điệu của kèn Dao khi cất lên nghe hào sảng, thôi thúc lòng người. Trong lễ cưới, kèn được sử dụng vào từng thời điểm khác nhau, vì thế điệu thổi cũng phải tương ứng với bối cảnh diễn ra. Nhưng hay và ý nghĩa hơn cả là điệu thổi dành cho cha mẹ bên nhà gái. Tiếng kèn được thổi với tiết tấu chậm rãi, khi nghe cảm nhận rõ sự trầm lắng, có chút buồn khi cha mẹ tiễn con gái về nhà chồng; dặn dò cô dâu và chú rể thương yêu đùm bọc nhau khi đã thành vợ chồng. Ông Tẩn A Sếnh, ở bản Hoàng Hồ, xã Phăng Xô Lin, huyện Sìn Hồ người hiểu và thổi những bài kèn có tiếng trong vùng nói: “Để thổi được kèn hay thì phải học lâu lắm bởi có nhiều gia điệu mà. Muốn thổi hay thì không nên bấm nhanh ngón tay vào các nốt, khi thổi phải ngân dài như khi hát dân ca Dao thì mới hay được. Thổi kèn thì có ba bốn cách thổi nhưng khi thổi âm thanh kèn kêu nỏ ne thì không được trầm, thấp mà phải lảnh lót mới vang xa được"
Để có được cây kèn với âm thanh tốt thì kỹ thuật làm cũng rất cầu kỳ, tỷ mỉ từ khâu chọn vật liệu. Kèn có cấu tạo, gồm bốn phần: Miệng kèn, cổ kèn, thân kèn và loa kèn. Trên thân kèn đục 7 lỗ tương đương 7 thanh âm cao thấp khi thổi, thân kèn được làm bằng gỗ tốt trên rừng, trên bé, dưới to, có độ dài khoảng 30 cm, bên trong đục rỗng. Người nghệ nhân phải rất khéo léo thì sản phẩm tạo ra mới đẹp, có âm thanh sắc nét, bền bỉ với thời gian. Trên đầu kèn có đặt một cái đĩa nhỏ làm bằng đồng. Quan trọng và độc đáo nhất là phần lưỡi kèn, lưỡi kèn quyết định âm thanh cao hay thấp, khó hay dễ thổi, độc đáo bởi lẽ làm bằng tổ kén một loài sâu bám trên câu ổi và chỉ duy nhất loại kén này mới làm được lưỡi và sẽ cho âm thanh dìu dặt, bền bỉ. Dưới cùng là cái loa kèn làm bằng kim loại mỏng, thường là đồng thau. Anh Chẻo A Sì cho biết thêm: “Để làm được cây kèn này thì mất rất nhiều thời gian. Thân kèn được làm bằng gỗ nghiến hoặc gỗ lim. Nhưng quan trọng hơn cả là phần lưỡi kèn bằng kén của một loài sâu, kén sâu này chỉ có thể kiếm theo mùa mà thôi. Khi kiếm được mình có thể bảo quản tốt và dùng cho nhiều năm sau. Phần loa kèn thì cũng phải chọn loại đồng thau tốt thì khi thổi, tiếng kèn mới vang và hay được.Trong bản nhà ai có đám cưới thì đều đi mời người thổi kèn nhất tới thổi chúc mừng đôi bạn trẻ”.
Trước khi tấu lên bản nhạc với những ý nghĩa khác nhau đều phải mở cùng một bài kèn mà bất cứ người thổi kèn nào cũng phải thổi. Sau đó sẽ vào những nội dung cụ thể của từng bài. Mỗi nội dung đều có tiết tấu, giai điệu khác nhau. Học thổi đã khó, nhưng quan trọng hơn là người học thổi kèn phải hiểu được nội dung từng giai điệu, nếu thổi không đúng, coi như người đó chưa hiểu về văn hóa sử dụng kèn. Kèn có thể thổi được nhiều giai điệu, mỗi giai điệu thể hiện tâm trạng khác nhau. Em Chẻo A Xoang ở xã Phăng Xô Lin, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu là một trong những bạn trẻ yêu thích cây kèn truyền thống của dân tộc mình, mong muốn làm chủ được loại nhạc cụ này:“Em đam mê tiếng kèn của dân tộc mình từ bé nên mỗi lần trong bản có đám cưới em đều nhờ các thầy dậy và đến nay em đã học được các giai điệu bài kèn. Cái khó nhất khi thổi kèn là không được dừng, mồm phải tụ hơi và thổi ra liên tục, còn mũi phải hít hơi vào, mình hít thở bằng mũi luôn. Hiện nay ko còn nhiều người biết thổi kèn, nên em quyết tâm sẽ học hết các bài kèn của dân tộc mình để không bị mai một”
Từ bao đời nay người Dao Khâu ở huyện vùng cao Sìn Hồ, tỉnh Lai |Châu vẫn còn lưu giữ cây kèn. Tiếng kèn ngân lên chính là niềm mong ước của đồng bào về cuộc sống ấm no, tình yêu hạnh phúc lứa đôi sẽ mãi bền chặt./.
Viết bình luận