Nghệ thuật múa rối ooy cóh âng manứih Tày
Thứ hai, 00:00, 09/09/2019
Múa rối ooy cóh nắc mưy râu nghệ thuật pr’hay chr’nắp âng văn hoá acoon cóh Tày. Rối ooy cóh dzợ ta moon nắc rối que buôn manứih Tày chi ớh bêl g’lúh tơợp c’moo, ooy t’ngay bhiệc bha Lồng Tồng (bhiệc bhan xiêr bhrợ ruộng tông) n’jứah đoọng bhui har, n’jứah bhrợ p’cắh cr’noọ cr’niêng zước nhăn boo đhí liêm crêê, bơơn bhrợ bấc, rơơm kiêng pr’ắt tr’mung têêm ngăn, ooy zâp tiết mục rối cung đoọng hơnh déh râu bơơn bh’nơơn liêm dal ooy đắh học vấn âng đhanuôr.

 

        Múa rối ooy cóh âng manứih Tày vêy váih bấc đhị, đợ đhị bơơn bấc ngai năl bhlâng nắc lêy moon tước múa rối ooy cóh vel Thẩm rỘC, CHR’VAL Bình Yên lâng vel Ru Nghệ, chr’val Đồng Thịnh, chr’hoong Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Nâu đoo nắc râu văn hoá liêm chr’nắp âng đhanuôr acoon cóh Tày ơy váih tơợ lấh 200 c’moo l’lăm ahay lâng ặt váih tước xoọc đâu. Lướt zi lấh 13 lang nghệ thuật rối ooy cóh, cung tô bhúh Ma Quang zư đợc lâng p’têết pa dưr. Ting cơnh t’coóh Ma Quang Nhanh, trưởng tô bhúh đoọng năl: zâp acoon rối vêy váih cr’chăl đâu 200 c’moo nắc dzợ bơơn tô bhúh zư lêy, bhrợ têng bộ rối nắc vêy 6 p’nong, ooy đâu vêy 2 p’nong rối pân jứih lâng pân đil, ting cr’chăl t’ngay, bộ rối pa dưr pa xớc váih 12 p’nong xang nặc 33 p’nong rối cơnh xoọc đâu. T’coóh Ma Quang Nhanh moon: “Ha dang moon ooy lịch sử múa rối âng tô bhúh, nắc azi lang t’tưn lâng phường rối âng zi bơơn bhrợ pa dưr cớ tợ c’moo 2000 chô ooy đâu. Azi xoọc đâu nắc ma t’coóh đhưr, cung tước bêl lêy pazao đoọng nghệ thuật rối nâu đoọng ha coon a’châu.”

       Râu liêm chr’nắp âng nghệ thuật rối ooy cóh tơợp dưr tơợ bhiệc bhrợ t’váih acoon rối. Pr’đươi pr’dua bhrợ têng rối nắc lâng n’loong thừng mực, mưy râu n’loong bấc cóh k’coong ch’ngai, buôn bhrợ têng lâng doọ choom k’muôr boọm pa hư. Zâp acoon rối lấh mơ nắc bhrợ p’cắh c’léh bhua quan, apêê bhrợ ha rêê đhuốch, penh bơơn a’chim a’đhắh. Đoọng bhrợ pa dưr mưy acoon rối laliêm, zâp nghệ nhân nắc lêy bhrợ tơợ 2-3 t’ngay, bhrợ têng bấc cơnh, cơnh lêy pay pr’đươi bhrợ têng, bhrợ têng hình lâng têy, nâu đoo nắc bh’rợ lêy bhrợ tr’xin, bil bấc cr’chăl t’ngay bhlâng, lêy púah pa goóh, sơn mầu lâng íh xa nập xập đoọng ha manứih âng đay bhrợ. Hân đhơ cơnh đêếc, bh’rợ chr’nắp bhlâng nắc lêy pay n’loong đoọng bhrợ t’váih acoon rối. T’coóh Ma Quang Nhanh đoọng năl cớ: “L’lăm nắc lêy pay n’loong hil lâng nhâm mâng, nắc phường rối âng zu buôn lêy pay n’loong Thừng mực. Azi tự bhrợ têng đợ acoon rối ha dợ cắh ơy vêy chấc pa choom đoọng đắh bhiệc boọc bhrợ râu. Pr’loọng đông zi nắc bhrợ bh’rợ mộc, hân đhơ cơnh đêếc, bhiệc boọc bhrợ zâp acoon rối cung lêy vêy cơnh liêm choom lalay đoọng lêy ooy đhị dal đệ, bhrợ t’váih hình âng acoon rối.”

       Đợ tiết mục rối ooy cóh đhị Thẩm Rộc dzợ ta moon nắc rối que nắc bấc lêy zâp acoon rối cóh đâu zêng ta p’gớt lâng đợ c’nắt am pazưm lâng a’chặ, a’cọ, têy lâng dzung âng rối ta bhrợ. Ha dợ zâp apêê pân jứih nắc lêy k’đhơợng bhrợ bh’rợ p’gớt p’đhiêr rối, pân đil cóh vel lêy hát lâng đọc prá đoọng ha coon rối. Bấc bêl vêy ngai nắc bhrợ têng 3, 4 vai ooy mưy chu. Pr’đươi pr’dua đoọng chi ớh rối que liêm buôn, pa zêng mưy tấm phông dông đợc bhrợ sân khấu, mưy bộ rối mơ 13 p’nong, lâng váih n’jưl tính, a’luốt lâng 2, 3 bài giáo.

      Zêng apêê nâu lêy pazưm đh’rứah bhrợ t’váih mưy vở kịch liêm chr’nắp, bhrợ pr’hay lâng manứih lêy. Lâng đợ bh’rợ liêm buôn hân đhơ cơnh đêếc nắc chr’nắp, bhrợ tiết mục múa rối p’cắh pa dưr pr’ắt tr’mung pa bhrợ ta têng lâng sinh hoạt zâp t’ngay âng apêê đhanuôr cơnh bhrợ ruộng, dzoọc cóh n’loong... t’coóh Ma Khắc Dũng, nghệ sỹ chi ớh rối nâu xay moon: “Acu chi ớh cóh phường rối tước đâu 18 c’moo ơy, hân đhơ cơnh đêếc nắc lêy dzợ kiêng lâng bh’rợ nâu. Múa rối k’đhạp bhlâng nắc bhrợ ha cơnh lêy chi ớh đoọng liêm choom. cr’chăl t’ngay cung lêy bil bấc c’moo lêy ta moóh pa choom. xoọc đâu nắc rơơm lang p’niên t’bhlâng lêy pa choom, zư đợc đoọng ha coon a’châu ha y chroo.”

        Xoọc bêl g’lúh chi ớh dzợ vêy zâp nghệ sỹ dzoọng đắh hoọng phông màn t’coọ cha gâr, phách, thanh la đọc prá bhrợ p’cắh pa liêm đoọng ha zâp tiết mục. Apêê nắc ơy bhrợ pa dưr r’rộ r’răm liêm pr’hay lấh mơ đoọng ooy zâp tiết mục. Bêl l’lăm ahay, mưy g’lúh chi ớh rối Tày ty chr’nắp pa zêng 8 râu chr’ớh, ooy zâp râu chr’ớh nâu cắh choom cắh vêy tiết mục kép nắc râu chr’ớh manứih dzoọc ooy n’loong coọp cr’chặ chăng. Nâu đoo cung nặc bhiệc bhrợ p’cắh cr’noọ cr’niêng zước nhăn boo đhí liêm crêê, bơơn bhrợ bấc bh’nơơn. Tu ting cơnh cr’noọ bh’lêê bh’la ahay, cr’chặ chăng vêy đhr’năng choom xay moon đớc đhr’năng plêệng k’tiếc liêm crêê, zúp đoọng ha coon manứih đấh loon đương zêl cha groong. Nâu đoo cung nặc tiết mục bơơn bấc ngai kiêng lêy, lấh mơ nắc lâng apêê p’niên k’tứi. Bơơn lêy zâp vở diễn, bấc ngai nắc hơnh déh đợ tr’pang têy bhriêl choom âng apêê nghệ nhân Thẩm Rộc, ơy bhrợ t’váih đợ c’nắt n’loong dưr váih laliêm chr’nắp.

       Ooy đợ g’lúh biểu diễn, zâp râu chr’ớh rối ooy cóh ta luôn bhrợ padưr đợ râu liêm pr’hay, c’jựch lêy, t’pấh bấc ơl manứih lêy, bhrợ p’cắh liêm chr’nắp pr’hoọm văn hoá âng acoon cóh Tày./.

 

Ảnh: dantocmiennui.vn

Nghệ thuật múa rối cạn của người Tày

Tô Tuấn -  VOV 5

  Múa rối cạn là một nét nghệ thuật độc đáo của văn hóa dân tộc Tày. Rối cạn hay còn gọi là rối que thường được người Tày biểu diễn vào dịp đầu năm, trong ngày lễ Lồng tồng (lễ xuống đồng), vừa  nhằm mục đích mua vui, vừa thể hiện ước vọng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, ước nguyện về cuộc sông yên bình, qua  các tiết mục rối cũng nhằm vinh danh sự đỗ đạt học vấn của người dân.

Múa rối cạn của người Tày có ở nhiều nơi, những nổi tiếng nhất phải kể đến múa rối cạn ở thôn Thẩm Rộc, xã Bình Yên và thôn Ru Nghệ, xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày đã có từ hơn hai trăm năm trước và tồn tại cho đến ngày nay. Trải qua 13 đời nghệ thuật rối cạn ở đây vẫn dòng họ Ma Quang gìn giữ và tiếp nối. Theo ông Ma Quang Nhanh trưởng tộc dòng họ cho biết: các con rối có cách đây 200 năm vẫn được dòng họ giữ gìn, khởi đầu bộ rối chỉ có 6 con, trong đó có 2 con rối nam và nữ, theo thời gian bộ rối phát triển thành 12 con rồi thành 33 con rối như ngày nay. Ông Ma Quang Nhanh, kể: “Nếu nói về lịch sử múa rối của dòng họ, thì chúng tôi là thế hệ sau và phường rối của chúng tôi được tái thiết lập lại từ năm 2000 trở lại đây thôi. Chúng tôi giờ đã luống tuổi, cũng đến lúc trao truyền nghệ thuật rối này cho con cháu.”

Nét độc đáo của nghệ thuật rối cạn xuất phát từ cách thức làm ra con rối. Vật liệu làm rối thường bằng gỗ thừng mực, một loại cây thân gỗ phổ biến ở miền núi, vừa dễ chế tác lại không bị mối mọt. Các con rối chủ yếu mô phỏng hình ảnh vua quan, lão nông, muông thú. Để tạo ra một con rối cỡ trung bình, các nghệ nhân cần thời gian từ 2 đến 3 ngày, trải qua các công đoạn như lựa chọn vật liệu, tạo hình bằng tay (đây là công đoạn cần sự khéo léo, cầu kỳ và mất nhiều thời gian nhất), phơi khô, sơn mầu và may quần áo cho nhân vật. Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất vẫn là chọn loại  gỗ để tạo hình con rối. Ông Ma Quang Nhanh cho biết thêm: "Trước tiên gỗ phải có đặc tính nhẹ và phải có độ bền, nên phường rối chúng tôi thường chọn loại gỗ “Thừng mực”. Chúng tôi tự tạo ra con rối mà chưa từng trải qua lớp đào tạo nào về điều khắc cả. Gia đình tôi làm nghề mộc, nhưng việc tạc các con rối cũng phải có năng khiếu, phải có mắt thẩm mỹ để nhìn vào điểm cao điểm thấp, tạc hình hài của con rối."

Những tiết mục rối cạn ở Thẩm Rộc còn gọi là rối que vì phần lớn các con rối ở đây đều được điều khiển bằng những thanh tre gắn vào thân, đầu, tay và chân của nhân vật. Trong khi các nam giới đảm nhận vai trò điều khiển rối, thì phái nữ trong thôn cất cao giọng hát và đọc lời thoại cho nhân vật. Đôi khi có người phải thủ đến ba bốn vai một lúc. Dụng cụ biểu diễn rối que rất đơn giản, gồm một tấm phông căng lên làm sân khấu, một bộ rối khoảng 13 con, thêm chiếc đàn tính, cây sáo và một vài bài giáo.

Tất cả hòa quyện tạo nên một vở kịch độc đáo, hấp dẫn người xem. Bằng những động tác đơn giản nhưng thuần thục những tiết mục múa rối đã thể hiện khá sinh động cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân như làm ruộng, leo cây…Ông Ma Khắc Dũng nghệ sỹ biểu diễn tâm sự: "Tôi biểu diễn ở phường rối đến nay đã được 18 năm rồi, nhưng vẫn cảm thầy  yêu nghề. Múa rối khó nhất là làm sao biểu diễn cho thuần thục. Thời gian đầu cũng phải mất mấy năm học hỏi. Bây giờ chỉ mong thế hệ trẻ tiếp tục học nghề để lưu giữ cho con cháu sau này."

Trong buổi biểu diễn còn có các nghệ sỹ đứng sau phông màn gõ trống, phách,  thanh la đọc lời giáo minh họa cho các tiếp mục. Chính họ đã tạo nên không khí sôi động trong từng tiết mục diễn. Trước đây, một buổi biểu diễn rối Tày truyền thống gồm 8 trò, trong các trò biểu diễn đó không thể thiếu tiết mục khép màn là trò người leo cây bắt tắc kè. Đây cũng là cách thể hiện ước vọng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Bởi theo quan niệm dân gian, tắc kè có khả năng dự báo thời tiết rất chính xác, giúp con người đối phó kịp thời, mùa vụ bội thu. Đây cũng là tiết mục được nhiều người yêu thích nhất, đặc biệt là các em nhỏ. Được chứng kiến các vở diễn, nhiều người không khỏi tấm tắc khen ngợi đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Thẩm Rộc, đã biến hóa những khúc gỗ thô kệch, đơn sơ trở nên linh hoạt và sống động lạ thường.

Trong những lần biểu diễn, các màn trò rối cạn luôn tạo nên những bất ngờ, thu hút đông đảo người xem, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc Tày./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC