Prắ cóh pr’ặt tr’mông âng ma nứih Thái Tây Bắc
Thứ hai, 00:00, 12/08/2019
Tơợ a hay a hươn, ma nưíh Thái Tây Bắc pa bhlâng chăp lêy prắ. Tu cơnh đêếc, prắ bơơn đha nuôr đươi dua cóh bấc bh’rợ chr’nắp cơnh: pa nooi xay xơ, đươi cóh apêê đhr’niêng bh’rợ chr’nắp n’lơơng...

  Prắ p’rá Thái moon nắc “ Ngân”. Prắ nắc râu chr’nắp tơợ đanh, n’đhang ma nứih Thái pa bhlâng hắt bêl đươi pră cóh tr’câl tr’bhlêy, nắc muy đươi đoọng bhrợ cha năm, pa nooi. Đha nuôr công buôn cúuc căh cậ coọng đoọng doó buôn ca ay.... T’coóh Tòng Văn Hịa, ma nứih bh’bhuốih đhị vel Mòng, chr’val Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đoọng năl: “Prắ nắc rau chr’nắp pr’hắt lâng bêl đêếc công buôn tr’xăl tr’câl tr’bhlêy lâng prắ, n’đhang cắh vêy ngai công vêy. Nâu câi, n’dhơ hắt đươi dua đoọng tr’câl tr’bhlêy, n’đhang âi nắc pră chr’nắp ty, tu cơnh đêêc zấp đong ngai công kiêng vêy prá cóh đong cơnh nắc cr’van ty ta zư đớc. Pa đhang moon bêl p’niên k’tứi k’hir, k’oóh, nắc đha nuôr buôn pay pră luc lâng m’bâl cr’liêng a tứch, m’bứi xóc xang nắc k’tuốih đoọng pa dứah.”

Ting đhr’niêng âng đha nuôr Thái, bêl pân jứih pay k’điêl, lấh mơ k’đhơợng bhrợ g’lúh xay n’đắh đong n’đil, đong n’jứih dzợ đơơng âng pră đoọng bhrợ pa nooi. L’lăm a hay, pr’loọng đong ngai vêy bấc pr’hêl ta bhrợ lâng pră pooi pân đil, ca conh ca căn pân đil nắc bh’nhăn p’căh pr’loọng đong n’nắc ca van. Pr’hêl n’nâu bơơn lêy nắc cr’van chr’nắp, bêl pân đil căh cậ ca conh ca căn pân đil cắh ma mông công bơơn t’coọng đơơng. Đha nuôr căh muy chăp lêy, đươi pră bêl dzợ ma mông, nắc n’đhơ bêl cắh dzợ ma mông công kiêng tước pră đoọng bhrợ đhr’niêng bh’rợ âng acoon coh. T’coóh Tòng Văn Hịa, đoọng năl p’xoọng: “Ting cơnh đhr’niêng bh’rợ, ma nưih Thái bêl xay k’điêl, n’đăh đong n’jứih choom ra văng bơr cr’dôm xớc, trâm c’dôm lâng bạc đoọng c’dôm xóc ha k’điêl. Lấh nắc, dzợ choom vêy bơr bêệ coọng pră, bơr bêệ pa niên prá, ha dang pr’loọng đong vêy pr’đơợ nắc đoọng p’xoọng cr’núuc prắ, căh cậ cr’têêng prá ha k’điêl. Dợz đoọng ha da da cha chúih căh choom căh vêy đồng pră. Đhr’niêng n’nâu nắc ting zr’lụ, vêy dhdị nắc 5 đồng 2 hào, veye đhị nắc 3 đoòng 2 hào, n’đhang cắh váih nắc công t’bhlâng t’bơơn.”

Prắ công nắc râu cha năm đoọng pa chăm pa liêm âng ma nưih pân đil Thái tăm. Trâm cr’dôm xóc lâng pră đoọng đươi bêl c’dôm xóc đoọng pa cắh nắc pân đil Thái n’nắc âi vêy k’díc; đhr’lêê a doóc va vác lâng pră đoọng ha bêệ a doóh cóm xấp cloóp ooy a chắc; pa niên, coọng, cr’nuuc, ... Pa bhlâng nắc, râu liêm cra âng ma nứih pân đil Thái bh;nhăn liêm lấh bêl c’têêng cr’têêng đhị a deo, đh’rứah lâng n’đoóh, adooh bêl bhiệc bhan, tết toc. A moó Quảng Thị Lợi, ặt cóh vel Giàng Lắc, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La moon: “A dhi a moó Thái zi choom vêy coọng, pa niên, trâm c’dôm xóc, pa bhlang nắc bêl lướt tr’mooi, nắc choom c’têêng cr’têêng. Ha dang cắh vêy cr’têêng lướt hát, múa nắc a đhi công tr’đoọng vặ. cr’têêng nắc công choom vêy 4-5 văl nắc vêy liêm, veye crêê cơnh lâng đhr’niêng bh’rợ âng ma nưih Thái.”

Xã hội nâu câi ting pa dưr a năm, cóh thị trường ting t’ngay ting dưr váih bấc râu pr’chăm chr’nắp cơnh vàng, pră, kim cương... n’đhang cơnh lâng đha nuôr Thái Tây Bắc, pră công dzợ nắc râu chr’nắp bhlâng lâng căh choom căh vêy cốh pr’ặt tr’mông âng đha nuôr./.

Bạc trong đời sống của người Thái Tây Bắc

Từ xa xưa, người Thái Tây Bắc rất coi trọng bạc. Vì thế, bạc được đồng bào sử dụng trong nhiều việc trọng đại như: Xính lễ cưới hỏi, của hồi môn, dùng trong những nghi lễ quan trọng khác...
Bạc tiếng Thái gọi chung là “Ngân”.  Bạc là kim loại quý, có giá trị lâu dài, nhưng người Thái rất ít khi dùng bạc trong trao đổi, mua bán hàng hoá mà chủ yếu dùng để làm đồ trang sức, của hồi môn. Bà con cũng thường đeo dây chuyền bạc hay vòng đeo tay bằng bạc để “ kỵ gió”, “phòng bệnh”... Ông Tòng Văn Hịa, thầy cúng tại bản Mòng, xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết:“Bạc là thứ quý hiếm, có giá trị, và xã hội lúc bấy giờ cũng hay trao đổi mua bán bằng đồng bạc, nhưng không phải ai cũng có. Ngày nay, tuy ít sử dụng đồng bạc để trao đổi buôn bán hàng hoá, nhưng đã là bạc quý có từ xa xưa, nên nhà nào cũng muốn có đồng bạc trong nhà như của để dành, như vật báu để bảo vệ sức khoẻ, nhà cửa được bình an. Chẳng hạn khi trẻ nhỏ bị sốt, bị cảm, trúng gió thông thường thì theo kinh nghiệm bà con cũng thường đem đồng bạc gói trộn với lòng trắng trứng gà đã luộc chín, ít tóc rối để đánh gió, đánh cảm cho bệnh thuyên giảm”.

Theo phong tục của đồng bào Thái, khi người con trai đi lấy vợ, ngoài đảm nhiệm bữa tiệc cưới bên gia đình nhà gái, thì nhà trai (chú rể) phải mang theo đồng bạc (Gọi là ngân hạo, ngân mằn thảu) để cầu hôn và làm quà biếu bố mẹ vợ. Trước đây, gia đình nào có nhiều món quà được chế tác từ bạc trắng mang tặng cô dâu, bố mẹ cô dâu nhân ngày cưới càng chứng tỏ gia đình đó thuộc dạng khấm khá, có của ăn của để. Món quà này được coi là vật rất thiêng liêng, khi cô dâu hoặc bố mẹ cô dâu chết đi cũng sẽ được mang theo về nơi an nghỉ cuối cùng. Bà con không chỉ coi trọng, dùng đồng bạc lúc còn sống, mà khi nhắm mắt xuôi tay cũng cần đến đồng bạc để làm thủ tục theo đúng phong tục, tập quán dân tộc. Ông Tòng Văn Hịa, cho biết thêm:“Theo phong tục tập quán, người Thái đi cưới vợ, bên nhà trai phải chuẩn bị đôi búi tóc độn, cái châm cài tóc bằng bạc để làm lễ “tẳng cẩu” cho cô dâu. Ngoài ra, còn phải có đôi lắc tay bạc, đôi nhẫn bạc, nếu gia đình có điều kiện thì tặng thêm vòng bạc, hay dây xà tích bằng bạc cho cô dâu. Còn quà tặng cho bố mẹ vợ cũng không thể thiếu đó là đồng bạc. Tục này tuỳ từng nơi, có nơi thì 5 đồng 2 hào, có nơi thì 3 đồng 2 hào, nhưng không có cũng phải kiếm”.

Bạc trắng cũng là thứ trang sức để tôn vẻ đẹp của người phụ nữ Thái đen. Cái châm cài tóc bằng bạc để dùng khi “ tẳng cẩu”- Búi tóc ngược lên đỉnh đầu để minh chứng cho người phụ nữ Thái đã có chồng; hàng cúc bướm bằng bạc cho chiếc áo cóm “ xửa cỏm” mặc bó sát người; nhẫn, lắc đeo tay, hay dây chuyền, vòng cổ bằng bạc…Đặc biệt,  sự duyên dáng của người con gái Thái càng thêm nổi bật khi đeo chùm dây xà tích bạc lấp lánh bên eo, diện cùng bộ váy, áo cóm mỗi dịp lễ, tết, hội hè, biểu diễn văn nghệ. Chị Quàng Thị Lợi, ở Bản Giảng Lắc, phường Quyết Thắng, thành phố sơn La nói:“Chị em phụ nữ Thái chúng tôi phải có lắc tay, nhẫn bạc, cái châm bạc cài tóc tẳng cẩu, nhất là khi đi ăn uống tiệc tùng vui vẻ, thì phải có xà tích bạc đeo eo. Nếu không có xà tích đeo khi đi hát, biểu diễn văn nghệ thì chị em cũng mượn nhau. Dây xà tích thì cũng phải có 4-5 vòng thì mới đẹp, mới đúng với phong tục của người Thái”.

Xã hội ngày một phát triển, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều kim loại, đồ trang sức có giá trị như vàng, bạc, đá quý….Nhưng với đồng bào Thái Tây Bắc, bạc vẫn còn nguyên giá trị và không thể thiếu trong đời sống của bà con./.

                                                

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC